Dự toán đánh giá tác động môi trường năm 2024

1. Mức thu phí thẩm định lại báo cáo đánh giá tác động môi trường bằng 50% mức thu phí thẩm định lần đầu tương ứng trong Biểu nêu trên.

2. Nhóm dự án

  1. Nhóm 1. Dự án công trình dân dụng.
  1. Nhóm 2. Dự án hạ tầng kỹ thuật (trừ dự án giao thông).
  1. Nhóm 3. Dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi.
  1. Nhóm 4. Dự án giao thông.
  1. Nhóm 5. Dự án công nghiệp.
  1. Nhóm 6. Dự án xử lý chất thải và cải thiện môi trường và các Dự án khác (không thuộc nhóm 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên).

Đối với các dự án thuộc từ 02 nhóm trở lên thì áp dụng mức phí của nhóm có mức thu cao nhất.

Như vậy có thể hiểu cơ sở để xác định mức nộp chi phí thẩm định dựa trên tổng vốn đầu tư và nhóm của dự án.

Dự toán đánh giá tác động môi trường năm 2024

Chi phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hiện nay dựa trên cơ sở nào để tính? (Hình từ Internet)

Thực hiện kê khai và nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tại cơ quan nào?

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 56/2018/TT-BTC quy định:

Người nộp phí thực hiện nộp phí thẩm định trong thời gian từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị thẩm định, thẩm định lại đến trước khi tổ chức họp Hội đồng thẩm định. Phí nộp trực tiếp cho tổ chức thu phí hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc nhà nước.

Tổ chức thu phí là:

- Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Các cơ quan được các Bộ, cơ quan ngang Bộ giao thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Việc kê khai và nộp phí sẽ do tổ chức thu phí thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 56/2018/TT-BTC (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 91/2021/TT-BTC) như sau:

- Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

- Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

Tổ chức thu phí nộp số tiền phí theo tỷ lệ quy định tại Điều 5 Thông tư này vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.

Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quản lý và sử dụng như thế nào?

Việc quản lý và sử dụng phí này được quy định tại Điều 5 Thông tư 56/2018/TT-BTC (Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 91/2021/TT-BTC) như sau:

Đánh giá tác động môi trường là gì? Tại sao phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường? Đối tượng nào phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường? Cùng tìm hiểu về Dịch vụ Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường với Trung tâm CECE thông qua bài viết dưới đây!

Đánh giá tác động môi trường là hoạt động phân tích dự báo các tác động của dự án đến môi trường xung quanh. Đánh giá thực hiện cả về mặt tích cực cũng như tiêu cực để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.

Đánh giá tác động môi trường bao gồm nhiều công việc khác nhau. Nhằm xem xem một dự án từ khi xây dựng đến hoạt động có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường. Từ đó đề ra những biện pháp xử lý, đề phòng rủi ro, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu đến môi trường, kinh tế xã hội tại đó.

Một dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền mới được xây dựng. Báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm nhiều thông tin, số liệu thu thập từ việc quan trắc môi trường tại vị trí dự án xây dựng.

Từ báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan có thẩm quyền sẽ có sự nhìn nhận cụ thể về dự án. Từ đó, đưa ra những đánh giá, và quyết định có nên cho phép xây dựng hay không.

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường. Từ đó có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm đạt các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Hơn nữa, kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của Công ty.

Dự toán đánh giá tác động môi trường năm 2024

II. ĐƠN VỊ NÀO CẦN LẬP BÁO CÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM LÀ GÌ?

Đối tượng phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

  • Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
  • Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020.

Đối tượng quy định trên thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Theo quy định tại Điều 31 của Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020, việc thực hiện đánh giá tác động môi trường được quy định sau đây:

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án;
  • Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.
    Dự toán đánh giá tác động môi trường năm 2024

III. CẤP THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT BÁO CÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Theo quy định tại Điều 35, Luật Bảo vệ môi trường 17 tháng 11 năm 2020 (Luật 72/2020/QH14), tùy thuộc vào đối tượng, quy mô dự án, thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sau đây, trừ dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật 72/2020/QH14:
    • a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật 72/2020/QH14;
    • b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật 72/2020/QH14 thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình.

