Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Nguyên nhà Trần đã chuẩn bị như thế nào

Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến chống quân Nguyên lần 2

Mục 2

2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến

- Vua Trần triệu tập Hội nghị các vương hầu, quan lại tại Bình Than [Chí Linh, Hải Dương] để bàn kế đánh giặc.

- Trần Quốc Tuấn - chỉ huy cuộc kháng chiến soạn “Hịch tướng sĩ”để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.

- Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để họp bàn cách đánh giặc=> Tại đây, các cụ bô lão đã cùng thế hiện ý chí quyết tâm đánh giặc.

- Chuẩn bị khác:

+ Tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.

+ Nhân dân luyện tập,cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc.

+ Binh sĩ đều thích vào cánh tay 2 chữ “Sát thát”[giết giặc Mông Cổ].

ND chính

Các bước chuẩn bị kháng chiến chống quân Nguyên của nhà Trần.

Loigiaihay.com

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến chống quân Nguyên lần 2

loigiaihay.com

  • Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 2

    Tóm tắt mục 3. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến. Cuối tháng 1 -1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy

  • Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt [1287 - 1288]

    Tóm tắt mục 1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt [1287 - 1288]

  • Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ

    Tóm tắt mục 2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ

  • Chiến thắng Bạch Đằng

    Tóm tắt mục 3. Chiến thắng Bạch Đằng. Cuối tháng 1 -1288, Thoát Hoan chia quân làm ba đạo tiến vào chiếm đóng Thăng Long

  • Nguyên nhân thắng lợi ba lần chống quân xâm lược Nguyên - Mông

    Tóm tắt mục 1. Nguyên nhân thắng lợi ba lần chống quân xâm lược Nguyên - Mông

  • Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

    ◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn.

Việc nhà Trần chuẩn bị chống quân xâm lược đã có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến ?

Đề bài

Việc nhà Trần chuẩn bị chống quân xâm lược đã có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 61 để phân tích, nhận xét.

Lời giải chi tiết

Việc nhà Trần chuẩn bị chống quân xâm lược đối với cuộc kháng chiến lần 2 năm 1285:

-Vua Trần triệu tập Hội nghị các vương hầu, quan lại tại Bình Than [Chí Linh, Hải Dương] để bàn kế đánh giặc. => chuẩn bị về mặt chiến lược.

- Trần Quốc Tuấn - chỉ huy cuộc kháng chiến soạn “Hịch tướng sĩ”để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội. => chuẩn bị về mặt tinh thần.

- Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để họp bàn cách đánh giặc => chuẩn bị về thế trận lòng dân, cả nước đoàn kết một lòng chống giặc.

Việc nhà Trần chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đã có tác dụng vô cùng to lớn. Đây là điều kiện quyết định để đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.

Loigiaihay.com

  • Hốt Tất Liệt chủ trương xâm lược Cham-pa và Đại Việt nhằm mục đích gì ? Tại sao quân Nguyên đánh Cham-pa trước khi đánh Đai Viêt ?

    Năm 1279, nước Nam Tống bị tiêu diệt, Trung Quốc hoàn toàn bị Mông cổ thống trị. Vua Nguyên là Hốt Tất Liệt ráo riết thực hiện âm mưu xâm lược Cham-pa và Dại Việt

  • Em hãy nêu những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất.

    Thái sư Trần Thủ Độ khảng khái trả lời vua Trần "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo".

  • Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ.

    - Tháng 1 — 1258, ba vạn quân Mông cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt.

  • Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

    Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

  • Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

    Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

  • Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

    ◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn.

KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC NGUYÊN- MÔNG

KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC NGUYÊN- MÔNG

- Cuộc kháng chiến lần thứ nhất năm 1258

Thế kỉ XIII, các bộ lạc du mục [Thát Đát, Tác Ta] bước vào giai đoạn thống nhất, dần hình thành đế quốc Mông Cổ. Ngay trong quá trình thống nhất, Mông Cổ đã tổ chức các đạo quân xâm lược, không ngừng bành trướng lãnh thổ. Sau khi đánh chiếm Đại Lí [Vân Nam, Trung Quốc], Mông Cổ ráo riết sửa soạn xâm lược Đại Việt nhằm chiếm đất đai, tạo bàn đạp và thế gọng kìm đánh lên Nam Tống.

Trước âm mưu xâm lược của Mông Cổ, quân dân nhà Trần đã tích cực chuẩn bị kháng chiến. Vùng đất Vĩnh Phúc - với địa hình trải theo các triền sông lớn [sông Lô, sông Hồng] - trở thành vị trí hết sức xung yếu, từ Vân Nam [Trung Quốc] có thể theo ngả sông Hồng, qua vùng đất này trước khi vào kinh đô Thăng Long cũng như tiến sâu vào lãnh thổ Đại Việt. Vì thế, nhà Trần từ sớm đã chú ý phòng ngự, lệnh cho cả nước khẩn trương chuẩn bị đánh giặc. Tháng 10 năm 1257, vua Trần Thái Tông xuống chiếu cho các tướng điều quân thuỷ bộ lên miền biên giới tây bắc. Ngã ba Bạch Hạc nhiều lần được Trần Quốc Tuấn chọn là nơi luyện tập thủy quân. Trần Nhật Duật cũng cho đóng đại bản doanh tại Bạch Hạc, chỉ huy lực lượng quân đội, án ngữ vùng Việt Trì.

Đầu năm 1258, khoảng 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, theo lưu vực sông Hồng phía tả ngạn và hữu ngạn sông Thao tiến vào Đại Việt. Đường tả ngạn qua vùng đất Hà Tuyên xuống Bạch Hạc [Việt Trì]. Đường hữu ngạn qua vùng đất Quy Hoá [Yên Bái, Vĩnh Phúc] cùng xuống Bạch Hạc. Hai đạo quân nhỏ này có nhiệm vụ đi trước thăm dò, dẫn đường. Theo sau là đạo quân khác do con trai của Ngột Lương Hợp Thai là Aju [A Thuật] chỉ huy. Cuối cùng là đạo quân do chính Ngột Lương Hợp Thai trực tiếp cầm đầu.

Tháng 1 năm 1258, hai đạo quân Mông Cổ đi trước cùng đến hội quân ở Bạch Hạc. Sau đó chúng theo đường bộ, định tiến về Thăng Long qua ngả Bình Lệ Nguyên. Tại Bình Lệ Nguyên [huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc], trên sông Cà Lồ, vua Trần Thái Tông đã lập phòng tuyến chặn giặc. Bình Lệ Nguyên chính là trận đầu tiên quân dân Đại Việt đối đầu trực diện với quân Mông Cổ. Tuy nhiên, địa hình Bình Lệ Nguyên lại khá thuận lợi cho kị binh Mông Cổ phát huy sở trường. Vì thế, trận địa của quân dân nhà Trần bị lấn dần. Đạo quân của tướng Lê Tần [Lê Phụ Trần] được lệnh vừa đánh vừa rút.

Trong các trận đánh quân Mông Cổ trên vùng đất Vĩnh Phúc, bên cạnh các đội quân chính quy của triều đình, lực lượng dân binh của các thổ tù, chủ trại địa phương đã góp phần không nhỏ trong việc cản bước quân giặc. Tiêu biểu là các đội quân của Hà Bổng, Hà Đặc.

Tuy nhiên, trước sức mạnh của địch, nhận thấy khó giữ được Thăng Long, để bảo toàn lực lượng, vua tôi nhà Trần quyết định rút lui khỏi kinh thành. Sau khi củng cố lực lượng, ngày 29 tháng 1 năm 1258, quân Đại Việt từ sông Thiên Mạc mở đợt phản công đánh địch tại bến Đông Bộ Đầu [bến sông Hồng cạnh kinh thành Thăng Long]. Quân Mông Cổ bị đánh bật khỏi kinh thành Thăng Long, rút chạy theo ngả sông Hồng về Vân Nam.

