Một cữ bú bao lâu

Làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng của bất cứ người phụ nữ nào. Đặc biệt là với các mẹ lần đầu có con, bên cạnh niềm hạnh phúc thì cũng có không ít những bỡ ngỡ về việc chăm sóc bé yêu. Trong đó, có rất nhiều mẹ băn khoăn về việc cho trẻ bú như thế nào là đúng cách [bú mẹ, sản phẩm dinh dưỡng công thức], không biết cho trẻ bú bao nhiêu là đủ và khoảng cách giữa các cữ bú bao lâu là hợp lý . Vậy thì, xin mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây nhé!

Với trẻ sơ sinh thì ăn và ngủ là hai hoạt động chính trong thời gian này. Mỗi trẻ có một thể trạng và nhu cầu khác nhau nên lượng bú và cữ bú cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.

Khoảng cách giữa 2 lần bú của trẻ sơ sinh bao lâu là tốt nhất

Khoảng cách giữa các cữ bú được tính bằng thời gian từ khi bắt đầu cữ bú trước tới khi bắt đầu cữ bú sau.

Cho tới 1 tháng sau sinh thì trẻ thường không có quy tắc nào cả. Khoảng cách giữa các cữ bú nên là 2-3 giờ và càng đói càng tốt. Nếu trẻ khóc, đừng cho trẻ ăn ngay lập tức. Thay vào đó, hãy ôm chúng một lúc, cho trẻ một chút nước, kiểm tra nhiệt độ phòng và quần áo. Điều này sẽ tạo cho trẻ môi trường thoải mái hơn khi bú. Tùy theo lượng sữa cần thiết của 1 ngày, lực bú của trẻ và nhịp sinh hoạt để chia ra cho trẻ bú. Hơn nữa, lượng sữa mẹ tiết ra mỗi ngày cũng không hoàn toàn cố định như nhau nên số lần bú mỗi ngày cũng không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy kể cả khi trẻ có không theo quy tắc nhưng trẻ vẫn phát triển tốt thì không cần quan tâm quá mức về số lần. Tuy nhiên nếu trẻ có nhịp sinh hoạt tương đối thì cũng tốt cho trẻ, nên có thể điều chỉnh nhịp tiêu chuẩn là 3~4 tiếng.

Khoảng cách giữa 2 lần bú chuẩn nhất

Một số yếu tố khiến thời gian bú mẹ của trẻ dài hơn cần thiết

  • Cách ngậm bắt vú của trẻ không đúng
  • Trẻ ngủ thiếp đi khi đang bú mẹ
  • Trẻ bú chơi, nếu động tác này của con làm đau núm vú, mẹ có thể chọn cách ngừng cữ bú

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang muốn bú

  • Vừa há miệng vừa di chuyển khuôn mặt như đang tìm kiếm ti mẹ
  • Mút tay, ngón tay, đệm….
  • Phát ra âm thanh như nói thầm nhẹ nhàng

Cách để trẻ bú tốt nhất

Thời gian cho bú là lúc hai mẹ con da kề da với nhau. Đối với trẻ thời gian giao tiếp với người mẹ yêu quý là khoảng thời gian rất quan trọng. Các cơ ở cổ họng vẫn chưa phát triển tốt, vì vậy hãy chọn tư thế bú phù hợp để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách cho bé bú tốt nhất

Vừa nói chuyện vừa thư giãn: giao tiếp bằng mắt với trẻ, vừa cười nói chuyện để trẻ bú trong tâm trạng thoải mái. Nghiêng bình để sữa ở núm ti luôn được lấp đầy. Đừng bỏ núm ti ngay sau khi trẻ uống xong và hãy bế trẻ thêm một chút.

Hãy chắc chắn cho trẻ ợ hơi: Trong trường hợp trẻ bú bình, sẽ rất dễ nuốt không khí cùng với sữa, vì vậy hãy đảm bảo cho trẻ ợ hơi sau khi bú. Khi trẻ khó ợ hơi thì hãy đặt trẻ nằm nghiêng khi ngủ.