IV. NỘI DUNG BÁO CÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Theo quy định tại Phụ lục II – mẫu số 04, TT02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022, quy định về mẫu cấu trúc và nội dung cụ thể báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:

  • MỞ ĐẦU
  • CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN. Nêu rõ ràng, chi tiết về các hạng mục công trình của dự án; nguyên vật liệu, hóa chất trong các giai đoạn xây dựng, sản xuất, vận hành; Công nghệ sản xuất vận hành; Các công trình và biện pháp bảo vệ MT của dự án…
  • CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN. Tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực dự án; Đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí, trầm tích,…Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học; Liệt kê mô tả các đối tượng bị tác động và các yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án; thuyết minh, mô tả sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.
  • CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.
    • Việc đánh giá tác động của dự án đến môi trường được thực hiện theo các giai đoạn triển khai thi công xây dựng dự án và khi dự án đi vào vận hành và phải được cụ thể hóa cho từng nguồn gây tác động, từng đối tượng bị tác động. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện phải phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đối với từng tác động đã được đánh giá.
    • Đối với dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở, khu công nghiệp đang hoạt động phải đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở, khu công nghiệp cũ và dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của dự án mới.
  • CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC (Chỉ yêu cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án có phương án bồi hoàn đa dạng sinh học).
    • Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản thể hiện chi tiết các nội dung sau: Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường; nội dung cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch thực hiện; Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường.
    • Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án chôn lấp chất thải thể hiện chi tiết các nội dung sau: Lựa chọn phương án cải tạo môi trường; nội dung cải tạo môi trường; kế hoạch thực hiện; Dự toán kinh phí cải tạo môi trường.
    • Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)
  • CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG. Tổng hợp Chương trình quản lý môi trường; Xây dựng chương trình giám sát môi trường cho các giai đoạn (1) Thi công xây dựng, (2) Dự kiến khi vận hành và (3) Cải tạo phục hồi môi trường (đối với dự án khai thác khoáng sản, chôn lấp chất thải).
  • CHƯƠNG VI: KẾT QUẢ THAM VẤN.Tóm tắt về quá trình thực hiện và kết quả tham vấn cộng đồng; Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức chuyên môn (theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
  • KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

IV. LỆ PHÍ THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT BÁO CÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Theo Thông tư số 56/2018/TT-BTC ngày 25/06/2018 do Bộ tài chính ban hành, đối với các dự án có báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định có biểu mức thu phí thẩm định và phê duyệt ĐTM như sau:

Số tt Tổng vốn đầu tư

(tỷ đồng)

Mức phí đối với các Nhóm dự án (triệu đồng) 1 2 3 4 5 6 1 Đến 10 8,0 ,6 8,8 9,2 9,6 6,0 2 Trên 10 đến 20 12,5 13,0 13,5 14,0 15,0 9,0 3 Trên 20 đến 50 21,0 22,0 22,5 23,0 24,0 15,0 4 Trên 50 đến 100 37,5 38,0 39,0 41,0 43,0 27,0 5 Trên 100 đến 200 41,5 42,0 43,0 45,0 47,0 30,0 6 Trên 200 đến 500 54,0 55,0 56,0 59,0 62,0 39,0 7 Trên 500 đến 1.000 61,0 62,0 63,5 66,0 69,0 44,0 8 Trên 1.000 đến 1.500 65,0 67,0 68,5 72,0 75,0 48,0 9 Trên 1.500 đến 2.000 67,0 68,0 70,0 73,5 76,5 49,0 10 Trên 2.000 đến 3.000 70,0 71,0 73,0 76,0 79,0 51,0 11 Trên 3.000 đến 5.000 72,5 74,0 76,0 79,0 82,0 53,0 12 Trên 5.000 đến 7.000 77,0 78,0 80,0 84,0 87,0 56,0 13 Trên 7.000 84,0 86,0 88,0 92,0 96,0 61,0

  • Nhóm 1. Dự án công trình dân dụng.
  • Nhóm 2. Dự án hạ tầng kỹ thuật (trừ dự án giao thông).
  • Nhóm 3. Dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi.
  • Nhóm 4. Dự án giao thông.
  • Nhóm 5. Dự án công nghiệp.
  • Nhóm 6. Dự án xử lý chất thải và cải thiện môi trường và các Dự án khác (không thuộc nhóm 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên).
  • Đối với các dự án thuộc từ 02 nhóm trở lên thì áp dụng mức phí của nhóm có mức thu cao nhất./.

Đối với các dự án có báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan cấp tỉnh thực hiện thẩm định, mức thu phí do địa phương quy định.

V. QUY TRÌNH LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT BÁO CÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được thực hiện theo quy trình sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ tài liệu từ dự án;
  • Bước 2: Khảo sát khu vực thực hiện dự án, thu thập mẫu môi trường, sinh thái (nếu có);
  • Bước 3: Thiết lập và chạy mô hình toán; tham vấn tính chuẩn xác của mô hình (nếu có);
  • Bước 4: Dự thảo báo cáo ĐTM;
  • Bước 5: Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức chuyên môn (theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
  • Bước 6: Tham vấn cộng đồng (nếu có);
  • Bước 7: Chỉnh sửa báo cáo ĐTM theo ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức chuyên môn, cộng đồng;
  • Bước 8: Nộp hồ sơ xin phê duyệt báo cáo ĐTM tại cơ quan thẩm định và phê duyệt;
  • Bước 9: Hội đồng thẩm định ĐTM khảo sát thực tế khu vực dự án; lấy ý kiến tổ chức, chuyên gia; họp chuyên gia theo chuyên đề (theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
  • Bước 10: Trình bày báo cáo ĐTM tại cuộc họp Hội đồng thẩm định;
  • Bước 11: Hoàn thiện báo cáo ĐTM theo ý kiến hội đồng (nếu có) và nộp lại cơ quan thẩm định và phê duyệt.
  • Bước 12: Phê duyệt ĐTM.

VI. CÁC DỰ ÁN VỀ LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG MÀ CECE ĐÃ THỰC HIỆN?

  • Công ty TNHH bao bì Tân Kim Cương. Địa chỉ: xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
  • Công ty CP TKC KRAFT. Địa chỉ: Lô C11 đến C16, đường số 3, KCN Hải Sơn (giai đoạn 3+4), xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hóa, tỉnh Long An.
  • Công ty cổ phần nhựa Hoa Việt. Địa chỉ: KCN Hoàng Mai I, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
  • Công ty TNHH IKI Cast Việt Nam. Địa chỉ: KCN Nội Bài, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
  • Công ty TNHH một thành viên Quỳnh Hằng – Hà Nam.
  • Công ty Cổ phần Tập đoàn VAS Nghi Sơn. Địa chỉ: Khu Liên Hợp Gang Thép Nghi Sơn, KKT Nghi Sơn, Phường Hải Thượng, Thị xã Nghi Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.
  • Công ty MTV Thép VAS An Hưng Tường. Địa chỉ: Khu 3, phường Tân Định, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
  • Công ty Công ty TNHH Chế tạo máy Citizen Việt Nam. Địa chỉ: KCN Nomura Hải Phòng, xã An Hưng, huyện An Dương, TP. Hải Phòng.
  • Công ty TNHH Hợp Thành. Địa chỉ: KCN Nguyễn Đức Cảnh, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
  • Công ty TNHH Niwa Foundry Việt Nam. Địa chỉ: Lô A14-1, đường Trung tâm, Khu Công nghệ cao Đà Nẵng, Xã Hoà Liên, Huyện Hoà Vang, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
  • Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh. Địa chỉ: 127 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  • Công ty TNHH Vina Ito. Địa chỉ: Khu công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn III, Phường Đồng Văn, Thị xã Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam, Việt Nam.
  • Công ty Cổ phần Nhựa Đông Á. Địa chỉ: Khu Công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Công ty Cổ phần APEC Quản Nam. Địa chỉ: phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.