Khi tàn quân Mông Cổ chạy qua đất Quy Hóa [miền tây Vĩnh Phúc, giáp với Yên Bái], Hà Bổng đã tập hợp dân binh các làng tổ chức mai phục. Chiến thắng của các trận phục kích ở Quy Hóa có ý nghĩa to lớn, góp phần khích lệ, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt.

Ngày nay, vùng đất Bình Xuyên vẫn còn lưu lại những tên gọi địa danh ghi dấu trận chiến năm 1258. Tại đền thờ một bộ tướng của Hai Bà Trưng xã Sơn Lôi [huyện Bình Xuyên] còn đôi câu đối, trong đó có một vế nhắc lại chiến công trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất này: "Trần phá Nguyên binh vạn cổ anh linh lưu bất tử" [Nhà Trần đánh quân Nguyên, anh linh ngàn năm bất diệt].

- Cuộc kháng chiến lần thứ hai năm 1285

Sau thất bại năm 1258, quân Mông Cổ vẫn nuôi dã tâm xâm lược Đại Việt. Năm 1279, Mông Cổ tiêu diệt nhà Tống, Hốt Tất Liệt lên ngôi, thiết lập triều Nguyên. Triều Nguyên nhiều lần cho sứ giả sang dụ dỗ, đe dọa vua tôi triều đình Đại Việt. Nhà Trần đã khôn khéo đấu tranh, kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị về mọi mặt. Năm 1279, mượn cớ đánh Chiêm Thành, nhà Nguyên âm mưu đưa quân vào Đại Việt. Năm 1282, quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy vượt biển đánh Chămpa, để từ đó đánh lên Đại Việt từ phía nam. Cuối tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên [gồm cả cánh quân đánh Chămpa năm 1282] từ hai hướng Vân Nam và Lạng Sơn vượt biên giới tấn công Đại Việt.

Trong thời gian này, nhà Trần đã mở hội nghi Bình Than [1282] và Diên Hồng [1285], phát động và cổ vũ tinh thần toàn quân, toàn dân tham gia đánh giặc.

Đạo quân Nguyên từ Vân Nam do Nạp Tốc Đạt Đinh thống lĩnh theo lưu vực sông Chảy tiến xuống, bị quân ta do tướng Trần Nhật Duật chỉ huy chặn đánh ở Thu Vật [Yên Bình]. Song, do thế giặc mạnh và với phương châm chỉ đánh tiêu hao nhằm cản bước tiến của địch để bảo toàn lực lượng, Trần Nhật Duật rút quân về Bạch Hạc. Tại đây, ông tiếp tục thực hiện chiến thuật trên.

Chiếm được Thăng Long, nhưng quân Nguyên không tiêu diệt được bộ chỉ huy cuộc kháng chiến, lại gặp nhiều khó khăn về lương thực, khí hậu. Ngược lại, quân đội Đại Việt vẫn bảo toàn được lực lượng, tạo thời cơ để tổ chức cuộc phản công chiến lược. Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương đã buộc Thoát Hoan phải rút quân khỏi kinh thành Thăng Long, theo hướng Lạng Sơn rút quân về nước. Trên đường rút chạy, quân Nguyên tiếp tục bị quân ta chặn đánh, đến mức Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới thoát chết.

Đạo quân do Nạt Tốc Lạt Đinh chỉ huy rút chạy về Vân Nam theo hướng sông Lô, khi qua địa phận Phù Ninh, bị quân Hà Đặc đuổi đánh đến vùng Quảng Nạp [A Lạp]. Hà Đặc hi sinh, em Hà Đặc là Hà Chương nhân đêm tối, tiếp tục tập kích vào trại giặc.

