Entities là gì

Mặc dù đã ra đời vào năm 2013, nhưng Entity vẫn là một thuật ngữ mới mẻ tại Việt Nam. Không phải SEOer nào cũng hiểu rõ về Entity và cách triển khai theo đúng lộ trình.

Prodima cũng gặp không ít khó khăn khi tìm hiểu về Entity. Prodima phải dành nhiều thời gian nghiên cứu, tham khảo tài liệu và học hỏi từ các chuyên gia lâu năm trên toàn thế giới.

Tiếp đó, chúng tôi phải thử nghiệm liên tục trên nhiều dự án với nhiều cách làm khác nhau. Và đến bây giờ, Prodima có thể tự tin về kiến thức, kỹ năng của mình có thể chia sẻ rõ hơn cho bạn về Entity là gì ngay trong bài viết này.

Entity – Xu hướng SEO bùng nổ trong năm 2021

Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ về 3 khái niệm SEO Marketing cần thiết trong việc xây dựng hệ thống Entity Building gồm: Google Knowledge Graph, Metaweb và Semantic Web.

Google Knowledge Graph – Sơ đồ tri thức

Google Knowledge Graph là một kho chứa hàng tỷ dữ liệu về từ khóa được thu thập từ người dùng truy vấn trên Internet mỗi ngày, cũng như ý nghĩa của những từ khóa đó.

Thông qua Sơ đồ tri thức, Google sẽ kết nối các sự kiện, con người và địa điểm với nhau. Dựa vào đó cho ra kết quả tìm kiếm có tính liên quan mật thiết và được kết nối chính xác.

Một mẫu Google Knowledge Graph của The Coffee House

Metaweb

Metaweb là 1 công ty phát triển cơ sở dữ liệu thông qua dữ liệu thu thập được từ Semantic Web – được gọi là “cơ sở dữ liệu mở / chia sẻ tất cả kiến thức của thế giới”.

Đến năm 2010, Google chính thức mua lại Metaweb và được thêm vào bộ máy tìm kiếm để làm nền tảng hoạt động cho Thuật toán Hummingbird & Google Knowledge Graph.

Cấu trúc Metaweb

Semantic Web

Semantic Web được tạo ra từ năm 2006 bởi Tim Berners-Lee, dựa trên nền tảng World Wide Web và sử dụng thuật toán Linked Data để điều hành.

Semantic Web là một website 3.0 hay còn gọi là Mạng ngữ nghĩa, sử dụng trí thông minh nhân tạo để hiểu ngôn ngữ và xử lý thông tin.

Một cấu trúc của Semantic Web

Ví dụ: Bạn thử nhập từ khóa “Hera” trên Google, sẽ thấy kết quả hiển thị đa dạng như: Biệt danh Hera, công ty Hera, Kiều Anh Hera… Nhìn chung, “Hera” mang nhiều ý nghĩa khiến cho các công cụ tìm kiếm không hiểu chính xác bạn muốn nói là gì.

=> Sự ra đời của Semantic Web sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề trên.

Tận dụng các tính năng hỗ trợ từ Semantic Web khi xây dựng Entity Building để giúp Google có thể thu thập các dữ liệu về lĩnh vực SEO. Điều này giúp doanh nghiệp bạn trở nên lớn mạnh hơn trong mắt Google. Đồng thời, Google cũng dễ hiểu nội dung trên toàn website của bạn.

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể tận dụng điều đó để triển khai Entity nhằm xây dựng thực thể cho Website, phát tín hiệu cho các công cụ tìm kiếm và giúp Google nhận định doanh nghiệp bạn là 1 thực thể uy tín.

Vậy chính xác Entity là gì?

Entity là gì?

Entity là một thực thể hội tụ 4 yếu tố: Duy nhất, đơn lẻ, có thể phân biệt và xác định được. Entity có thể là một sự vật, sự việc, cá nhân, tính từ, địa điểm… Đối với SEO, Entity Building luôn là một trong những yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến thứ hạng website trên kết quả tìm kiếm Google.

Dễ hiểu hơn, trong SEO Onpage thì Entity giúp mô tả dữ liệu chi tiết một cách đơn giản hóa thông tin, giúp Google nhanh chóng hiểu được nội dung trang web của bạn. Nhờ vậy, bạn có thể xây dựng thương hiệu mạnh và uy tín hơn trong mắt Google.

Entity trong NLP là gì?

Entity được hiểu là một từ hoặc cụm từ diễn tả về một đối tượng được xác định và phân loại. Một vài ví dụ về các đối tượng như: Sự vật, sự kiện, con người, sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, con số…

=> NLP sẽ chọn lọc / kiểm tra và đánh giá Entity từ nội dung website của bạn.

Khi Google có thể phân biệt chính xác các thực thể là gì, các bot tìm kiếm sẽ thu thập dữ liệu thông tin nhằm mang lại kết quả tìm kiếm tốt nhất theo truy vấn của người dùng.

Tổng hợp các Entity được Google thêm vào bảng demo API

Có 2 chỉ số bổ sung quan trong bạn cần ghi nhớ: ĐỐI TƯỢNG và DANH MỤC.

Không có quá nhiều giải thích về Phân loại. Nhờ NLP, Google có thể phân loại nội dung vào Nhóm danh mục phù hợp, như: Mobile & Wireless hoặc Internet & Telecom.

Xếp hạng dựa trên số liệu Entity

Năm 2015, Google đã thông báo sẽ dựa trên số liệu Entity để xếp hạng trên kết quả tìm kiếm, thông qua các yếu tố:

  1. Relatedness [sự liên quan]:

Được xác định bằng nhiều thực thể Entity Building trên Website

Ví dụ: Tổng thống Hoa Kỳ và Joe Biden có sự liên quan với nhau.

  1. Sự đóng góp [Contribution]:

Là một thước đo thực thể, được xác định bằng các tín hiệu bên ngoài

Ví dụ: Đánh giá từ các chuyên gia SEO về Prodima chính là thước đo tốt nhất giúp tăng giá trị của Entity SEO

  1. Giải thưởng [Prizes]:

Còn được hiểu là số liệu giải thưởng chính xác, thước đo về các giải thưởng có liên quan mà một thực thể nhận được.

Ví dụ: Giải Oscar, giải thưởng Nobel… nếu giải thưởng càng lớn thì giá trị mang lại cho thực thể càng cao.

Google sẽ thực hiện một quy trình theo thứ tự sau:

  • Từ sự liên quan từ nhiều thực thể Entity khác và tạo một giá trị
  • Theo dõi người dùng của các Entity và tạo một giá trị
  • Số liệu đóng góp của các thực thể Entity và cho giá trị
  • Bất kỳ giải thưởng nào của thực thể Entity và cho một giá trị
  • Các trọng số dựa trên loại tìm kiếm của người dùng.

Sau khi xác thực Entity Building, Google sẽ cung cấp tất cả thông tin trên SERP.

Prodima đã áp dụng chiến thuật Entity Building trong nhiều dự án của mình và thấy rằng chúng mang lại kết quả hơn cả mong đợi.

SEO Entity thực sự quan trọng như thế nào? Đọc tiếp bài của Prodima để biết thêm!

Entity Building: Cơ hội và tiềm năng lớn

Hiệu quả của Entity Building

Với Entity, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích tuyệt vời, vì đây là kỹ thuật:

  • Ít người biết đến dù đã xuất hiện từ rất lâu.
  • Tăng sức mạnh thúc đẩy tất cả từ khóa tổng thể trên website, đặc biệt là với URL.
  • Giảm thiểu thời gian thực hiện mà hiệu quả nhanh chóng hơn so với cách đi link thông thường.
  • Giúp Domain tăng độ tin cậy đối với Google. Đồng thời, tránh trường hợp website bị đối thủ chơi xấu và các án phạt từ Google.
  • Giúp khôi phục trang web nhanh hơn nếu bị Manual Review.

Entity là gì? Chính là một trong những “bí kíp” giúp Prodima có thể khôi phục các trang web của khách hàng khi bị dính án phạt từ Google.

6 Cách xây dựng Entity Building

Prodima sẽ hướng dẫn cho bạn quy trình xây dựng Entity Building chuẩn nhất gồm 6 cách sau:

  1. Social Guide

Xác thực thương hiệu trên phương diện địa lý bằng cách sử dụng các công cụ Review uy tín. Điều này giúp tăng độ tin cậy và cải thiện thứ hạng keyword nhanh hơn.

  1. Social Entity Review

Để tăng nhận diện thương hiệu cũng như độ tin cậy trong mắt người dùng và Google, bạn hãy sử dụng các công cụ Review về dịch vụ / sản phẩm đã được tối ưu SEO.

  1. Sử dụng Content Writing [Semantic & Thematic]

Sáng tạo nội dung độc đáo, thu hút theo đúng hướng phát triển mà doanh nghiệp muốn nhắm đến khách hàng. Đồng thời, đừng quên tối ưu toàn bộ nội dung bài viết chuẩn SEO.

