Em hãy kể lại truyện cổ tích Tấm Cám theo lời kể của mình từ rút ra bài học cho bạn thân

Giải

-Chết đi rồi sống lại chỉ trong truyện cổ tích thôi

Trong truyện, Tấm chết đi rồi sống lại trong nhiều hình dáng khác nhau, thậm chí cuối cùng lại còn biến trở lại thành cô Tấm xinh đẹp hơn xưa nữa. Nhưng ngoài đời thì không có may mắn may mắn được như vậy, mạng sống con người chỉ có một, ta cần bảo vệ nó.

-Sống ở đời phải có mục đích và phải nỗ lực hành động để đạt được mục đích đó

Trước khi bị giết, Tấm chỉ biết một việc là ngồi khóc, nhận được sự giúp đỡ của mọi người mới ở bên được nhà vua. Sau khi sống lại Tấm mới có mục đích rõ ràng [mong muốn trở lại bên người mình yêu]. Lúc này, Tấm không khóc nữa, mà làm mọi cách để đạt được mục đích của mình [biến thành chim vàng anh, thành cây xoan đào, thành khung cửi, quả thị], và nhờ nỗ lực không mệt mỏi của mình mà Tấm đã đạt được mong ước.

 -Càng lớn phải càng khôn

Tấm ban đầu ngây thơ non nớt nên mới bị Cám lừa giành hết công bắt tép, bị dì ghẻ lừa cho trèo lên cây cau ngã mất mạng. Có lẽ vì vậy mà Tấm sau khi được sống lại đã khôn ra, không những không bị lừa nữa mà còn lừa lại, báo thù mẹ con Cám.

-Cuộc sống rất cần có bạn bè, đồng đội

Cốt truyện Tấm Cám có rất nhiều tình huống trớ trêu và Tấm phải nhờ sự giúp đỡ của Bụt. Mình Bụt thôi chưa đủ, còn cần cả sự giúp đỡ của con gà, của đàn chim sẻ, của bà lão bán nước nữa. Vì vậy bạn bè, đồng đội trong cuộc sống của chúng ta vô cùng quan trọng. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của họ.

-Không có ai hoàn hảo hay tốt toàn diện cả và cũng chẳng có ai xấu với tất cả mọi người

Thứ nhất, chúng ta cho rằng Tấm là người tốt, hiền lành. Nhưng tại sao người tốt sao lại trả thù vừa độc vừa thâm như thế [Theo nguyên tác Tấm không chỉ giội nước sôi để giết Cám mà còn làm mắm, đem cho dì ghẻ ăn]?

Thứ hai, chúng ta cũng thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều là người xấu. Nhưng thật ra họ chỉ không tốt với con người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Bà dì ghẻ làm mọi chuyện cũng chỉ vì suy nghĩ cho Cám mà thôi.

#CHÚC BẠN HỌC TỐT

NHỚ VOTE MÌNH 5*

1 CTLHN

1 CẢM ƠN!!!

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện tấm cám

Các câu hỏi tương tự


  • Toán lớp 10
  • Ngữ văn lớp 10
  • Tiếng Anh lớp 10

Vạn vật tồn tại trên thế giới này đều luôn tồn tại những mặt hoàn toàn đối lập. Những mặt đối lập ấy là những đối cực va đập vào nhau giúp cho sự vật trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn. Con người ta cũng thế, luôn tồn tại cái thiện, cái ác trong tâm hồn mình. Để hoàn thiện hơn, con người ta sẽ phải luôn đấu tranh giữa cái thiện, cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu, như trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã gợi nhắc.

Tấm Cám là câu chuyện cổ tích không còn xa lạ với người dân Việt Nam từ bao đời nay. Bởi cô Tấm gắn liền với hình ảnh quả thị và sức sống mãnh liệt với những lần hóa thân thần kì. Tấm là một đứa trẻ mồ côi, sống với dì ghẻ và cô con gái của mụ trong một căn nhà. Cô Tấm là người hiền lành, chịu thương chịu khó nên luôn nhận phần thua thiệt về mình, phải chịu cảnh sống tủi nhục, bị đàn áp và bóc lột. Mỗi lần uất ức, Tấm chỉ biết khóc lóc. Khi ấy, Bụt - nhân vật thần kì trong những câu chuyện cổ tích, cũng là người giúp Tấm thực thi công lí, sẽ hiện lên giúp đỡ cô. Để được trở lại làm hoàng hậu, Tấm đã bị mẹ con Cám tìm cách giết hại hết lần này đến lần khác: từ hóa thành chim vàng anh rồi bị giết, hóa thành cây xoan đào rồi bị đẵn, hóa thành khung cửi rồi bị đốt đến hóa thành quả thị rơi vào cái bị của bà lão. Cuối cùng, Tấm cũng được trở lại làm người, xinh đẹp hơn xưa gấp bội phần, được đoàn tụ với hoàng tử và trở về trừng trị mẹ con Cám.