Dù bú mẹ hay sản phẩm dinh dưỡng công thức, mẹ hãy để trẻ được bú theo nhu cầu của mình. Với những trẻ bú sản phẩm dinh dưỡng công thức, mẹ có thể tham khảo bảng gợi ý lượng bú chuẩn theo từng tháng tuổi dưới đây:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ, tuy nhiên nếu mẹ vẫn không đủ sữa cung cấp cho trẻ trong thời kỳ phát triển thì sữa công thức Meiji là lựa chọn hàng đầu. Sản phẩm dinh dưỡng công thức Infant Formula dành cho trẻ từ 0-1 tuổi được sản xuất dựa trên nghiên cứu khoa học sữa mẹ của Meiji với rất nhiều đặc trưng:

Đảm bảo tăng trưởng và phát triển vững chắc Các nghiên cứu cho thấy trẻ được nuôi dưỡng bằng sản phẩm dinh dưỡng công thức của Meiji phát triển theo chuẩn phát triển của WHO. Hơn nữa, sản phẩm được bổ sung đầy đủ DHA và ARA cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ với hàm lượng bổ sung đứng đầu Việt Nam.

Theo dõi tình trạng phân của trẻ

Sau khi theo dõi phân của trẻ, Meiji đã bổ sung thêm fructooligosaccharide [FOS] – chất xơ hòa tan giúp tăng lợi khuẩn đường ruột Bifidus nhằm cải thiện tình trạng phân.

Cân nhắc đến khả năng tiêu hóa và hấp thu của trẻ

Sản phẩm dinh dưỡng công thức được làm từ sữa bò, trong đó có chứa chất đạm khó tiêu hóa, dễ gây dị ứng [β-lactoglobulin]. Nhưng bằng kĩ thuật đặc biệt của mình, Meiji đã tiến hành phân giải chúng thành trạng thái dễ tiêu hóa.

Chú trọng đến việc tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ


Sản phẩm được tăng cường “lactadherin” có chức năng phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột do virus [rotavirus].

Mẹ có thể tìm hiểu thêm sản phẩm dinh dưỡng công thức Meiji Infant Formula tại đây.

Mẹ cần biết:

Thông qua bài viết này chắc hẳn các mẹ đã biết được cách tính cữ bú của bé rồi đúng không? Chúc mẹ và trẻ luôn có những niềm vui trên hành trình đầy yêu thương này.

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Post tag

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ? Mẹ băn khoăn không biết bao nhiêu là đủ cho con bú. Việc con bú không đủ sữa sẽ làm mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng. Bài viết dưới đây cung cấp cho mẹ thông tin cần biết về lượng sữa những ngày đầu đời của con yêu, hy vọng sẽ giúp mẹ giải quyết được thắc mắc của mình.

Ngày đầu tiên sau sinh, khi mới sinh ra dạ dày của bé có kích thước bằng quả cherry, nó chỉ chứa được khoảng 5 – 7 ml sữa/ mỗi lần ăn, do đó cữ bú của trẻ mới sinh nhiều hơn. 

Dạ dày của bé phát triển từng ngày, đến ngày thứ 3 dạ dày của bé có kích thước bằng quả óc chó và thể tích chứa được 22 – 27 ml/ mỗi cữ bú. Vào ngày thứ 7, dạ dày của bé to bằng quả mơ và có thể chứa được 45 – 60ml sữa/ cữ bú. Tròn 1 tháng tuổi dạ dày của con to bằng quả trứng và có thể chứa được 80 – 150ml sữa/ cữ bú

Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh trong 7 ngày đầu tiên sau sinh

Từ kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh, chúng ta có thể xác định được lượng sữa cho trẻ theo từng ngày tuổi như sau:

  • Lượng sữa cho bé sơ sinh 1 ngày tuổi [24 giờ đầu tiên] là 5 – 7ml tương đương 8 – 12 cữ bú
  • Lượng sữa cho bé sơ sinh  2 [24 – 48 giờ] là 14ml tương đương 8 – 12 cữ bú
  • Lượng sữa cho bé sơ sinh 3 [48 – 72 giờ] là 22 – 27ml tương đương 8 – 12 cữ bú
  • Lượng sữa cho bé sơ sinh 4 – 6 ngày tuổi [72 – 96 giờ] là 30ml tương đương 8 – 12 cữ bú
  • Lượng sữa cho bé sơ sinh 7 ngày tuổi [144 – 168 giờ] là 35ml tương đương 8 – 12 cữ bú

Lưu ý: Cữ bú của bé trong 7 ngày cách nhau khoảng 2 tiếng với bé bú sữa mẹ và 3 tiếng với bé bú sữa công thức. Lượng sữa có thể tăng hoặc giảm tùy vào nhu cầu của bé. Nếu thấy bé quấy khóc đòi ăn thì mẹ có thể cho bé ăn thêm.

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh tuần thứ 2 – 3 tháng tuổi

Bắt đầu từ tuần thứ 2 trở đi, dạ dày của bé đã ổn định hơn và lớn dần lên, bé cũng đã quen được với môi trường xung quanh. Lượng sữa cho bé sơ sinh từ tuần thứ 2 đến tháng thứ 3:

  • Lượng sữa cho bé sơ sinh ngày thứ 7 – 1 tháng tuổi là 35 – 60ml tương đương 6 – 8 cữ bú
  • Lượng sữa cho bé sơ sinh tháng thứ 2 là 60 – 90ml tương đương 5 – 7 cữ bú
  • Lượng sữa cho bé sơ sinh tháng thứ 3 là 60 – 120ml tương đương 5 – 6 cữ bú

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ 4 – 6 tháng tuổi

Từ tháng thứ 4 bé đã vận động nhiều hơn, biết lật, biết cười đùa… năng lượng bé tiêu hao trong ngày cũng nhiều hơn. Vì vậy, lượng sữa cho bé giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi cũng thay đổi:

  • Lượng sữa cho bé sơ sinh tháng thứ 4 là 90 – 120ml tương đương 5 – 6 cữ bú
  • Lượng sữa cho bé sơ sinh tháng thứ 5 là 90 – 120ml tương đương 5 – 6 cữ bú
  • Lượng sữa cho bé sơ sinh tháng thứ 6 là 120 – 180ml tương đương 5 cữ bú

Bé giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi sẽ bú nhiều hơn

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ 7 – 12 tháng tuổi

Từ tháng thứ 7 trở đi, bé phát triển và tăng trưởng không ngừng. Sữa mẹ không còn đủ cho nhu cầu của bé. Vì vậy, ngoài lượng sữa cho bé thì mẹ cần thực hiện cho bé ăn dặm từ tháng thứ 7 trở đi. Bé ăn dặm vào tháng thứ 7 có thể bổ sung bột, súp và các rau củ quả… Mẹ cần chú ý đến lượng ăn để đảm bảo bé đủ chất không bị chậm lớn, còi xương, chậm tăng cân, thiếu cân.

Lượng sữa cho bé sơ sinh giai đoạn này sẽ là:

  • Lượng sữa cho bé sơ sinh tháng thứ 7 là 180 – 220ml tương đương 3 – 4 cữ bú
  • Lượng sữa cho bé sơ sinh tháng thứ 8 là 200 – 240ml tương đương 4 cữ bú
  • Lượng sữa cho bé sơ sinh tháng thứ 9 -12 là 240ml tương đương 4 cữ bú

Công thức tính lượng sữa cho bé ăn mỗi ngày

Công thức: Lượng sữa [ml]/ ngày = Cân nặng bé x 150ml

Ví dụ: Bé nặng 4,5kg thì lượng sữa 1 ngày bé cần là: 4,5×150=630ml

Công thức tính lượng sữa mỗi cữ ăn cho bé

Để tính được lượng sữa cho mỗi bữa ăn cần tính được thể tích dạ dày của bé sau đó lấy thể tích dạ dày bé nhân với 2/3.