- Cuộc kháng chiến lần thứ ba năm 1288

Mặc dù đã hai lần thất bại song quân Nguyên vẫn chưa từ bỏ ý đồ xâm lược nước ta. Để chuẩn bị cho lần viễn chinh thứ ba này, Hốt Tất Liệt đã huy động hàng chục vạn quân, chia làm 3 mũi tiến vào từ 3 phía: Vân Nam, Lạng Sơn, đạo quân thủy do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp vượt biển, qua Quảng Ninh ngược sông Bạch Đằng để vào nội địa.

Ngả sông Hồng, đạo quân Mông Nguyên do Ái Lỗ [A Rục], A Tri và Mông Khu Đai chỉ huy nhiều lần bị quân của Trần Nhật Duật chặn đánh. Trước thế mạnh ban đầu của giặc, Trần Nhật Duật đã chủ động rút quân từ Tuyên Quang về lập phòng tuyến chống địch tại Bạch Hạc. Ngày 11 tháng 12 năm 1287, sau những trận chiến đấu quyết liệt tại Bạch Hạc, Trần Nhật Duật tiếp tục rút lui.

Cũng như hai lần trước, quân Nguyên tràn vào Thăng Long, song không tiêu diệt được bộ chỉ huy cuộc kháng chiến, quân Nguyên hung hãn tấn công xuống Thiên Trường. Do mất toàn bộ đoàn thuyền lương Vân Đồn, Thoát Hoan lo thiếu lương thực, sợ bị tiêu diệt, vội vã tính chuyên tháo chạy. Theo đúng dự tính của Trần Hưng Đạo, quân dân Đại Việt đã tổ chức phục kích, đánh tan cánh quân thủy trên sông Bạch Đằng. Hàng vạn quân Mông Nguyên bị tiêu diệt, bị bắt sống, [trong đó có các tướng Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ] thu về hơn 400 chiến thuyền.

Chiến thắng Bạch Đằng đã đập tan mưu đồ xâm lược Đại Việt của quân Mông Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.

Trong ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên, trên vùng đất Vĩnh Phúc, hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình, đã có nhiều dân người đứng lên, tập hợp và tổ chức dân binh phục kích, tiêu hao nhiều sinh lực địch.

Ngày nay, trên địa bàn Vĩnh Phúc còn truyền tụng những câu chuyện về bảy anh em họ Lỗ, ba ông quận tham gia đánh giặc Nguyên. Thần tích ghi 7 anh em họ Lỗ quê xã Bồ Lí, tổng Yên Dương, huyện Tam Dương, gia cảnh nghèo khổ, phải kiếm củi nuôi nhau. Khi nghe tin quân Nguyên xâm lược, liền bỏ nghề kiếm củi, tập hợp dân làng đi đánh giặc, địa bàn hoạt động của họ suốt từ tả ngạn sông Lô đến tả ngạn sông Hồng, từ Bạch Hạc đến Chèm [Hà Nội ngày nay]. Sau khi đánh giặc xong, lại trở về quê cũ kiếm củi. Sau bảy anh em được lập đền thờ các xã: Đình Thúy, Gẩu, Tích Sơn [thành phốVĩnh Yên], đình Hướng Đạo, Lai Sơn, Nhân Mĩ, Long Đậu, Láng [huyện Tam Dương].

Sau kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên, trên vùng đất Vĩnh Phúc, dọc các triền sông Lô, sông Hồng - con đường giặc ngoại xâm đã tràn qua, làng xóm bị tàn phá khá nặng nề. Nhân dân Vĩnh Phúc cùng với quân dân cả nước lại bắt tay vào công cuộc khôi phục đất nước, quê hương.