  1. Sử dụng Google Maps

Tối ưu và tăng thứ hạng của Google Maps dựa trên các kỹ thuật Entity Building mà Prodima đã chia sẻ.

  1. Sử dụng Google Interlink

Giúp kết nối các Web 2.0 và những tài nguyên của Google thành một thể thống nhất để xác thực rõ Entity là gì. Thêm vào đó, các kỹ thuật này còn giúp công cụ tìm kiếm Google có thể nhận biết tên thương hiệu đồng nhất của bạn trên Internet.

  1. Sử dụng Social Property Linking

Tận dụng các trang mạng xã hội uy tín như Facebook, Instagram, LinkedIn… để xây dựng thương hiệu cho công ty hoặc những sản phẩm / dịch vụ bạn muốn SEO. Sau đó, liên kết các Mạng xã hội với nhau để tăng độ uy tín với Google rằng “Đây là một doanh nghiệp mạnh”.

Hướng dẫn tạo Semantic Content trong Entity

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ về Semantic Content là gì ? Vai trò và cách tối ưu như thế nào?

Semantic Content là gì?

Từ rất lâu, Semantic Content trở thành chủ đề được rất nhiều chuyên gia SEO trên toàn thế giới quan tâm.

Và đối với quá trình SEO Onpage, Semantic Keyword đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Hiểu đơn giản, nếu trong bài viết có Semantic Keyword thì Google sẽ hiểu về bài viết đó dễ dàng hơn.

Nói cách khách, Semantic Keyword góp phần giúp bài viết có độ uy tín hơn đối với Google.

Vai trò của Semantic Content

Sử dụng Semantic Content sẽ hỗ trợ các vấn đề sau:

  • Tối ưu hóa đối với 2 thuật toán RankBrain và Hummingbird. Bên cạnh Content và Link, RankBrain được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc xếp hạng website trên kết quả tìm kiếm.
  • Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ cho chủ đề cho website. Điều này giúp Google dễ dàng hiểu website bạn nói về chủ đề gì.
  • Có rất ít website Việt Nam thực hiện điều này. Do đó, khi triển khai Semantic Content, trang web của bạn sẽ nổi bật nhất trong mắt Google. Và việc “leo” top là điều cực kỳ đơn giản đúng không?

Đôi điều về thuật toán RankBrain và Hummingbird

Thuật toán RankBrain

Hiểu về Google RankBrain

RankBrain là một hệ thống AI, có vai trò phân tích các kết quả lên top Google, với các nhiệm vụ sau:

  • Hiểu được mục đích tìm kiếm của người dùng.
  • Đo lường và đánh giá mức độ hài lòng của người dùng về kết quả tìm kiếm

Prodima lấy ví dụ cụ thể từ bài Blog của Brian Dean: “How to get high in ranking Google”, dịch ra là “Làm thế nào để xếp hạng cao trên Google”, để giúp bạn hiểu rõ về cách hoạt động của RankBrain.

Bài viết này lúc đầu lên top với từ khóa “How to get high”, dịch là “Làm thế nào tạo sự hưng phấn”. Nhưng chỉ sau vài tuần đã “out” khỏi top 100, vì Google đã hiểu nhầm “How to get high” mang ý nghĩa giống “How to get high in ranking Google”.

Và sau 1 – 2 tuần đo lường hành vi truy vấn của người dùng khi trả về kết quả trên. Lúc này, Google tiến hành kết nối toàn bộ dữ liệu trong và ngoài Website để có thể hiểu rõ nội dung tốt hơn.

Sau đó, RankBrain đã xác định được 2 cụm từ mang 2 nghĩa khác nhau và quyết định…. loại “How to get high in ranking Google” khỏi top 100.

Thuật toán Hummingbird

Hummingbird xuất hiện từ năm 2013, giúp Google hiểu được ý nghĩa của các từ ngữ mà người dùng truy vấn.

Thuật toán Hummingbird

Thực tế, từ 2013-2015 thì Google chưa đẩy mạnh tính năng của thuật toán này. Cho đến năm 2016, RankBrain ra đời nhằm hỗ trợ cho Hummingbird. Sự kết hợp này đã phát huy hiệu quả tốt hơn và ảnh hưởng lớn bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm cho đến hiện nay.

Tối ưu RankBrain như thế nào?

Các thực hiện đơn giản nhất chính là tối ưu theo Topic thay vì 1 từ khóa nào đó cho bài viết. Do đó, bạn phải tạo được những Semantic Content và gồm nhiều Semantic Keywords.

Prodima lấy ví dụ về từ khóa SEO chính là “trung tâm gia sư”:

Ví dụ cụ thể về Semantic Keywords của từ khóa “gia sư”

Ngoài việc chèn từ khóa chính vào tiêu đề, URL hay thẻ Heading trong bài, thì bạn sẽ làm gì thêm nữa?

Khi Google tiến hành xem xét nội dung trên website, con bọ tìm kiếm sẽ “nhặt” từng chữ trong bài viết và kết nối chúng lại với nhau để tạo thành nội dung mà bạn muốn hướng đến.

Nếu bài viết của bạn chỉ cố gắng nhét từ khóa “trung tâm gia sư” sẽ không mang lại hiệu quả bằng việc thêm các từ liên quan như: “dạy kèm”, “sư phạm”, “dạy học”, truyền đạt kiến thức”… Thông qua đó, Google sẽ kết nối các từ này với nhau để biết được nội dung của bạn đang nói về điều gì.

Như vậy, bài viết sẽ không rơi vào tình trạng nhồi nhét từ khóa mà được tối ưu theo kỹ thuật Semantic Keyword [từ khóa về mặt ngữ nghĩa].

Cần chuẩn bị gì để tạo Semantic Content?

Lưu ý: Prodima không hướng dẫn cho bạn cách viết Content thu hút, trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn về cách tối ưu Content hiệu quả.

Prodima sẽ chọn từ khóa SEO ví dụ cho phần này là “tai nghe beat”

  • Chuẩn bị 2 công cụ: Ahrefs và TextRazor

Công cụ Ahrefs

Bước 1: Tạo một bản trên Excel gồm 2 cột: Keyword SEO [tai nghe beat, tai nghe beat giá rẻ…] và Semantic Keyword, để bạn có thể điền từ khóa vào.

Bước 2: Search từ khóa trên Google và chọn những Website ở TOP 1-3 để phân tích.

Chọn các từ khóa từ những trang đứng đầu

Bước 3: Cho link website vào => chọn Organic Keywords => Kiểm tra tất cả từ khóa mà Google đã cho lên Top là xong.

Công cụ TextRazor

Công cụ này giúp lọc Semantic Keyword bằng cách sử dụng API để thu thập các dữ liệu của Google. TextRazor sẽ xuất hết dữ liệu Data Semantic nội dung của Google.

TextRazor biết chính xác từ nào mà Google coi là Semantic Keyword. Và điều tuyệt vời hơn chính là công cụ này hoàn toàn MIỄN PHÍ!

Bước 1: Đăng ký tài khoản TextRazor

Bước 2: Vì Google lấy dữ liệu từ Wiki và TextRazor chỉ phân tích được bằng tiếng Anh nên cách search như sau: Từ khóa chính + Wiki tiếng Anh trên google.com.

Ví dụ: Search từ khóa “tai nghe beat”, bạn nên chọn bài viết wiki trong top đầu. Sau đó copy link và bỏ vào TextRazor, công cụ này sẽ tiến hành phân tích nội dung bài viết và gạch chân các từ khóa mà mà nó nghĩ là có liên quan để tạo nên dữ liệu chính là “tai nghe beat”

Lưu ý: Nhìn thông tin bên cột phải Categories & Topic, bạn sẽ thấy chỉ số topic từ 0-1, nếu nằm ở số 1 chứng tỏ Google hiểu rất rõ về chủ đề này.

Kết lại

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này, Prodima đã cung cấp nguồn kiến thức hữu ích về Entity là gì cho bạn gồm: Định nghĩa, tính hiệu quả cũng như xây dựng Entity Building chi tiết.

Ngoài ra, Prodima cũng trình bày cụ thể cách triển khai Entity dựa trên Semantic Content, thuật toán RankBrain và thuật toán Hummingbird. Cùng với đó là 2 công cụ nghiên cứu từ khóa tuyệt vời là Ahrefs và TextRazor.

Đúc kết lại: Không phải SEOer nào cũng biết về Entity và có đến 90% website thế giới vẫn chưa biết / không triển khai đúng cách. Và nếu bạn là 10% còn lại, chẳng phải bạn sẽ có nhiều lợi thế để đánh bại đối thủ? Hãy bắt tay vào thực hiện để đạt được thành công nhanh nhất!

Nếu bạn thích bài viết này, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với dịch vụ SEO của chúng tôi. Prodima là đội ngũ chuyên gia về Digital Marketing tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có thể mang đến cho bạn những chiến lược xuất sắc để giúp bạn bứt phá lượng truy cập và tăng doanh thu một cách bền vững. Liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ với sự hỗ trợ tận tình 24/7.

Chủ Đề