Thể tích dạ dày của bé [ml] = cân nặng bé x 30

Lượng sữa mỗi cữ ăn của bé [ml] = Thể tích dạ dày bé [ml] x 2/3

Ví dụ: Bé nặng 4,5kg thì thể tích dạ dày của bé là: 4,5×30=135ml. Với thể tích dạ dày của bé nặng 4,5kg đã tính được ở trên là 135ml sữa thì mỗi cữ ăn bé bú = 135mlx2/3= 90ml/ cữ

Công thức hay cách tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh chỉ mang tính chất tương đối, mỗi bé sẽ có nhu cầu cần sữa khác nhau. Mẹ nên đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu bé đói ăn, bú thiếu, bú thừa sau mỗi cữ bú để tăng hoặc giảm lượng sữa cho bé.

Mẹ có thể tính lượng sữa trẻ cần theo cân nặng

Khi bé đã bú no sẽ có những dấu hiệu để mẹ nhận biết và dừng cho bé bú, nếu tiếp tục cho bé bú có thể gây nôn/trớ. Những dấu hiệu mà mẹ có thể dễ dàng nhận ra, như:

  • Bé ngừng bú và quay đầu khỏi ti mẹ, nhả núm vú ra ngoài.
  • Bé dễ bị phân tâm bởi những thứ xung quanh vì khi đó đã no rồi, bé chưa no rất tập trung khi bú.
  • Ngực của mẹ không còn cảm giác cứng hay chảy sữa. 
  • Giấc ngủ của bé liền mạch: Nếu con ngủ được giấc trên 45-60 phút [45 phút là thời gian tối thiểu cho một giấc ngủ của trẻ sơ sinh] thì đó là tín hiệu lượng sữa con ăn vào đủ cho hoạt động ngủ, chơi của con.

Khi cho bé bú mẹ không nên cho bé bú quá ⅔ thể tích dạ dày nếu không bé sẽ bị ọc sữa. Trong 72 giờ đầu tiêu sau sinh mẹ sẽ tiết sữa non với nhiều dưỡng chất đặc biệt, sữa này sẽ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch trong 6 tháng đầu tiên vì vậy mẹ cần cho bé bú sữa này. 

Thời gian bú của con quá ngắn hoặc quá dài

Mặc dù thời gian bú của mỗi bé là khác nhau nhưng trung bình khoảng 10 – 20 phút/cữ bú. Nếu con bú quá lâu trên 1 giờ là thời gian bú quá dài, ngắn hơn 10 phút là thời gian bú quá ngắn, việc này sẽ không đủ lượng sữa cho bé

Bé chậm tăng cân

Dấu hiệu bé bị sụt cân, chậm tăng cân là dấu hiệu rõ nhất cho việc bé bú không đủ sữa. Sau từ 10 -14 ngày tuổi thì cân nặng của bé trở về với lúc mới sinh và bắt đầu tăng. Cụ thể:

  • Từ 0 – 3 tháng bé tăng 100 – 200g/ tuần
  • Từ 3 – 6 tháng bé tăng 100 – 140g/ tuần
  • Từ 6 – 12 tháng bé tăng 60 – 100g/ tuần

Đôi khi bé ốm sẽ bị sụt cân đó là bình thường. Nhưng nếu bé sụt cân quá nhiều và không tăng cân, tăng quá chậm thì đó là dấu hiệu bé bú không đủ sữa.

Số tã thay ra ít

Dấu hiệu bé bú không đủ sữa dễ nhận biết nữa đó là về số lượng tã ướt, tã bẩn. Lượng tã thay ra của trẻ sơ sinh như sau:

  • Từ 1 – 2 ngày sau sinh thì sẽ có 1 – 2 tã ướt/ ngày và có phân su màu đen xanh
  • Từ 2 – 6 ngày sau sinh thì có 5 – 6 tã ướt/ ngày, phân lỏng có màu xanh lá cây nhạt
  • Sau ngày thứ 6 thì có 6 – 8 tã ướt/ ngày, phân lỏng màu vàng tươi sáng
  • Sau tuần thứ 6 thì có 6 – 8 tã ướt/ ngày và phân mềm màu vàng nâu

Nếu số lượng tã bẩn, ướt ít hơn lượng kể trên thì có thể em bé của mẹ đang không được bú  đủ sữa con cần.

