Giá 1 giá 2 giá 3 là gì năm 2024

chưa? Nếu chưa hiểu rõ thì hãy đọc hết bài viết dưới đây để bổ sung thêm kiến thức cũng như kỹ năng đầu tư cho bản thân qua việc tìm hiểu Bảng giá trực tuyến của Chứng khoán Shinhan Việt Nam [SSV] nhé !

Bảng giao dịch chứng khoán là gì?

Bảng giao dịch chứng khoán là nơi thể hiện tất cả thông tin liên quan đến giá và các giao dịch cổ phiếu của thị trường chứng khoán. Khi nhà đầu tư [NĐT] thực hiện mua hoặc bán cổ phiếu trên các sàn đều cần phải thao tác trên bảng điện tử chứng khoán đang hiển thị. Chính vì vậy, việc thông thạo từng chi tiết của bảng giao dịch chứng khoán sẽ giúp tối đa hóa cơ hội của các nhà đầu tư khi ra quyết định.

Bảng giá giao dịch chứng khoán tại Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam có 2 Sở giao dịch chứng khoán chính thức: HNX [Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội] và HOSE [Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh]. Mỗi Sở Giao dịch Chứng khoán [GDCK] đều có một bảng giá riêng cũng như các công ty chứng khoán cũng có 1 bảng giá riêng để phục vụ khách hàng của mình [nguồn dữ liệu được lấy từ 2 Sở Giao dịch và Trung tâm lưu ký]. Các bảng giá này chỉ khác nhau về mặt giao diện, còn về cơ bản là hoàn toàn giống nhau.

Ngoài ra trên thị trường chứng khoán còn có sàn UPCOM [Unlisted Public Company Market] là sàn giao dịch “trung chuyển”, được thiết lập với mục đích khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia vào thị trường chứng khoán.

Bảng giá giao dịch chứng khoán tại Việt Nam

Thuật ngữ và ký hiệu trên bảng điện tử chứng khoán

Để bổ sung những thông tin về đầu tư chứng khoán cơ bản thì nhà đầu tư cần bắt đầu học thuộc cách xem và đọc bảng chứng khoán điện tử một cách chính xác nhất.

Bảng giá giao dịch chứng khoán Shinhan Việt Nam [SSV]

Ý nghĩa các tên cột trong bảng điện tử chứng khoán

  • Cột “mã CK” [mã chứng khoán]: Mỗi mã sẽ tương ứng với một loại cổ phiếu, danh sách các mã CK giao dịch và khi bấm vào từng mã thì bạn có thể xem được đồ thị hoặc đặt lệnh mua/ bán cho mã cổ phiếu đó
  • Cột giá ‘Trần” [màu tím], “sàn” [màu xanh dương], “TC” [màu vàng]: Là các khả năng giá có thể xảy ra trong phiên giao dịch. Dễ hơn thì có thể hiểu là giá chỉ có thể dao động trong khoảng giá đó với max là màu tím, min là màu xanh dương và vàng không đổi so với phiên trước.
  • Cột “Thông tin dư mua”: Thể hiện kỳ vọng vào giá mua và khối lượng mua tương ứng của cổ phiếu đó. Ngoài ra, chúng ta có thể tham khảo được 3 giá gần nhất của người mua tương ứng với cột “Giá 3- KL3, Giá 2 – KL2, Giá 1- KL1".
  • Cột “Thông tin dư bán": Tương tự cột bên mua, cột bên bán thể hiện kỳ vọng giá của người bán lên cổ phiếu đó. ta có thể tham khảo 3 giá gần nhất của người bán tương ứng với cột “Giá 1- KL1, Giá 2 – KL2, Giá 3- KL3".
  • Cột “Khớp lệnh": Thể hiện giá và khối lượng lệnh đã khớp trong các giao dịch mua hoặc bán và % tăng giảm giá trong phiên. Nguyên tắc của cột khớp lệnh là giá mua khớp từ cao đến thấp và giá bán khớp từ thấp đến cao và lệnh sẽ khớp theo từng phiên giao dịch.
  • Cột “Tổng KL” [Tổng khối lượng]: Tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong phiên
  • Cột Giá “TB”, “Thấp”, “Cao”: thể hiện giá trung bình, giá cao nhất, giá thấp nhất đã khớp trong phiên.
  • Cột “Nhà ĐTNN”: Cột Nhà ĐTNN là cột thể hiện dòng vốn từ nước ngoài, khối lượng mua và bán của nhà đầu tư nước ngoài .

Quy định về màu sắc trên bảng điện tử chứng khoán

Mỗi màu sắc có một ý nghĩa khác nhau trong bảng giao dịch chứng khoán

  • Màu tím: Giá đang tăng kịch trần so với giá tham chiếu [là giá đóng cửa của ngày hôm qua] của mã chứng khoán tương ứng. Đối với mã cổ phiếu sàn HOSE là tăng 7% và và mã cổ phiếu sàn HNX hoặc Upcom là tăng 15%.
  • Màu xanh lá cây: Giá đang tăng so với giá tham chiếu của mã chứng khoán nhưng chưa chạm trần.
  • Màu vàng: Giá bằng và không thay đổi o với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng.
  • Màu đỏ: Giá đang giảm so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng.
  • Màu xanh dương: Giá đang giảm và chạm đáy khi so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng. Đối với mã cổ phiếu sàn HOSE là giảm 7% và và mã cổ phiếu sàn HNX hoặc Upcom là giảm 15%

Các loại lệnh trên thị trường

Lệnh LO [Limit Order – Lệnh giới hạn]: là lệnh mua/bán chứng khoán tại một mức giá xác định [ghi mức giá cụ thể]

Lệnh ATO/ATC [At The Open/At The Close – Lệnh đóng cửa/ Lệnh mở cửa]: là lệnh mua bán bất chấp giá ở phiên định kỳ mở cửa hoặc đóng cửa.

Lệnh MP [Market Price Order – Lệnh Thị Trường] : là lệnh mua/bán chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất/giá mua cao nhất hiện có trên thị trường

Lệnh MTL/MOK/MAK [Market To Limit/Match Or Kill/Match And Kill – Lệnh thị trường giới hạn/ Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy/ Lệnh thị trường khớp và hủy] : lả các loại lệnh khớp liên tục ở HNX.

Lệnh PLO [Post Limit Order]: là lệnh khớp sau phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa ở sàn HNX.

Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư mới, chúng ta chỉ cần nên biết 4 loại lệnh cơ bản: LO, ATO/ATC, MP

Các chỉ số thị trường

  • VN-Index: Là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM [HOSE].
  • VN30-Index: Là chỉ số giá của 30 cổ phiếu bluechip trên thị trường.
  • VNX-AllShare: Là chỉ số chung thể hiện sự biến động của tất cả giá cổ phiếu đang niêm yết trên HOSE và HNX.
  • HNX-Index: Là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội [HNX].
  • UPCOM-Index: Là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu giao dịch trên thị trường UPCoM, thuộc HNX.

Bảng giá điện tử giao dịch chứng khoán Shinhan Việt Nam [SSV]

Chứng khoán Shinhan Việt Nam [SSV] đã nâng cấp toàn diện hệ thống giao dịch chứng khoán bao gồm bảng giao dịch chứng khoán trực tuyến. Bây giờ NĐT có thể vừa theo dõi bảng điện tử chứng khoán cũng như chỉ số tài chính doanh nghiệp của các mã cổ phiếu quan tâm một cách thuận tiện. Ngoài ra NDT có thể đặt lệnh mua bán ngay trên bảng giá và xem danh sách khuyến nghị cũng như đọc báo cáo khuyến nghị được tích hợp ngay trên bảng điện tử chứng khoán của Chứng khoán Shinhan Việt Nam [SSV]

Chủ Đề