Gene tiến hóa làm con người thông minh hơn năm 2024

Nhiều gen trong số 52 gen này quyết định cả một số đặc tính thể chất khác của người đó: cao, gầy, ghét thuốc lá… Đồng thời, các gen này cũng giúp chủ nhân ít có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ, trầm cảm, tâm thần phân liệt, béo phì.

Gene tiến hóa làm con người thông minh hơn năm 2024

50% trí thông minh được quyết định bởi gen, 50% còn lại do các yếu tố môi trường như dinh dưỡng và giáo dục - ảnh minh họa từ internet

Trong khi đó, một nghiên cứu khác mới được công bố trên tạp chí Molecular Psychiatry của Đại học Edinburgh (Scotland - Anh) thì phát hiện ra rằng những "gen thông minh" sẽ đóng góp 50% vào trí thông minh của mỗi người.

Để thực hiện, họ đã sử dụng dữ liệu di truyền trong DNA của 20.000 người, xác định các biến thể di truyền hiếm gặp và phổ biến liên quan đến IQ. Công trình đã cho thấy yếu tố di truyền thực sự có giá trị lớn đối với trí thông minh của một người. Các công trình trước đó cho rằng di truyền chỉ quyết định 30%.

Tiến sĩ David Hill, thành viên nhóm nghiên cứu của Đại học Edinburgh, cho biết nếu như một nửa trí thông minh được quyết định bởi gen thì một nửa còn lại phụ thuộc vào các yếu tố môi trường. Đó là dinh dưỡng và sự giáo dục họ nhận được.

Theo các nhà khoa học, xác định được ảnh hưởng lớn của di truyền lên trí thông minh không đồng nghĩa với việc yêu cầu một đứa trẻ thôi cố gắng, bởi một nửa IQ vẫn phụ thuộc môi trường, trong đó có các nỗ lực học tập. Tuy nhiên, nó có giá trị giúp người học định vị bản thân, đặt ra các mục tiêu và hướng học tập phù hợp để phát huy tối đa tiềm năng.

Cụ thể, trí thông minh nằm trên nhiễm sắc thể X. Người mẹ có khả năng truyền gen trí thông minh cho con cái bởi họ có 2 nhiễm sắc thể X (XX) - gấp đôi lượng gen thông minh so với người cha, vốn chỉ có một nhiễm sắc thể X (XY).

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm ra, gen di truyền có chức năng nhận thức tiến bộ mà con cái thừa hưởng từ người cha có thể tự động bị vô hiệu hóa.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tiến hành trên những con chuột biến đổi gen cũng cho kết quả tương tự. Những con chuột có thêm lượng gen từ mẹ sẽ có phần đầu và não phát triển hơn, nhưng thân hình lại nhỏ. Còn những con có thêm lượng gen từ cha với hộp sọ nhỏ lại có thân hình phát triển lớn hơn.

Nghiên cứu sâu hơn nữa, các nhà khoa học đã xác định được tế bào chỉ chứa gen của mẹ hoặc cha trong 6 vùng độc lập ở não chuột. Các vùng này liên quan mật thiết đến chức năng nhận thức của chuột, từ thói quen đơn giản như ăn uống, tiểu tiện đến phức tạp hơn như suy luận và ghi nhớ.

“Các tế bào gen của người cha tích lũy trong các bộ phận của hệ thống limbic, có liên quan đến các chức năng như tình dục, nhu cầu ăn uống và sự chiến đấu. Nhưng chúng tôi lại không phát hiện ra bất kỳ gen di truyền nào của người bố trong vùng vỏ não, vốn là vùng chỉ huy tư duy cấp cao như suy luận và ghi nhớ, lên kế hoạch hay giao tiếp”.

Gene tiến hóa làm con người thông minh hơn năm 2024

Theo các nhà nghiên cứu, con cái thừa hưởng trí thông minh từ mẹ nhiều hơn bố

Lo ngại sự khác nhau giữa bộ não người và não chuột, các nhà nghiên cứu ở Glasgow (Anh) đã thực hiện một nghiên cứu để khám phá nhiều hơn về trí thông minh của con người. Họ đã triển khai khảo sát trên người, với 12.686 thanh niên trong độ tuổi từ 14 đến 22 tuổi được tham gia phỏng vấn.

Mặc dù tính đến một số yếu tố như trình độ học vấn, chủng tộc, tình trạng kinh tế xã hội khác nhau, nhóm nghiên cứu vẫn thu được, tỷ lệ khác biệt giữa trí thông minh của con cái và người mẹ chỉ 15%.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Washington cũng phát hiện ra mối liên kết tình cảm giữa mẹ và con còn giúp phát triển một số bộ phận trong não. Những đứa trẻ được sống hạnh phúc bên mẹ trong 7 năm đầu đời có vùng hippocampus trung bình lớn hơn 10% so với những đứa trẻ phải sống xa mẹ. Hippocampus là một khu vực của bộ não liên quan đến trí nhớ, học tập và đối phó với căng thẳng.

