Em phải làm gì để xứng đáng với truyền thống hiếu học của con người vùng đất xứ Thanh

Thế là, một mùa lúa trĩu vàng như lòng người mong đợi, sau một năm dài đằng đẵng đối mặt với thiên tai đã đến. Bao niềm vui, hạnh phúc vỡ òa. Và rồi, mai đây, những hạt lúa, hạt gạo ấy sẽ tiếp tục lên đường đem lại ấm no, nuôi dưỡng tri thức cho thế hệ trẻ. Và rồi một ngày nào đó, khi yêu thương đong đầy, vài thanh niên trẻ ấy sẽ lại quay về quê hương tiếp nối hành trình những chú, những anh đã và đang cất bước.

VỰC DẬY CÂY LÚA XỨ NGHÈO

Nhận quyết định bổ nhiệm giữ chức Giám đốc HTX Kinh Dớn [ấp Kinh Dớn, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời] khi tuổi đời mới 28, lòng anh Nguyễn Vũ Trường không khỏi hồi hộp. Xúc động lắm vì đó không chỉ là cột mốc đánh dấu con đường lập nghiệp tại quê của mình mà còn là niềm tin, kỳ vọng của cha già, của các chú những người đặt nên những viên gạch đầu tiên của HTX này. Anh nhủ lòng: Phải sống và làm việc cho xứng đáng với niềm tin yêu ấy.

Lớn lên nơi mảnh đất xa xôi, một thời còn được mệnh danh là xứ nghèo này, từ nhỏ, anh Trường đã no bụng nhờ những hạt gạo, rồi sau này là nghề kinh doanh nước đá, bia, nước ngọt của gia đình. Được lo học hành đến nơi đến chốn, nhưng có lẽ khác lạ so với những đứa bạn cùng thời, chàng thanh niên trẻ Vũ Trường không chỉ muốn được trau dồi kiến thức, có nghề nghiệp để mưu sinh mà còn mong muốn làm điều gì đó cho môi trường sống của con người, vậy là anh Trường chọn thi và học vào trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh chuyên ngành kỹ thuật môi trường.

Có năng lực, ra trường, anh có nhiều sự lựa chọn và cũng đã không ít lần thử sức ở nhiều nơi nhưng với anh trong lòng vẫn là hai chữ trống rỗng. Thấy cha mình và các chú đang đổ mồ hôi công sức để gầy dựng nên HTX với mong muốn người trồng lúa bớt khổ, nông thôn phát triển, anh Trường quyết định theo học hỏi. Nhanh nhạy, hiểu biết, anh Trường được giao quản lý sổ sách, hỗ trợ kỹ thuật. Dần dà, từ con số 0 về kiến thức trồng lúa trên thực tiễn, anh Trường học hỏi được nhiều điều từ những người đi trước. Và tình yêu ruộng đồng, yêu cây lúa cũng lớn dần theo những ngày, tháng ấy.

Anh Trường tâm sự: Không biết chính xác là lúc nào nhưng mình càng thấy yêu những mùa lúa trĩu vàng, những cánh đồng thơm ngát. Rồi, mình quyết định làm nông nghiệp, gắn bó với cây lúa, làm sao để mình và nông dân yên tâm làm giàu từ cây lúa đã gắn bó với bà con bao đời.

Ghi nhớ lời cặn dặn của cha là phải hiểu bà con, có hiểu được nỗi lòng của họ thì mới làm tốt được, anh Trường đến từng ngõ, gõ từng nhà tìm hiểu những khó khăn, những điều bà con đang mong muốn. Vậy rồi, từ việc làm sao để giảm được chi phí trong sản xuất, đến vấn đề không cần lo lắng về giá cả, đầu ra mỗi khi vào mùa thu hoạch ngày càng được hoàn thiện hơn.

Anh Nguyễn Vũ Trường [Giám đốc HTX Kinh Dớn, ấp Kinh Dớn, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời] với niềm đam mê bên cây lúa..

Giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, lợi nhuận kinh tế, từ 27 thành viên ban đầu hiện nay đã nâng lên 67 thành viên chính thức và 200 hộ nông dân liên kết với HTX. Riêng gia đình anh cũng đã tích lũy được vài chục công đất canh tác.

Anh Bùi Tấn Anh, thành viên HTX phấn khởi, cho biết: Nhờ HTX mà mấy năm nay, trồng lúa khỏe re. Giống, phân bón này nọ có HTX cung cấp cho bà con, với giá mềm hơn nhiều so với thị trường, lúa vừa gặt vô bao là cung cấp ngay cho HTX. Như vụ lúa đông xuân này, nhà tôi đang thu hoạch, trồng giống lúa ST24, cây lúa phát triển rất tốt từ đầu vụ tới giờ, lúa nặng hạt, cỡ này năng suất phải nằm ở 6 tấn/ha, trúng nhất từ trước tới nay, mà chi phí phân, thuốc mỗi công chưa tới 700.000 đồng, vụ này lợi nhuận cũng được vài chục triệu.

Ông Nguyễn Trường Đời, thành viên HTX [cha anh Trường] nửa đùa nửa thật: Hồi đó, cái gì mình cũng chữ không và thiếu, còn hồi nó làm thì sành điệu rồi.

Anh Trường tâm sự: Được sống và làm việc đúng với niềm đam mê của mình nên mình cảm thấy đã tìm được hạnh phúc.

Không thỏa mãn với những gì đạt được, anh Trường khao khát và đang hoạch định con đường để ruộng lúa quê mình trở về như ngày xưa, cái thời trên là lúa, dưới thì cá đồng. Anh nói: Làm nông bây giờ, không còn là kiểu tính 1 công được bao nhiêu giạ lúa mà phải tính với diện tích ấy mình được bao nhiêu huê lợi. Mình kỳ vọng sẽ thực hiện được việc lúa đạt năng suất cao mà con cá đồng sẽ trở lại dồi dào như xưa, đem lại nguồn thu không nhỏ, rồi còn cây chuối, cây dừa.

NÂNG TẦM GIÁ TRỊ HẠT GẠO

Cũng đến với ngành nông nghiệp từ một chữ duyên, anh Tạ Mạnh Kha, Giám đốc HTX Minh Tâm [ấp Cơi 5B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời] đã góp phần làm nên những dấu ấn mới mẻ cho hạt gạo Cà Mau. Gạo sạch Minh Tâm, Gạo sinh thái ST24 và ST25, Gạo lứt ST25 là những kết quả bước đầu trên con đường làm kinh tế từ nông nghiệp, nhất là cây lúa hạt gạo mà anh đã chọn.

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế kế toán khi 24 tuổi, chàng thanh niên trẻ Mạnh Kha khi ấy quyết định lấn sân sang lĩnh vực nông nghiệp và làm kinh tế nông nghiệp vì hai lý do. Thứ nhất, kinh tế nông nghiệp đầy tiềm năng và bền vững, thứ hai anh muốn làm điều gì đó mang tính đột phá, mới mẻ, khác biệt. Ôm ấp giấc mơ làm giàu từ nông nghiệp ấy, chàng thanh niên trẻ về quê lập nên công ty riêng, vài năm sau đó có chủ trương thành lập mô hình kinh tế tập thể, vậy rồi, tên gọi HTX Minh Tâm ra đời vào năm 2014.

Chặng đường lập nghiệp nào mà không có những gian nan. Với anh Kha cũng không ngoại lệ. Từ những lần bị gạt mất vốn liếng đến cả do sơ suất trong khâu chế biến gạo dẫn đến thiệt hại vài trăm triệu đồng. Nhưng với anh, vụ té nào cũng đau nhưng chưa một lần làm anh chùn bước. Bởi, anh đã xác định ngay từ đầu con đường mình đi không dễ dàng. Làm nông nghiệp vốn đã khó khăn trăm bề, huống chi để có những hạt gạo sạch, gạo ngon đến tay người tiêu dùng thì không thể ngày một ngày hai.

Anh Tạ Mạnh Kha, Giám đốc HTX Minh Tâm bên sản phẩm gạo sạch mang thương hiệu Minh Tâm.

Ngã ở đâu đứng lên ở đó. Sau mỗi lần thất bại, anh Kha như trưởng thành hơn trên con đường lập nghiệp. Quả ngọt cho hành trình kiên trì ấy là Gạo sạch Toàn Tâm có mặt nhiều nơi trên thị trường từ Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh rồi rải rác đều ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, với việc gia công bình quân 20 tấn gạo/tháng. Và gần đây là sản phẩm gạo sinh thái ST24, ST25 và gạo lứt ST25.

Anh Kha cho biết: Tết vừa qua, HTX gia công 4 ngàn bịch gạo sinh thái ST25 cung cấp cho các đại lý.

Anh Kha tâm sự: Mình xác định lấy thị trường nội địa làm trọng tâm và có cơ hội sẽ đưa gạo Toàn Tâm xuất khẩu nước ngoài, hiện nay mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng. Hướng tới, HTX sẽ củng cố lại đội ngũ thành viên cũng như phát triển thêm khi tìm được những ai thật sự mong muốn và trong tương lai sẽ tìm các mô hình để giúp thành viên không chỉ có được hiệu quả kinh tế từ cây lúa mà còn những giá trị khác từ ruộng đồng, chẳng hạn như tận dụng lượng rơm bỏ đi để trồng nấm rơm sạch. Muốn họ gắn bó lâu dài với mình thì mình phải giúp cho họ phát triển. Tuy nhiên, đối với mình xác định, thời gian bao lâu không quan trọng, điều cần nhất là tạo ra sản phẩm chất lượng, đem đến cho người tiêu dùng bữa cơm đầy đủ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm. HTX cũng đặt khát khao là sẽ chủ động về máy móc hiện đại như máy bay phun xịt thuốc phục vụ cho sản xuất. Hay là chế biến các sản phẩm từ gạo như gạo lứt vừa cung cấp hạt gạo đủ dinh dưỡng vừa chế biến sản phẩm phục vụ cho nhu cầu làm đẹp và hiện nay đang thực hiện vấn đề này.

Mỗi người mỗi mục tiêu khác nhau nhưng ở anh Trường, anh Kha và những nông dân, thanh niên tri thức khác trên vùng đất Cà Mau, ở họ vẫn có điểm chung là khát khao xây dựng cuộc sống mới cho chính mình, cho nông dân, cho quê hương xứ sở.

Tôi hát bài ca ngợi ca cây lúa

Và người trồng lúa cho quê hương

Quê hương ơi có gì đẹp hơn thế[*]./.

[*] Trích lời bài hát Hát về cây lúa hôm nay của Nhạc sỹ Hoàng Vân.

Video liên quan

Chủ Đề