Giả thuyết khoa học là gì

Câu 1: Giả thuyết nghiên cứu là gì? Trình bày các đặc tính của giả thuyết nghiên cứu. Phân tích ví dụ minh họa giả thuyết nghiên cứu cho một đề tài nghiên cứu khoa học. Trả lời

  1. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết là một kết luận giả định hay một dự đoán mang tính xác suất về bản chất, các mối quan hệ và nguyên nhân của sự vật, hiện tượng. Trong nghiên cứu khoa học, giả thuyết nghiên cứu xuất từ câu hỏi nghiên cứu, nó là nhận định sơ bộ, là kết luận giả định của câu hỏi nghiên cứu. Giả thuyết được coi điểm khởi phát, là nhân tố căn bản, làm nền móng cho mọi công trình nghiên cứu. Trong khoa học tự nhiên, Mendeleev từng khẳng định điều này:“Không một nghiên cứu nào không phải đặt giả thuyết”; “Đặt ra một giả thuyết sai vẫn còn hơn không đặt ra một giả thuyết nào”. Còn trong khoa học xã hội, Engels cũng lập luận chắc chắn: “Nghiên cứu nào cũng phải có giả thuyết. Giả thuyết chẳng qua là sự giải thích sơ bộ bản chất của sự vật”. Giả thuyết nghiên cứu mặc dù là giả định nhưng không phải có thể tùy tiện đặt ra. Giả thuyết phải được xây dựng trên cơ sở quan sát, không được trái với lý thuyết và có thể kiểm chứng. Bằng trải nghiệm khoa học, các nhà nghiên cứu đưa ra một phương án “giả định” về cái điều chưa biết. Nhờ có phương án giả định đã đặt ra mà người nghiên cứu có được hướng tìm kiếm, theo đó để tìm cách chứng minh bằng cơ sở lý luận hoặc thực nghiệm. Một giả thuyết nghiên cứu có thể phát triển theo 2 dạng thức:
  2. Dạng thức quan hệ nhận – quả: Một giả thuyết tốt phải chứa đựng mối quan hệ nhân quả và thường sử dụng từ ướm thử “có thể”. Ví dụ: tập thể dục có thể nâng cao sức khỏe là một giả thuyết nhân – quả.
  3. Dạng thức “nếu - vậy thì”: “Nếu” [Hệ quả hoặc nguyên nhân]... có liên quan tới [Nguyên nhân hoặc hệ quả]..., “vậy thì” nguyên nhân đó có thể hay ảnh hưởng đến hiệu quả. Ví dụ: Giả thuyết “Nếu tập thể dục có liên quan tới nâng cao sức khỏe, vậy thì thường xuyên tập thể dục sẽ nâng cao sức khỏe”.
  4. Các đặc tính của giả thuyết nghiên cứu
  5. Theo Thiétart và ctg. [2003], giả thuyết nghiên cứu có những đặc tính sau: [1] Giả thuyết phải theo một nguyên lý chung và không thay trong suốt quá trình nghiên cứu: Giả thuyết trong một nghiên cứu không thể được đặt ra một cách tùy hứng mà phải dựa trên một nguyên lý chung xuyên suốt tất cả các giả thuyết đó. Và trong quá trình nghiên cứu, nhà nghiên cứu thường không sáng tạo ra giả thuyết mới mà chỉ chứng minh các giả thuyết của mình từ đó đưa ra kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố nghiên cứu với vấn đề nghiên

cứu. [2] Giả thuyết phải phù hợp với điều kiện thực tế và cơ sở lý thuyết: Giả thuyết đặt ra phải phù hợp với cơ sở thực thế và lý thuyết [các kiến thức, tài liệu đã được nghiên cứu và chứng minh]. Giả thuyết thiết thực là cần thiết giúp tiếp cận nghiên cứu dễ dàng hơn vì phần lý thuyết trong giả thuyết lý thuyết chưa được chứng minh. [3] Giả thuyết nêu ra càng đơn giản càng tốt: Nếu như hai giả thuyết về cùng một đối tượng với các dữ liệu như nhau thì giả thuyết nào đơn giản hơn sẽ dễ được chấp nhận hơn [Hempel, 1966]. Popper [2002] cũng cho rằng giả thuyết đơn giản nhất chứa nhiều nội dung thực nghiệm nhất và là giả thuyết dễ chứng minh nó sai nhất. [4] Giả thuyết có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi: Không phải giả thuyết nào cũng có thể được chứng minh hoặc bác bỏ. Giả thuyết đặt ra phải có khả năng kiểm nghiệm thông qua thí nghiệm, thu thập, phân tích dữ liệu làm chứng cứ.

  • Do đó, trong nghiên cứu, nhà nghiên cứu khi nêu ra một giả thuyết khoa học phải đảm bảo thoả mãn các yêu cầu như sau: [1] Có căn cứ về mặt khoa học. [2] Có khả năng giải thích phạm vi khá rộng các hiện tượng. [3] Phải kiểm nghiệm được. [4] Được đặt ra cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi và không phức tạp.
  • Ví dụ minh họa giả thuyết nghiên cứu Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Gojek của sinh viên trường Đại học Thương mại. Sau khi có ý tưởng nghiên cứu, cần đưa ra được giả thuyết nghiên cứu dựa trên các câu hỏi nghiên cứu.
    • Câu hỏi nghiên cứu tổng quát:
  • Các nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Gojek của sinh viên trường Đại học Thương mại?
  • Mức độ tác động của các nhân tố đó tới ý định sử dụng dịch vụ Gojek của sinh viên trường Đại học Thương mại như thế nào?
    • Câu hỏi nghiên cứu cụ thể:
  • Nhân tố “sự hữu ích” có tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Gojek của sinh viên trường Đại học Thương mại?
  • Nhân tố “chuẩn mực chủ quan” có tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Gojek của sinh viên trường Đại học Thương mại?
  • Nhân tố “giá cả” có tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Gojek của sinh viên trường Đại học Thương mại?
  1. Thiết kế một bảng hỏi khảo sát [định lượng] nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp cho đề tài. Hoặc: Xây dựng một bảng hỏi phỏng vấn [định tính] để tiến hành điều tra cho đề tài. Trả lời a]
  • Mục tiêu nghiên cứu
  • Mục tiêu chung: Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đăng ký môn học tự chọn của sinh viên trường Đại học Thương mại. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị giúp sinh viên có cơ sở lựa chọn môn học tự chọn phù hợp với bản thân nhất.
  • Mục tiêu cụ thể:  Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đăng ký môn tự chọn của sinh viên trường Đại học Thương mại.  Phân tích, đo lường mức độ ảnh hưởng và mối tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đăng ký môn tự chọn của sinh viên trường Đại học Thương mại.  Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị giúp sinh viên trường Đại học Thương mại đưa quyết định lựa chọn môn học tự chọn nhanh chóng, chính xác hơn.
  • Câu hỏi nghiên cứu
  • Câu hỏi nghiên cứu tổng quát:  Những nhân tố nào ảnh hưởng tới quyết định đăng ký môn tự chọn của sinh viên trường Đại học Thương mại?  Những nhân tố đó tác động như thế nào đến quyết định đăng ký môn tự chọn của sinh viên trường Đại học Thương mại?
  • Câu hỏi nghiên cứu cụ thể:  Yếu tố đặc điểm của môn học có là ảnh hưởng tới quyết định đăng ký môn tự chọn của sinh viên trường Đại học Thương mại hay không?  Yếu tố cá nhân sinh viên có ảnh hưởng tới quyết định đăng ký môn tự chọn của sinh viên trường Đại học Thương mại hay không?  Yếu tố môi trường học tập có ảnh hưởng tới quyết định đăng ký môn tự chọn của sinh viên trường Đại học Thương mại hay không?  Yếu tố ảnh hưởng từ người thân, bạn bè có phải là yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đăng ký môn tự chọn của sinh viên trường Đại học Thương mại hay không?  Yếu tố giảng viên có phải là yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đăng ký môn tự chọn của sinh viên trường Đại học Thương mại hay không?
  • Giả thuyết nghiên cứu  Giả thuyết H1: Yếu tố đặc điểm của môn học có thể ảnh hưởng tới quyết định đăng ký môn tự chọn của sinh viên trường Đại học Thương mại.

 Giả thuyết H2: Yếu tố cá nhân sinh viên có thể ảnh hưởng tới quyết định đăng ký môn tự chọn của sinh viên trường Đại học Thương mại.  Giả thuyết H3: Yếu tố môi trường học tập có thể ảnh hưởng tới quyết định đăng ký môn tự chọn của sinh viên trường Đại học Thương mại.  Giả thuyết H4: Yếu tố ảnh hưởng của người thân, bạn bè có thể là yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đăng ký môn tự chọn của sinh viên trường Đại học Thương mại  Giả thuyết H5: Yếu tố giảng viên có thể là yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đăng ký môn tự chọn của sinh viên trường Đại học Thương mại.

  • Mô hình nghiên cứu:

Hình 2: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đăng ký môn tự chọn của sinh viên trường Đại học Thương mại. Trong đó: - Biến độc lập là các biến: H1, H2, H3, H4, H5.

  • Biến phụ thuộc là biến quyết định đăng ký môn tự chọn của sinh viên trường Đại học Thương mại.
  • Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đăng ký môn tự chọn của sinh viên trường Đại học Thương mại.
  • Phạm vi nghiên cứu:
  • Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Thương mại.
  • Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Thương mại.
  • Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2022 đến tháng 6/2022. b] Thiết kế bảng hỏi khảo sát [Định lượng]
  • Đặc điểm của môn học Mức độ đồng ý MH 1

Tôi lựa chọn đăng ký các môn học có kiến thức dễ hiểu trước các môn khó hiểu.

1 2 3 4 5

MH

2

Tôi lựa chọn đăng ký các môn học tự chọn 2 tín trước các môn 3 tín. 1 2 3 4 5 MH 3 Tôi KHÔNG lựa chọn các môn học nặng về tính toán. 1 2 3 4 MH 4

Tôi lựa chọn đăng ký các môn có hình thức thi trắc nghiệm.

1 2 3 4 5

MH

5

Tôi lựa chọn đăng ký các môn học có nhiều tài liệu tham khảo trên internet.

1 2 3 4 5

  1. Yếu tố cá nhân sinh viên Mức độ đồng ý

CN

Tôi ưu tiên đăng ký các môn học tự chọn phù hợp với năng lực của bản thân. 1 2 3 4 5

CN2 Tôi ưu tiên đăng ký các môn học tự chọn phù hợp với sở thích của bản thân.

1 2 3 4 5

CN3 Tôi ưu tiên đăng ký các môn học tự chọn có liên quan tới ngành học của bản thân.

1 2 3 4 5

CN

Tôi ưu tiên đăng ký các môn học liên quan tới công việc làm thêm của tôi.

1 2 3 4 5

CN

Tôi ưu tiên môn học tự chọn có thời gian học phù hợp với thời gian biểu của bản thân.

1 2 3 4 5

  1. Môi trường học tập Mức độ đồng ý

MT1 Tôi sẽ đăng ký môn học tự chọn có vị trí học ở toà nhà có điều hòa.

1 2 3 4 5

MT

Tôi sẽ đăng ký môn học tự chọn có vị trí học ở tòa nhà có thang máy.

1 2 3 4 5

MT

Tôi sẽ đăng ký môn tự chọn được thực hành nhiều với máy tính.

1 2 3 4 5

  1. Ảnh hưởng từ người thân, bạn bè Mức độ đồng ý

BB1 Tôi đăng ký các môn học tự chọn theo lời khuyên của bạn bè.

1 2 3 4 5

BB

Tôi đăng ký các môn học tự chọn theo lời khuyên của các anh chị khóa trên.

1 2 3 4 5

BB3 Tôi đăng ký môn học có nhiều bạn bè đăng ký. 1 2 3 4 5

BB4 Những lời khuyên trên các hội nhóm trên mạng xã hội giúp tôi lựa chọn môn học tự chọn.

1 2 3 4 5

  1. Giảng viên Mức độ đồng ý

GV1 Tôi thích học môn học tự chọn có giảng viên dạy hay. 1 2 3 4 5 GV2 Tôi lựa chọn môn học tự chọn có giảng viên dễ tính. 1 2 3 4 5

GV

Tôi lựa chọn môn học tự chọn có giảng viên ngoại hình đẹp.

1 2 3 4 5

GV4 Tôi ưu tiên môn tự chọn có giảng viên nữ hơn là nam. 1 2 3 4 5 GV5 Tôi ưu tiên môn tự chọn có giảng viên mà tôi đã từng học. 1 2 3 4 5 6. Quyết định đăng ký môn học tự chọn Mức độ đồng ý QĐ1 Quyết định lựa chọn môn tự học là rất khó khăn. 1 2 3 4 5 QĐ2 Tôi nghĩ môn tự chọn có nhiều kiến thức cần thiết. 1 2 3 4 5 QĐ3 Tôi sẽ đăng ký học nhiều hơn các môn tự chọn. 1 2 3 4 5 Phần II: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Giả thuyết của nghiên cứu khoa học là gì?

Giả thuyết nghiên cứu khoa học được xem là các tiên đoán, phán đoán trong các nghiên cứu khoa học. Dựa vào tư duy logic của chủ thể nghiên cứu khoa học, cộng với các kinh nghiệm khoa học, quan sát từ trước, nhà nghiên cứu đưa ra các giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết có tính chỉ đường.

Tại sao cần xây dựng giả thuyết trọng nghiên cứu khoa học?

- Giả thuyết nghiên cứu giúp định hướng cho quá trình nghiên cứu và xác định mục tiêu nghiên cứu. Nó giúp người nghiên cứu tập trung vào các biến quan trọng, xác định phương pháp nghiên cứu và xác định các giả định cần kiểm chứng. - Giả thuyết nghiên cứu không xuất hiện từ hư không mà dựa trên kiến thức đã có sẵn.

Giả thuyết mô tả là gì?

Giả thuyết [hypothesis] là một giả định dựa trên các bằng chứng có sẵn, được đưa ra để giải thích một hiện tượng hoặc sự kiện trong thế giới thực. Nó là một tuyên bố mô tả một mối quan hệ giữa các biến hoặc giữa các sự kiện, dựa trên các giả định về nguyên nhân và kết quả của chúng.

Kiểm chứng giả thuyết là gì?

2.5. Kiểm chứng một giả thuyết: - Khái niệm: Kiểm chứng giả thuyết là khẳng định hoặc phủ định giả thuyết và được thực hiện nhờ vào các thao tác logic chứng minh hoặc bác bỏ.

Chủ Đề