Mối liên hệ chặt chẽ với mẹ còn giúp trẻ cảm thấy an toàn, cho phép chúng khám phá thế giới và đủ tự tin để tự giải quyết vấn đề. Ngoài ra, những bà mẹ tận tụy, chu đáo sẽ thường xuyên giúp đỡ trẻ, càng giúp trẻ phát huy hết tiềm năng của mình.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, di truyền không phải yếu tố duy nhất quyết định đến trí thông minh của trẻ. Chỉ khoảng 40 – 60% trí thông minh là do di truyền, phần còn lại phụ thuộc vào môi trường.

Thời Vũ (Theo Independent)

Đại dịch Covid-19 với những diễn biến chưa từng có trong tiền lệ, có thể là một dịp thích hợp để nêu gương cho trẻ em rằng các kĩ năng sống, ngoài kiến thức, là điều cần thiết phải có cho một cuộc sống trọn vẹn trong tương lai.

Đây là kết quả một số nghiên cứu trên thế giới về mối liên hệ giữa gene di truyền và trí thông minh, theo Dược sĩ chuyên khoa I, thạc sĩ xét nghiệm Đỗ Bá Tùng, Trưởng khoa Vi sinh, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP HCM).

Trí thông minh được định nghĩa theo nhiều cách, bao gồm khả năng logic, trừu tượng, sự hiểu biết, tự nhận thức, học tập, có trí tuệ xúc cảm, trí nhớ, kế hoạch và giải quyết vấn đề. Đây là một đặc điểm phức tạp, có nhiều cách đo lường và mức độ cũng khác nhau ở từng người, giới tính, chủng tộc, chịu tác động của cả yếu tố di truyền và môi trường.

Nghiên cứu công bố năm 2017 của Viện Tâm thần, Tâm lý học (Anh) cùng Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (Anh), chỉ ra trí thông minh có tính di truyền cao và có thể dự đoán sự thành công trong giáo dục, công việc và xã hội của một người.

Các nhà nghiên cứu so sánh điểm khác biệt và tương đồng về chỉ số IQ của 294.000 mẫu gene các con trong một gia đình, các cặp song sinh, con nuôi và con ruột... trong 4 năm (2013-2017). Kết quả cho thấy khả năng di truyền trí thông minh của con người ước tính khoảng 50%. Các nhà nghiên cứu xác định thành công của một người dựa trên khác biệt về trình tự bộ gene di truyền chiếm 20% trong số 50% khả năng di truyền trí thông minh.

Theo các nhà khoa học, trí thông minh gồm khả năng học hỏi, suy luận và giải quyết vấn đề đi đầu trong nghiên cứu di truyền hành vi. Sự khác biệt về DNA di truyền là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt của người này so với người khác trong điểm kiểm tra trí thông minh.

Gene tiến hóa làm con người thông minh hơn năm 2024

Trẻ thông minh có thể do gene di truyền và được giáo dục tốt. Ảnh: Freepik

Nghiên cứu năm 2017 của Đại học Vrije Amsterdam (Hà Lan) và một số trường khác cũng cho thấy trí thông minh do cả môi trường và gene quyết định. Các nhà nghiên cứu phân tích điểm kiểm tra trí thông minh và bộ gene hoàn chỉnh của hơn 78.000 người. Họ kết luận rằng không có “gene IQ” duy nhất mà có ít nhất 22 gene cụ thể liên quan đến trí thông minh.

Ví dụ, các gene BDNF, PLXNB2, XPTR, KIBRA... tác động đến sự hình thành trí thông minh. Gene BDNF cung cấp các hướng dẫn để tạo ra một loại protein có trong não và tủy sống gọi là yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não. Protein BDNF hoạt động ở các kết nối giữa các tế bào thần kinh (khớp thần kinh), nơi giao tiếp giữa tế bào với tế bào. Nó giúp điều chỉnh độ dẻo của khớp thần kinh, rất quan trọng cho học tập và trí nhớ, có liên quan đến sự hình thành trí thông minh.

Theo các nhà nghiên cứu, không phải mọi người sinh ra đều có một mức độ thông minh nhất định và không thể thay đổi. Có rất nhiều yếu tố khác tác động, trong đó gene chỉ là một yếu tố trong sự hình thành và thay đổi mức độ thông minh. Một gene có liên quan trí thông minh không quyết định hoàn toàn người đó sẽ làm tốt bài kiểm tra về IQ.

Họ cũng cho rằng để đạt điểm cao trong các lĩnh vực đòi hỏi phải tối ưu hóa các yếu tố trên và chăm sóc sức khỏe, chứ không chỉ hy vọng vào việc có được DNA tốt. Mỗi người sinh ra có những gene khác nhau liên quan đến trí thông minh, nhưng tận dụng tối đa những gene này thì tùy thuộc vào từng cá nhân.

Thạc sĩ Tùng cho rằng trí thông minh không quyết định sự thành công của một người. Chỉ số IQ thường được dùng để đánh giá trí thông minh cao hay thấp. Một người có chỉ số IQ cao thường có khả năng suy luận, lập luận, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, học tập suy nghĩ trừu tượng và hiểu những ý tưởng phức tạp tốt hơn.

“Cha mẹ nên nuôi dạy con khoa học, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng đúng cách từ khi mang thai và trong quá trình nuôi dạy để con phát triển trí tuệ tối ưu”, thạc sĩ Tùng nói.