Câu chuyện cổ tích ấy cũng có cái kết có hậu giống như biết bao câu chuyện cổ tích khác, rằng cái thiện sẽ chiến thắng cái ác dù có trải qua biết bao biến cố thăng trầm đi chăng nữa. Tấm là hiện thân cho cái thiện trong tâm hồn của ta, hiện thân của người tốt trong xã hội, còn Cám là hiện thân của cái ác, của người xấu xa trong cuộc sống. Sự chuyển biến mạnh mẽ của Tấm trong câu chuyện từ việc thụ động, chỉ biết khóc lóc, bất lực và trông chờ sự giúp đỡ của người khác [ông Bụt] đã trở thành một người chủ động trong cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của chính mình. Tấm phải chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần, mỗi lần sống lại, mức độ cảnh cáo và trả thù mẹ con Cám lại tăng thêm một bậc. Cuối cùng là cái chết đã được định sẵn cho mẹ con Cám. Họ phải trả giá cho những điều độc ác, xấu xa mà mình đã làm. Đó cũng chính là chân lí và niềm tin bất diệt của người xưa vào công bằng xã hội, vào chân lí: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người phát minh ra những công cụ khiến cho cuộc sống của mình trở nên tốt hơn rất nhiều so với thời kì sơ khai của loài người. Thế nhưng, hệ lụy kéo theo đằng sau đó là con người trở nên yếu đuối và đánh mất mình. Họ quên mất rằng, cái ác, cái xấu luôn luôn tồn tại và hiện hữu trong bản thể của mình. Họ mải mê với những cuộc vui thâu đêm suốt sáng, với những cuộc nhậu nhẹt chơi bời ngày này qua ngày khác. Chính những lúc ấy, cái ác sẽ lấn át cái thiện, sẽ lên ngôi để ngự trị và chi phối con người. Con người thường không có khả năng phòng vệ với những điều nhỏ nhặt. Nhưng chính những điều nhỏ nhặt mà họ tặc lưỡi cho qua ấy lại là mầm mống để cho cái ác lớn lên. Đôi khi, chỉ là những xích mích nhỏ trong gia đình, qua thời gian nó cũng trở thành mâu thuẫn lớn để rồi anh em trong gia đình nhẫn tâm giết nhau, trở mặt thành thù. Gia đình tan nát, người chết, kẻ tù tội. Bỗng chốc, cái gọi là sợi dây liên kết của gia đình đã bị chính những điều nhỏ nhặt ấy cắt đứt. Ngoài xã hội kia, cái ác lại càng hiện hữu một cách rõ ràng hơn nữa. Người ta phải đánh đổi nhiều thứ để có cuộc sống hiện đại, khi cái tôi của mình được đề cao. Đó chính là sự thờ ơ, vô cảm, lãnh đạm giữa con người với con người. Chúng ta đang thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại. Chứng kiến cảnh tai nạn giao thông, cảnh bạn bè bị ức hiếp ta không mảy may nghĩ tới việc sẽ giúp đỡ họ. Ta chỉ đứng lại tò mò rồi vội vàng lướt qua như thể đó không phải là việc mà ta có thể can dự vào. Chao ôi, còn đâu quãng thời gian mà con người ta sẵn sàng chia đôi sẻ nửa bát cơm của mình trong những ngày đói cho nhau. Ngày xưa ấy, dù nghèo, nhưng vui, con người sống với nhau tình nghĩa lắm.

Trên thực tế, không hề có ông Bụt nào tồn tại. Ông Bụt trong câu chuyện chính là lý trí, sức mạnh tinh thần của mỗi người - thứ ta có thể dùng để chống lại cái ác trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Không có ai sinh ra đã là người xấu. Chỉ là trong suy nghĩ của họ, cái thiện chưa đủ mạnh hoặc trong khoảnh khắc ấy, họ đã để cái ác lấn át mất phần lương thiện trong mình. Lòng trắc ẩn và tình thương luôn tồn tại trong ta. Chỉ có điều, ta có đủ tỉnh táo và lí trí để giữ vững nó trong cuộc đấu tranh thiện ác khi mà ranh giới của chúng mong manh như sợi chỉ.

Con người ta luôn tin vào chân lí cái thiện sẽ chiến thắng cái ác. Đó trở thành sức mạnh tinh thần khiến cho người ta vượt qua hết thảy những khó khăn, bất trắc của cuộc sống. Bởi vì khi con người ta còn tin, họ vẫn có thể bước đi tiếp dù dưới chân họ là than hồng hay gai nhọn, phía trước có là biển cả hay núi cao thì họ vẫn cứ bước. Vì họ có chỗ dựa tinh thần. Chỉ cần có thế. Nhưng không phải lúc nào cái thiện cũng chiến thắng cái ác. Bởi lẽ, khi đặt nó trong mối tương quan với những vấn đề khác, cái thiện có khi phải chùn bước. Anh em trong một gia đình, có thể chỉ vì ghét nhau mà ruồng bỏ mối quan hệ ruột thịt được hay không? Cho nên, cái chúng ta có thể làm chính là sự thiện lương trong mỗi con người phải luôn lớn hơn cái tôi ích kỉ cá nhân. Mỗi chúng ta cần phải tự ý thức về việc đấu tranh không ngừng với những dục vọng tầm thường, với cái ác và suy nghĩ nhỏ nhen, ích kỉ để hoàn thiện bản thân, để cái tốt trong ta lớn dần lên. Vì, chỉ khi gieo xuống một hạt mầm hạnh phúc, chăm bón nó hằng ngày bằng suy nghĩ tích cực cùng trái tim yêu thương, nó sẽ nảy mầm, xanh tốt và chẳng bao lâu nữa, nó sẽ thành một cây đại thụ với cành lá sum suê, che mát cả tâm hồn con người ta.

Trong cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, chắc chắn không có sự khoan nhượng và cũng sẽ không có hồi kết. Muốn hoàn thiện hơn, ta buộc lòng phải đấu tranh với chính cái ác tồn tại trong mình và không thể làm ngơ khi cái ác đang diễn ra ngay trước mắt. Chỉ khi ấy, xã hội này mới nhân văn, người với người mới sống với nhau vì tình thương chứ không phải là sự lừa lọc, gian dối.

Những bài học nào rút ra được từ truyện Tấm Cám? Tấm Cám là câu truyện cổ tích đã gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Tuy nhiên,  bạn đã rút ra được những bài học gì sau khi đọc truyện? Dưới đây Đọc tài liệu xin tổng hợp một số bài học mà bạn cũng có thể nhận thấy như sau:

Những bài học rút ra từ truyện Tấm Cám

1. Bài học rút ra từ truyện Tấm Cám số 1

Bài học đầu tiên dễ dàng rút ra thông qua những xung đột trong truyện, cuộc đời của Tấm là: Cái thiện luôn thắng cái ác và sự hóa thân của Tấm chính là sự thể hiện cho sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của cái ác.

Nhưng qua đó ta cũng rút ra được những bài học khác như:

2. Bài học rút ra từ truyện Tấm Cám số 2: Không có ai hoàn hảo hay tốt toàn diện cả và cũng chẳng có ai xấu với tất cả mọi người

Thứ nhất, chúng ta cho rằng Tấm là người tốt, hiền lành. Nhưng tại sao người tốt sao lại trả thù vừa độc vừa thâm như thế [Theo nguyên tác Tấm không chỉ giội nước sôi để giết Cám mà còn làm mắm, đem cho dì ghẻ ăn]?

Thứ hai, chúng ta cũng thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều là người xấu. Nhưng thật ra họ chỉ không tốt với con người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Bà dì ghẻ làm mọi chuyện cũng chỉ vì suy nghĩ cho Cám mà thôi.

3. Bài học rút ra từ truyện Tấm Cám số 3: Cuộc sống rất cần có bạn bè, đồng đội

Cốt truyện Tấm Cám có rất nhiều tình huống trớ trêu và Tấm phải nhờ sự giúp đỡ của Bụt. Mình Bụt thôi chưa đủ, còn cần cả sự giúp đỡ của con gà, của đàn chim sẻ, của bà lão bán nước nữa. Vì vậy bạn bè, đồng đội trong cuộc sống của chúng ta vô cùng quan trọng. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của họ.

4. Bài học rút ra từ truyện Tấm Cám số 4: Càng lớn phải càng khôn

Tấm ban đầu ngây thơ non nớt nên mới bị Cám lừa giành hết công bắt tép, bị dì ghẻ lừa cho trèo lên cây cau ngã mất mạng. Có lẽ vì vậy mà Tấm sau khi được sống lại đã khôn ra, không những không bị lừa nữa mà còn lừa lại, báo thù mẹ con Cám.

5. Bài học rút ra từ truyện Tấm Cám số 5: Sống ở đời phải có mục đích và phải nỗ lực hành động để đạt được mục đích đó

Trước khi bị giết, Tấm chỉ biết một việc là ngồi khóc, nhận được sự giúp đỡ của mọi người mới ở bên được nhà vua. Sau khi sống lại Tấm mới có mục đích rõ ràng [mong muốn trở lại bên người mình yêu]. Lúc này, Tấm không khóc nữa, mà làm mọi cách để đạt được mục đích của mình [biến thành chim vàng anh, thành cây xoan đào, thành khung cửi, quả thị], và nhờ nỗ lực không mệt mỏi của mình mà Tấm đã đạt được mong ước.

6. Bài học rút ra từ truyện Tấm Cám số 6: Chết đi rồi sống lại chỉ trong truyện cổ tích thôi

Trong truyện, Tấm chết đi rồi sống lại trong nhiều hình dáng khác nhau, thậm chí cuối cùng lại còn biến trở lại thành cô Tấm xinh đẹp hơn xưa nữa. Nhưng ngoài đời thì không có may mắn may mắn được như vậy, mạng sống con người chỉ có một, ta cần bảo vệ nó.

-/-

Trên đây là 6 bài học mà Đọc tài liệu nghĩ nó sẽ có ích cho không ít người trong chúng ta cũng như hiểu rõ hơn những thông điệp mà câu truyện cổ tích Tấm Cám để lại cho đời. Đừng quên còn rất nhiều những tài liệu văn mẫu 10 khác đang đợi bạn khám phá nhé.

Video liên quan

Chủ Đề