Mục lục

Nguyên nhânSửa đổi

Sau thất bại trong việc chinh phạt Đại Việt năm 1285, hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt vẫn không từ bỏ kế hoạch chiếm Đại Việt. Gần như ngay lập tức, kế hoạch tái chinh phạt được hoạch định. Ngày 21 tháng 8 năm 1285, Khu mật viện nhà Nguyên trình đề nghị tái chiến với Đại Việt

Giữa tháng 2 năm 1286, Hốt Tất Liệt lệnh cho Ariq Qaya bàn kế hoạch đánh Đại Việt. Đầu tháng 3, danh sách các chỉ huy quân Nguyên tham gia được phê duyệt. Giữa tháng 3, việc điều động binh lính bắt đầu và đồng thời một dự án đóng 300 tàu chiến được khởi công.

Tuy nhiên, do những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Trung Quốc nổ ra khắp nơi ở miền Nam Trung Quốc, nên vào tháng 6 năm 1286 vua Nguyên ra lệnh hoãn việc chinh phạt Đại Việt. Đến cuối năm 1286, việc chuẩn bị chinh phạt Đại Việt được tái khởi động.[2]

Tương quan lực lượngSửa đổi

Quân NguyênSửa đổi

Theo kế hoạch mà Hốt Tất Liệt đề ra vào tháng 3 năm 1286, đội quân Nguyên chinh phạt Đại Việt vẫn sẽ do Thoát Hoan làm tổng tư lệnh. A Lý Hải Nha làm phó tổng tư lệnh. Các chỉ huy cao cấp khác gồm Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp [tướng người Hán của nhà Nguyên], Diệp Hắc Mê Thất, A Lý Quỹ Thuận,... Sau đó, tháng 11 năm 1286, A Bát Xích, A Lý, Trình Bằng Phi [tướng người Hán của nhà Nguyên], Ái Lỗ, Trương Ngọc, Lưu Khuê, Tích Đô Nhi, Trương Văn Hổ, Phí Củng Thìn, Đào Đại Minh [những tên cướp biển người Hán làm tướng nhà Nguyên], Trần Trọng Đạt, Tạ Hữu Khuê, Bồ Tý Thành cũng được điều động. Phần lớn các tướng lĩnh này đều đã từng tham gia chinh phát Đại Việt năm 1285.[3] A Lý Hải Nha qua đời ngày 18 tháng 6 năm 1286, và Áo Lỗ Xích được cử làm phó cho Thoát Hoan.

Theo Nguyên sử, ngoài việc huy động lại những quân lính trong lần chinh phạt thứ 2 thoát được về Trung Quốc, nhà Nguyên còn huy động thêm 7 vạn quân Mông Cổ và Hán của ba tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng, 1.000 quân nhà Nam Tống cũ đầu hàng theo Nguyên, 6.000 quân của Vân Nam, 15.000 quân người Lê ở Hải Nam, ngoài ra còn quân người dân tộc ở Quảng Tây. Số quân huy động thêm mà Nguyên sử ghi là 92.000, chưa tính số quân người Choang không được ghi rõ. An Nam chí lược ghi tổng số quân là 10 vạn, nhưng khi vào đến Đại Việt hội binh thì lại ghi có 50 vạn. Đại Việt sử ký Toàn thư ghi số quân Nguyên là 50 vạn. Về thủy quân, quân Nguyên có 700 thuyền chiến mới đóng cùng 120 thuyền chiến của Hải Nam đều đặt dưới sự chỉ huy của Ô Mã Nhi. 100 thuyền vận tải chở 17 vạn thạch lương do Trương Văn Hổ chỉ huy đi cùng Ô Mã Nhi.[4]

Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược cho rằng số quân Nguyên khoảng 30 vạn và Trần Xuân Sinh trong Thuyết Trần cho rằng con số này giống như An Nam chí lược ghi khi quân Nguyên hội binh, là gần với sự thực, vì ngoài số quân mới huy động còn số quân trở về từ thất bại năm 1285 được điều động quay trở lại Đại Việt.[1]

Rút kinh nghiệm từ thất bại lần trước, quân Nguyên trang bị hai hạm thuyền lớn. Hạm đội tải lương dưới quyền của Trương Văn Hổ, chở theo 17 vạn thạch lương [có sách chép 70 vạn] để giúp đảm bảo hậu cần cho quân Nguyên, giảm bớt sự lệ thuộc vào việc tải lương đường bộ vốn rất khó khăn và tốn nhiều nhân lực. Hạm đội chiến đấu gồm có cả thảy hơn 600 chiến thuyền dưới quyền chỉ huy của Ô Mã Nhi, với hàng vạn thủy quân tinh nhuệ nhất của nước Nguyên là những sắc quân người Lê đảo Hải Nam, quân Tân Phụ miền Giang Nam. Hạm đội của Ô Mã Nhi có nhiệm vụ đánh mở đường và hộ tống đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, đồng thời sẽ là một lực lượng quan trọng để phá tan ưu thế thủy chiến của quân Đại Việt. Lần xâm lược này, quân Nguyên có tổng quân số ít hơn lần trước, nhưng thủy quân được tăng cường mạnh mẽ hơn rõ rệt. Gần sát ngày tiến quân, Hốt Tất Liệt còn đích thân ra chỉ dụ căn dặn các tướng: “Không được cho Giao Chỉ là nước nhỏ mà khinh thường”.

Quân TrầnSửa đổi

Phía Đại Việt đã tiến hành tổng động viên. Lần này lãnh đạo là Trần Nhân Tông. Tướng chỉ huy toàn bộ quân đội là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tổng số quân nhà Trần khoảng 32 vạn[1] [con số này có lẽ tính gộp cả quân chủ lực lẫn quân địa phương và dân binh]

Trần Nhân Tông đại xá thiên hạ, chỉ trừ những người từng hàng quân Nguyên đều không được đại xá. Nhiều tù nhân được tha, tình nguyện tòng quân ra mặt trận để báo ơn.

Trần Quốc Tuấn với những kinh nghiệm tác chiến thu được sau khi đánh bại quân Nguyên 2 năm trước, sau khi phân tích tình hình quân Nguyên, đã tự tin tâu với vua Trần: "Thế giặc năm nay dễ phá"

Mục lục

Bối cảnh

Bản đồ Đại Việt, Mông Cổ, Nam Tống, năm 1257

Vào năm 1206, Thành Cát Tư Hãn đã tập hợp thành công các bộ lạc Mông Cổ, từ đó Đế quốc Mông Cổ liên tục thực hiện nhiều cuộc chiến nhằm mở rộng đế quốc của mình. Đến đời đại hãn thứ 4, tức Mông Kha, ông đã tiến hành các chiến dịch tấn công nước Tống [Trung Quốc] bằng việc đánh vào sườn nhà Tống thông qua việc cử người em trai là Hốt Tất Liệt đánh Đại Lý. Đánh Đại Lý xong vào năm 1253, Hốt Tất Liệt trở về, giữ Ngột Lương Hợp Thai ở lại đánh các nước chưa hàng phục.[4]

Đến năm 1257, việc chiếm Đại Việt nằm trong chiến lược tổng thể của quân đội Mông Cổ nhằm tiêu diệt Nam Tống. Bốn cánh quân Mông Cổ sẽ tấn công Nam Tống từ những địa điểm khác nhau từ phía Nam và phía Tây. Nắm quyền chỉ huy 3 cánh quân kia là Mông Kha, Hốt Tất Liệt và Tháp Sát Nhi. Cánh quân còn lại – cánh quân thứ tư, sau khi chiếm Đại Việt sẽ đánh thốc vào Nam Tống từ mạn cực Nam. Tổng chỉ huy của cánh quân thứ tư là Ngột Lương Hợp Thai. Nhà Trần [Đại Việt] được thành lập vào năm 1225, đến thời điểm nhà Nguyên xâm phạm, đã có nền hòa bình 180 năm kể từ khi nhà Tống xâm lược vào năm 1077.[4][5]

Lực lượng

  • Theo Tập sử biên niên của Rasìd ud-Dìn: Quân đội của Ngột Lương Hợp Thai gồm kỵ binh Mông Cổ và 20.000 quân sĩ người Di [thuộc nước Đại Lý vừa bị Mông Cổ chinh phục]. Không có số liệu chính xác về số kỵ binh Mông Cổ, nhưng theo Rasìd ud-Dìn [Tập sử biên niên] cho biết rằng ban đầu Ngột Lương Hợp Thai đã đem 3 vạn quân xuống đánh Đại Lý [Vân Nam], sau đó đánh tiếp sang Đại Việt, khi tiến lên châu Ngạc gặp Hốt Tất Liệt thì quân số còn lại không quá 5.000. Như vậy, trừ đi số tổn thất khi đánh Đại Lý, thì số kỵ binh Mông Cổ khi tiến đánh Đại Việt sẽ dao động trong khoảng 20.000 tới 25.000 là hợp lý. Cộng thêm quân người Di thì tổng số quân của Mông Cổ có khoảng 40.000 - 45.000. Tiên phong là tướng Aju và Cacakdu [Triệu Triệt Đô hay Triệt Triệt Đô]. Ngoài ra, trong quân đội Mông Cổ còn có phò mã của Mông Cổ là Quaidu [Hoài Đô]. Đi tiên phong là Đoàn Hưng Trí – vua Đại Lý đã đầu hàng.[6]
  • Theo sách Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam thì quân Mông Cổ có khoảng 2 đến 3 vạn, cộng với 2 vạn quân Đại Lý được Mông Cổ trưng dụng, tổng số là khoảng 4 đến 5 vạn.[cần dẫn nguồn]
  • Quân Đại Việt, gồm quân cấm vệ và quân các lộ, có khoảng 10 vạn, trong đó có 2 vạn cấm quân [lực lượng chủ lực đóng ở gần kinh thành] và 8 vạn sương quân [quân đóng ở các địa phương]. Quân Trần có đủ các binh chủng bộ binh, kỵ binh, tượng binh và thủy binh đã được thao luyện chu đáo. 2 vạn cấm quân có thể huy động được ngay, nhưng 8 vạn sương quân thì phải đóng quân rải khắp trên lãnh thổ cả nước, bao gồm việc ngăn ngừa nổi loạn, chống đạo tặc, canh gác biên giới và lăng tẩm,... nên nhà Trần chỉ có thể tập trung được một bộ phận sương quân để tác chiến với Mông Cổ. Ước tính tổng binh lực của nhà Trần trong cuộc chiến này vào khoảng 6 vạn.
Hình ảnh một chiến binh thiện chiến Mông Cổ, với ngựa, giáp trụ, cung tên,...

Đạo quân của Ngột Lương Hợp Thai không thật đông nếu nhìn về số lượng tuyệt đối, họ chỉ bằng 2/3 quân số nhà Trần. Tuy vậy, quân Mông Cổ, như đã được chứng minh qua quá trình tác chiến của mình, hầu như luôn thua sút về quân số so với đối phương của họ, ít nhất là theo tỷ lệ 1:2, tức là nhiều ra thì số quân nhân của họ cũng chỉ bằng nửa so với đối phương [Mông Cổ là nước thưa dân, dù huy động hầu hết trai tráng thì họ cũng chỉ có khoảng 10 – 15 vạn quân]. Tuy ít hơn về số lượng song quân Mông Cổ có lợi thế hơn hẳn về kỵ binh. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, quân Trần có không quá 1 vạn kị binh, còn quân Mông Cổ có khoảng 2 - 3 vạn kị binh. Ngoài ra, kỵ binh Mông Cổ cũng giỏi hơn về kỹ năng chiến đấu [người Mông Cổ là dân tộc du mục sống bằng chăn nuôi và săn bắn, nên từ nhỏ đã phải liên tục tập cưỡi ngựa và bắn cung để sinh tồn, hình thức "thao luyện kị binh cả đời" này không thể có được trong một đất nước sống bằng nông nghiệp - ngư nghiệp như Đại Việt]

Kỵ binh là binh chủng lợi hại bậc nhất thời trung cổ, có tính cơ động hơn hẳn bộ binh, cho phép quân Mông Cổ nhanh chóng tập trung lực lượng đánh vào chỗ mỏng yếu của đối phương, hoặc sẽ rút lui nhanh nếu thấy bất lợi. Kỵ binh Mông Cổ cũng rất giỏi bắn cung trên lưng ngựa, họ có thể phi ngựa rồi bắn đối phương từ xa mà không sợ bị đánh trả. Vì vậy, có những trận đánh quân Mông Cổ chỉ đông bằng 1/4 đối phương mà vẫn chiến thắng [như Trận sông Kalka, trận Mohi,...], hoặc như Chiến tranh Mông-Kim, Mông Cổ chỉ có khoảng 12 vạn quân mà đã đánh bại quân đội gần 1 triệu người của nhà Kim. Huy động 4,5 vạn quân [trong đó 2,5 vạn là kỵ binh Mông Cổ] là tương đương 1/5 binh lực của toàn nước Mông Cổ huy động đánh nước Nam Tống [trong khi Nam Tống đất rộng và đông dân gấp 20 lần Đại Việt]. Dựa trên thực tế đó, các tướng Mông Cổ cho rằng với nước nhỏ như Đại Việt thì chỉ cần 4 vạn quân là quá đủ để chinh phạt rồi.

Một đặc điểm nữa của đạo quân này là trong thành phần lãnh đạo, nó quy tụ tới 50 chư vương của triều đình Mông Cổ và phò mã Mông Cổ tên là Quaidu. Đây là những sĩ quan có liên hệ huyết thống hoặc hôn nhân với gia đình của Thành Cát Tư Hãn, gia tộc đang thống trị Mông Cổ. Nhà sử học cổ trung đại người Ba Tư là Rasid ud-Din chép:

......hãn còn phái năm mươi chư vương... trong số con cháu của Sát Hợp Đài [con thứ hai của Thành Cát Tư Hãn] có một người tên là An-bi-ska [Abiska].[7]

Tuy nhiên, quân Mông Cổ có nhược điểm lớn bắt nguồn từ chính ưu điểm của họ. Do chú trọng việc tác chiến cơ động, hành quân phải thật nhanh nên quân Mông Cổ không mang theo dân phu để vận tải lương thực, xây dựng doanh trại [do dân phu phải khuân vác nặng nên đi khá chậm, nếu đi cùng dân phu thì kỵ binh không hành quân nhanh được]. Tất cả những gì cần thiết cho việc chiến đấu, sinh hoạt và ăn uống đều được quân Mông Cổ mang theo trên lưng ngựa. Với cách này, quân Mông Cổ chỉ có thể mang theo rất ít lương thực [chỉ đủ ăn vài ngày], khi đánh vào lãnh thổ đối phương thì họ sẽ cướp lương thực của dân bản địa để nuôi sống quân lính. Đây là chiến thuật mà Mông Cổ thường áp dụng trong các cuộc chiến trước đó và tỏ ra khá hiệu quả. Nhưng nhà Trần đã nhận ra điểm yếu của chiến thuật này và chuẩn bị sẵn kế hoạch "vườn không nhà trống" để đối phó. Triều đình nhà Trần đã sớm ra lệnh cho người dân cất giấu hết lương thực trong các kho, khiến quân Mông Cổ không cướp được lương thực và dần bị suy yếu.

Video liên quan

Chủ Đề