Sữa mẹ tiết ra không tăng sau nhiều ngày

Lúc mới sinh thì sữa mẹ có thể chưa tiết ra nhiều nhưng lượng sữa sẽ được cải thiện vài ngày sau đó. Cụ thể, sau 3 – 4 ngày sau sinh sữa mẹ về nhiều hơn, màu trắng đục. Nếu sữa mẹ tiết ra không thấy tăng lên thì tức là mẹ không đủ sữa cho con và bé bú cũng không đủ.

Ngực mẹ bị mềm đi, xẹp xuống

Nếu ngực của mẹ bị xẹp xuống hay mềm đi vào giai đoạn cho con bú thì đó là dấu hiệu sữa bị giảm lượng, bé có thể bú không đủ.

Sau khi trẻ bú đủ, ngực mẹ sẽ mềm đi

Bụng và núm vú của mẹ bị đau khi cho con bú

Hiện tượng đau bụng và núm vú khi đang cho con bú là do cho bé ngậm đầu ti sai vị trí. Điều đó đang cảnh báo rằng mẹ cho con bú sai cách, đồng nghĩa với việc có thể bé nhà bạn đang bú không đủ sữa.

Bé bú xong mẹ không có cảm giác “châm kim”

Sau khi cho bé bú xong thì mẹ thường có cảm giác “châm kim” hoặc là ngứa một chút ở đầu ngực. Sau khi bé bú xong mẹ không có cảm giác này thì là do lượng sữa mẹ giảm đi và bé cũng bú không đủ.

Một số dấu hiệu bé bú không đủ sữa khác

Nếu bú thiếu sữa và bị đói , bé sẽ biết thể hiện hơn nhu cầu của mình qua các dấu hiệu rõ rệt như sau:

  • Bé vùi đầu, đập tay vào ngực của người đang bế ẵm
  • Bé gây sự chú ý bằng cách dằng kéo quần áo 
  • Bé di chuyển tay chân, khua khoắng liên tục
  • Bé có thể quấy khóc, rên rỉ, khó chịu
  • Mắt bé không ngừng cử động kể cả khi vẫn đang nhắm.
  • Bé tỉnh giấc khi đang ngủ, rồi sau đó ngay lập tức ngủ thiếp đi rất nhanh

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là phương pháp nuôi dưỡng trẻ sơ sinh tối ưu và được khuyến khích trên toàn thế giới bởi nó đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng nắm rõ những kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là các chị em lần đầu được thực hiện thiên chức làm mẹ thiêng liêng.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc bắt đầu triển khai và thực hiện đúng quy trình chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ. Với mong muốn hơn 4000 trẻ sơ sinh chào đời mỗi năm tại bệnh viện được tận hưởng nguồn sữa mẹ quý giá giàu kháng thể và dưỡng chất. Danh hiệu này được trao bởi Vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ em trực thuộc Bộ Y tế với sự phối hợp về đào tạo, đánh giá của Tổ chức Alive & Thrive.

Khoa Sản – Bệnh viện Hồng Ngọc luôn nỗ lực không ngừng trong việc bảo đảm các tiêu chí được nêu ra như tiêu chí chất lượng E, môi trường hỗ trợ cho nuôi con bằng sữa mẹ, những đánh giá về thuốc và cung ứng vật tư – trang thiết bị của Tổ chức Alive & Thrive. 

Đây là bước tiền đề để Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hướng tới mục tiêu trở thành một trong những bệnh viện tư nhân đầu tiên tại miền Bắc đạt danh hiệu “Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc”.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề