Giá trị tích cực của phương Đông và phương Tây là gì

Sự khác biệt trong văn hóa Đông – Tây và những suy nghĩ đối với việc phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay

05/03/2014
Share
Facebook
Email
Print
Viber
Pinterest
Linkedin

TCCSĐT – Văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây tự nó đã có sự khác biệt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, sự giao lưu văn hóa Đông – Tây tạo nên những cơ hội để mỗi quốc gia phát huy và tiếp thu những khía cạnh tích cực của mỗi nền văn hóa, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa của đất nước, dân tộc mình.

Một số điểm khác biệt chủ yếu giữa văn hóa phương Đông và phương Tây
Một là,sự khác biệt trong việc nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh. Đối với người phương Tây, ngay từ thời cổ đại, cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh đã thể hiện khá rõ lập trường triết học của họ dưới các hình thức thế giới quan khác nhau, thậm chí đối lập nhau: có thế giới quan duy vật, có thế giới quan duy tâm, có thế giới quan lạc quan, tích cực, có thế giới quan bi quan, tiêu cực…

Trong sự phát triển của các nước phương Tây từ xưa đến nay, những người có thế giới quan duy vật, lạc quan tích cực [dù dưới các hình thức thô sơ, máy móc hay biện chứng…] thường đại diện cho xu hướng tư duy tiến bộ, ủng hộ hoặc đồng hành với sự phát triển của khoa học. Trái lại, những người có thế giới quan duy tâm, bi quan tiêu cực [dù dưới các hình thức chủ quan, khách quan hay tôn giáo] thường đại diện cho xu hướng tư duy phản tiến bộ, không tin hoặc cản trở sự phát triển của khoa học. Trong thói quen xem xét của người phương Tây, thế giới chỉ có thể là đen hoặc trắng chứ không chấp nhận một thế giới đen – trắng lẫn lộn. Điều đó lý giải tại sao người phương Tây lại coi trọng lối tư duy “duy lý” chứ không phải “duy tình”.

Trái lại, đối với người phương Đông, do điều kiện sinh tồn có sự khác biệt so với các nước phương Tây [tính khép kín trong sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, mô hình kinh tế – xã hội chủ yếu mang đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ phong kiến…], nên cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh thường phức tạp hơn. Trong nhận thức của người phương Đông, thế giới xung quanh không phải là những mảnh ghép rời rạc nhau mà là một chỉnh thể có tính thống nhất giữa trời, đất và con người. Chính vì thế, trong triết học phương Đông một số lý thuyết triết học, như lý thuyết về “tam tài” [Trời – Đất – Người], lý thuyết “Thiên Nhân hợp nhất” [Trời với Người là một] luôn được các nhà triết học qua các thời đại ở các nước phương Đông đề cao. Đây chính là cơ sở quan trọng để hình thành nên thói quen đề cao văn hóa cộng đồng. Việc coi nhẹ văn hóa cá nhân của người phương Đông cũng là một sự khác biệt căn bản giữa văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây.

Trong quá trình hình thành nên thế giới quan của mình, người phương Đông ít chịu ảnh hưởng bởi các khuynh hướng triết học cụ thể. Sự cạnh tranh của các học thuyết triết học ở các nước phương Đông không gay gắt như ở các nước phương Tây. Đồng thời, cũng do nền tảng phát triển của tri thức khoa học, đặc biệt là các tri thức về khoa học tự nhiên qua các thời đại còn hạn chế, nên trong thế giới quan của người phương Đông, các yếu tố duy tâm, duy vật, biện chứng và siêu hình thường đan xen lẫn lộn. Điều này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành phương pháp luận trong văn hóa ứng xử của người phương Đông, trong đó, những khía cạnh tích cực là tính linh hoạt, mềm dẻo,…; còn những khía cạnh tiêu cực là: tính hữu khuynh, tính dễ thỏa hiệp trong việc thừa nhận chân lý…

Hai là,sự khác biệt về phương thức tư duy và văn hóa ứng xử. Có lẽ đây là một trong những điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất khi so sánh sự khác biệt giữa văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây. Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển tư duy của nhân loại, người ta thấy có sự khác biệt, thậm chí đối lập nhau, trong phương thức tư duy giữa phương Đông và phương Tây. Đối với người phương Đông, do đặc điểm về điều kiện địa lý, phương thức sản xuất và lịch sử phát triển xã hội nên họ thường chú trọng và đề cao phương thức tư duy trực giác [duy cảm]. Đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy trực giác [triết học] là “cách thức tư duy chú trọng đến sự cảm nhận hay thể nghiệm”[1]. [1]. Về mặt đời thường, phương thức tư duy trực giác thể hiện thành thói quen tư duy khi đứng trước đối tượng nhận thức thường chỉ chú trọng tới yếu tố trực quan cảm tính, bề ngoài, mà ít đi sâu nghiên cứu các chi tiết bên trong. Về phương diện văn hóa, do chịu ảnh hưởng bởi phương thức tư duy trực giác nên trong cách suy nghĩ và ứng xử của người phương Đông trong cuộc sống thường ngày thường mang tính trực quan, cảm tính, đề cao nhận thức kinh nghiệm [chủ yếu là kinh nghiệm đời thường của cư dân nông nghiêp], coi nhẹ vai trò của tri thức lý luận, tri thức khoa học. Đặc biệt trong cách ứng xử, người phương Đông thường theo lối “duy tình”. Lối tư duy này cũng có những điểm tích cực, như đề cao tính cố kết cộng đồng; tính dễ thân thiện; coi trọng các quan hệ thân tộc. Nhưng lối tư duy này tự nó cũng bộc lộ những hạn chế, như sự cả tin [dễ tin do vẻ bề ngoài]; sự nể nang [do tình thân, do quan hệ] mà làm mất đi lý trí, sự sáng suốt trong đánh giá, nhận định; dễ tạo ra sự ồn ào, chạy theo vẻ bề ngoài; coi trọng đạo đức hơn tài năng con người, coi trọng tình cảm hơn lý trí [một trăm cái lý không bằng một tí cái tình].

Ngược lại với thói quen văn hóa dựa vào phương thức tư duy trực giác của phương Đông, người phương Tây có thói quen văn hóa dựa vào phương thức tư duy duy giác. Tư duy duy giác [hay tư duy duy lý] là phương thức tư duy chỉ chú trọng đến giai đoạn nhận thức lý tính, là “lối tư duy độc lập chỉ thiên về lý trí, chỉ tin vào lý trí”.

Về mặt văn hóa, lối tư duy duy lý của người phương Tây cũng có những điểm tích cực trong nhận thức cũng như hành vi ứng xử, thường phân minh rõ ràng, trắng ra trắng, đen ra đen và không chấp nhận sự lẫn lộn giữa đen và trắng, tính thực tế trong nhận thức và hành động. Tuy nhiên, bản thân phương thức tư duy đó cũng bộc lộ yếu tố hạn chế, như tính máy móc, khả năng thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh bị hạn chế. Đặc biệt, người có tư duy duy lý nếu chịu ảnh hưởng bởi mặt trái của chủ nghĩa thực dụng có thể tạo ra thói quen ứng xử thực dụng một cách ích kỷ.

Ba là,sự khác biệt về chủ thể văn hóa. Chủ thể văn hóa ở đây được hiểu là văn hóa cá nhân hay văn hóa tập thể. Do chịu ảnh hưởng bởi thói quen kinh nghiệm về lao động sản xuất của cộng đồng cư dân nông nghiệp nên văn hóa ứng xử của người phương Đông thường coi trọng tính tập thể. Một số lý thuyết triết học phương Đông cũng góp phần tạo cơ sở cho văn hóa ứng xử theo lối tập thể của người phương Đông, như thuyết “Trung dung” của Nho giáo hay thuyết “Đại thừa” trong kinh Phật. Đặc điểm của văn hóa tập thể của người phương Đông là lối nhận thức và ứng xử thường dựa vào số đông. Trong văn hóa ứng xử tập thể thì vai trò của tập thể thường được đề cao thay vì cá nhân; mỗi cá nhân muốn tồn tại trong cộng đồng phải tự biết khép mình, hòa vào số đông thay vì muốn tách ra hoặc bộc lộ năng lực vượt trội của cá nhân trước tập thể. Ưu điểm của dạng văn hóa này là có khả năng phát huy sức mạnh của cộng đồng [một dạng dân chủ cơ sở mang tính sơ khai] nhưng tự nó cũng có những nhược điểm hạn chế, như hạn chế sự phát triển của cá nhân, thiếu địa chỉ cụ thể để quy trách nhiệm về các sai lầm, dễ bị cá nhân lợi dụng để lũng đoạn quyền lực…

Nếu chủ thể văn hóa ở phương Đông là tập thể, cộng đồng thì chủ thể văn hóa ở phương Tây lại là cá nhân. Về phương diện triết học, chủ nghĩa cá nhân [individualism] là khuynh hướng triết học đề cao, thậm chí tuyệt đối hóa vai trò vị trí và những lợi ích có liên quan đến cá nhân với tư cách là một trong những bộ phận cấu thành nên cộng đồng hay xã hội. Những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân. Họ phản đối sự can thiệp từ bên ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân – cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước, hoặc bất kỳ một nhóm hay một thể chế nào khác. Chủ nghĩa cá nhân do vậy đối lập với chủ nghĩa toàn luận [neo full comment], chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng đồng, và chủ nghĩa công xã, tức là đối lập với những chủ thuyết nhấn mạnh đến việc công xã, nhóm, xã hội, chủng tộc, hoặc các mục đích quốc gia cần được đặt ưu tiên cao hơn các mục đích của cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân cũng đối lập với quan điểm truyền thống, tôn giáo, tức là đối lập với bất cứ quan niệm nào cho rằng cần sử dụng các chuẩn mực đạo đức hay luân lý ở bên ngoài, khách thể, để hạn chế sự lựa chọn hành động của cá nhân. Các khuynh hướng triết học đề cao chủ nghĩa cá nhân xuất hiện từ khá sớm trong triết học phương Tây, nhưng chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển ở các nước phương Tây thời kỳ cận đại thì chủ nghĩa cá nhân mới chính thức được khẳng định cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.

Về mặt văn hóa, chủ nghĩa cá nhân với tính cách là một chủ thể văn hóa thường bộc lộ khả năng nhận thức và hành vi ứng xử mang tính cá nhân, như nhấn mạnh đến sự độc lập của con người và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, chủ nghĩa cá nhân trong văn hóa tự nó cũng mang tính hạn chế, như việc đề cao vai trò của cá nhân thường dẫn tới khuynh hướng cực đoan, tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân đơn lẻ, dung dưỡng cho tính ích kỷ của cá nhân, hạ thấp vai trò của cộng đồng, của xã hội. Về mặt này, chủ nghĩa cá nhân gần với chủ nghĩa vị kỷ [egoism]. Chủ nghĩa cá nhân kết hợp với chủ nghĩa thực dụng làm cho văn hóa cá nhân ở các nước phương Tây mang một màu sắc mới – văn hóa thực dụng, một hình thức văn hóa khá điển hình trong văn hóa Mỹ hiện nay.

Bốn là,sự khác biệt về tôn giáo và đức tin. Về mặt lịch sử, các tôn giáo lớn trên thế giới xuất hiện lần đầu tiên vào những năm đầu Công nguyên nhưng ý thức tôn giáo của nhân loại thì đã xuất hiện trước đó hàng nghìn năm cả ở phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, theo thời gian, việc lựa chọn đức tin đối với các tôn giáo giữa người phương Đông và phương Tây có khác nhau. Đa số các cộng đồng dân cư các quốc gia phương Tây đều theo Thiên chúa giáo, nên trong ý thức về tôn giáo của họ đức tin đối với đạo Thiên chúa có một vị trí và ý nghĩa rất lớn. Điều đó giải thích tại sao trong rất nhiều sinh hoạt văn hóa và lễ hội của người phương Tây đều có liên quan đến đức tin đối với đạo Thiên chúa và góp phần tạo ra bản sắc văn hóa riêng của họ. Ngược lại, đức tin tôn giáo của cộng đồng dân cư phương Đông lại có vẻ phức tạp hơn. Do điều kiện lịch sử, địa lý và chính trị khác nhau nên người phương Đông thường có đức tin về các tôn giáo khác nhau. Ngoài đức tin về một số tôn giáo phổ biến như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Nho giáo hay Đạo giáo, người phương Đông còn có đức tin tôn giáo vào các hiện tượng tín ngưỡng và văn hóa tâm linh khác. Do đó, so với đức tin tôn giáo của người phương Tây, sự hình thành đức tin và các sinh hoạt văn hóa liên quan đến tôn giáo của người phương Đông cũng thường đa dạng và phức tạp hơn. Chính vì thế, tại các quốc gia phương Đông không có ý thức tôn giáo thuần nhất như ở phương Tây mà chỉ có các trung tâm sinh hoạt tôn giáo khác nhau góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho từng vùng, miền trong khu vực.

Một số suy nghĩ rút ra đối với Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực châu Á nên trong quá trình phát triển, nền văn hóa Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi các đặc trưng văn hóa của các quốc gia phương Đông nói chung. Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, cũng giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam không nằm ngoài xu hướng giao lưu văn hóa Đông – Tây. Do đó, để chủ động trong việc “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc” [2] [2] như Đại hội XI của Đảng đã khẳng định, có thể nêu một số suy nghĩ trong cách ứng xử và xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, cần tạo lập một môi trường đa văn hóatrong phát triển văn hóa ở mỗi quốc gia. Tính đa văn hóa trong phát triển văn hóa quốc gia hiện nay được hiểu là tính chất đa dạng, sự giao lưu và tồn tại đan xen các dạng thức văn hóa khác nhau trong một nền văn hóa thống nhất. Môi trường đa văn hóa ấy cần được hiểu ở cả hai chiều cạnh:Một là,tạo ra sự giao lưu và tính tiếp biến giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại; vàhai là,tạo lập môi trường giao lưu giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Bài học của các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới cho thấy, tạo lập một môi trường đa văn hóa không những không cản trở mà còn tạo động lực cho sự phát triển của quốc gia.

Thứ hai, phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế của văn hóa Đông – Tâytrong việc tạo lập một nền văn hóa mới. Là một quốc gia phương Đông, dĩ nhiên nền văn hóa của Việt Nam trong tương lai phải là một nền văn hóa mang bản sắc phương Đông. Nhưng muốn văn hóa phương Đông trở thành một phần động lực trong quá trình phát triển, trước hết chúng ta cần xác định rõ những giá trị trong văn hóa phương Đông cần phát huy cũng như hạn chế, những nhược điểm có thể gây cản trở cho sự phát triển của nó. Đối với việc tiếp thu các giá trị văn hóa phương Tây trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam cũng cần có quan điểm biện chứng, nghĩa là biết kế thừa, tiếp thu những giá trị hợp lý, đồng thời cũng biết loại bỏ những giá trị không phù hợp. Bài học chung của nhiều quốc gia trong khu vực, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, là: trong quá trình phát triển nền văn hóa của mình, họ chú ý nhiều hơn đến các giá trị văn hóa phương Đông để tạo nên đường hướng hình thành bản sắc riêng cho nền văn hóa, đồng thời tiếp thu các giá trị tích cực trong văn hóa phương Tây để tạo ra tính chất tiên tiến, hiện đại của nền văn hóa. Có thể coi đây là gợi ý quan trọng cho Việt Nam trong việc kế thừa, tiếp thu các giá trị văn hóa Đông – Tây trong phát triển văn hóa hiện nay.

Thứ ba, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.Xu thế hội nhập thế giới khiến mỗi nền văn hóa ngày càng mở rộng giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới, đặc biệt là sự giao lưu giữa hai nền văn hóa Đông và Tây. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế cũng dễ dẫn đến chỗ nền văn hóa bản địa bị hòa tan hoặc đơn giản là không còn bản sắc, do đó việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa trong bối cảnh hiện nay đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, là hết sức cần thiết. Bài học của nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực cho thấy, việc giữ gìn và phát huy có hiệu quả bản sắc dân tộc trong quá trình phát triển văn hóa là giải pháp quan trọng nhất để đưa nền văn hóa quốc gia hội nhập sâu rộng với các giá trị văn hóa tiên tiến của thế giới. Chứng kiến sự phát triển của nền văn hóa Nhật Bản hiện nay, bên cạnh các giá trị tiên tiến, hiện đại mang dáng dấp của văn hóa châu Âu được nhà nước Nhật Bản cho phép du nhập và phát triển thì những giá trị văn hóa truyền thống của Nhật Bản cũng được giữ gìn và phát huy có hiệu quả. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại đã tạo ra tính chất độc đáo trong sự phát triển của văn hóa Nhật Bản hiện nay. Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc không chỉ nổi tiếng là một đất nước hiện đại và năng động mà còn là một đất nước có nền văn hóa với truyền thống lâu đời được gìn giữ và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử. Thành công trong phát triển của nền văn hóa Hàn Quốc không chỉ dừng lại ở sự thành công trong kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại mà quan trọng hơn đã tạo ra những giá trị văn hóa riêng và mới, góp phần làm thay đổi nhanh hơn diện mạo đất nước, con người Hàn Quốc.

Như vậy, quá trình nghiên cứu và đi đến khẳng định sự khác biệt trong văn hóa Đông – Tây chính là để thấy rõ hơn sự cần thiết phải kết hợp văn hóa Đông – Tây trong xây dựng và phát triển nền văn hóa của mỗi quốc gia trong bối cảnh hiện nay./.

________

[1]. PGS.TS. Phạm Công Nhất [chủ biên]: Giáo trình triết học [Dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn], Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, tr. 41
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 75

5 / 5 [ 1 bình chọn ]
  • TAGS
  • bản sắc
  • cach mang
  • chinh tri
  • cơ hội
  • dân tộc
  • dang
  • dang bo
  • dang spkt
  • dang uy
  • dangbo
  • giao lưu
  • góp phần
  • hcmute
  • hiện nay
  • khác biệt
  • khía cạnh
  • làm giàu
  • ly luan
  • phát huy
  • phương tây
  • quốc gia
  • quốc tế
  • spkt
  • tích cực
  • tiếp thu
  • toàn cầu
  • ute
  • văn hóa
Share
Facebook
Email
Print
Viber
Pinterest
Linkedin
Bài trướcBình thường hay không bình thường
Bài tiếp theoNhững điều cần biết

"Phương Đông có gì hay cũng học, phương Tây có gì hay cũng tiếp thu"

BHG - Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh đạo kiệt xuất mà còn là một nhà văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt Nam và thế giới. Nhận xét về sự kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa Đông - Tây của Hồ Chí Minh, nhà thơ Xô Viết ManganStem khi lần đầu gặp và giao tiếp với Bác vào năm 1923, khi Bác đến Liên Xô dự Đại hội Quốc tế Cộng sản, trong vòng 10 phút được tiếp Bác, nhà thơ đã vô cùng ngưỡng mộ và cảm phục Bác về trình độ nói tiếng Nga, ông đánh giá: “Hãy nhìn vào đôi mắt của Nguyễn Ái Quốc, trong đôi mắt đó tỏa ra cái gì đó rất lạ, hoàn toàn không chỉ phương Đông cũng hoàn toàn không phải phương Tây. Không, đôi mắt ấy hài hòa giữa phương Đông – Tây, báo hiệu một nền văn hóa của tương lai”.

Chúng ta có một câu ca dao rất giản dị nói về Bác: Tháp Mười đẹp nhất bông Sen; Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. Thế giới cũng đánh giá Hồ Chí Minh là con người Việt Nam đẹp nhất, là hình ảnh tốt đẹp nhất của con người Việt Nam, hình ảnh tốt đẹp ấy chính là sự chung đúc cả Đông lẫn Tây ở sự hài hòa.

Sự kết hợp văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây được thể hiện như thế nào? Chúng ta đều biết Bác là con gia đình nhà nho, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã dạy Bác chữ nho khi còn bé, nên Bác hiểu thấu văn hóa phương Đông, nhiều luận điểm của Bác đều kế thừa văn hóa phương Đông, ví như: "Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”, “Cần, kiệm, liêm, chính”, “Nhân, chí, dũng, liêm, trung”. Văn hóa phương Đông luôn có tư duy trực cảm, suy nghĩ và cảm xúc từ trực quan; còn văn hóa phương Tây họ đề cao tư duy khoa học. Và Bác đã kết hợp rất hài hòa giữa 2 văn hóa đó. Ngay cả câu hỏi mà phóng viên nước ngoài đặt ra: Thưa Chủ tịch, trong cuộc đời Chủ tịch điều gì là quan trọng nhất? Câu trả lời của Bác mang đặc trưng tư duy phương Tây, đó là: Độc lập cho Tổ quốc tôi; tự do cho dân tộc tôi; hạnh phúc cho đồng bào tôi. Đó là tất cả những gì tôi muốn. Còn khi trả lời câu hỏi: Thưa Bác đâu là điều thiêng liêng nhất trong đời Bác? Bác trả lời mang đặc trưng của cảm xúc phương Đông, Bác đặt tay lên ngực và nói: Tôi tự nguyện dâng hiến đời tôi cho dân tộc Việt Nam và cho cả thế giới…

Đấy là kết quả của sự rèn luyện từ việc Bác bôn ba thế giới, học hỏi văn hóa phương Tây để kết hợp văn hóa phương Đông mà sau này Bác nói với chúng ta: Muốn tiến bộ, phát triển phải ra sức học tập, học hỏi kinh nghiệm các nước để làm giàu trí tuệ của mình. Cho nên phương Đông có gì hay cũng học, phương Tây có gì hay cũng tiếp thu. Học cốt để làm giàu trí tuệ mình, để suy nghĩ và sáng tạo, để giải quyết công việc của mình không giáo điều, sao chép, máy móc.

Trong ứng xử, đời sống hằng ngày Bác cũng là hiện thân giữa Đông và Tây, đó là trong giao tiếp lịch thiệp, hài ước của phương Tây, kín đáo, tế nhị của phương Đông ở Bác đều có cả. Bác tiếp các lãnh tụ phương Tây thì ứng xử lịch thiệp như chính người phương Tây. Bác tiếp bạn bè châu Á thì chân tình, thắm thiết của người phương Đông.

Trong đường lối cách mạng đưa Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn, văn hóa Đông - Tây được Bác áp dụng hiệu quả. Ngay trong tác phẩm Đường cách mệnh, Bác đã xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cho nên dân tộc Việt Nam là một thành viên của cộng đồng nhân loại, chính vậy phải học tập từ thế giới nhân loại để tự mình phát triển, chứ không đóng cửa, không hẹp hòi, không co cụm mình lại. Vì thế, Bác có tư tưởng hội nhập từ rất sớm, đây cũng là chủ đích của sự kết hợp Đông – Tây. Cách mạng Việt Nam phải có sự giúp đỡ của thế giới mới thành công. Mặc dù thực lực của chúng ta là chính. Ngay cả thời kỳ kháng chiến chống Pháp với phương châm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, với một niềm tin là kháng chiến tất thắng thì kiến quốc tất thành. Nên Bác đã tìm kiếm mọi khả năng để nhờ sự hỗ trợ của quốc tế để rồi thế giới công nhận Việt Nam và trở thành bạn bè với Việt Nam. Đó là chủ ý của Bác trong kết hợp Đông – Tây. Đến bây giờ Đảng ta rút ra nhận định có tính quy luật, đó là: Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển cách mạng Việt Nam. Và đó chính là hiện thân của văn hóa Đông – Tây mà Bác đã xây dựng, đúc kết khi sinh thời để lại cho chúng ta hôm nay.

Gs, Ts Hoàng Chí Bảo [kể]

Lê Lâm [ghi]

Người phương Đông và phương Tây suy nghĩ rất khác nhau?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Khuynh hướng tự thổi phồng mình gần như không thấy có ở các một loạt các nghiên cứu khắp Đông Á

Năm 1871 khi Horace Capron tới đảo Hokkaido, ông tìm bóng dáng sự sống ở nơi rừng núi và cánh đồng rộng lớn. "Đó là sự tĩnh lặng của cái chết," ông viết. "không một lá cây lay động, không tiếng chim, không sự sống." Đó là nơi phi thời gian, nơi của thời tiền sử, ông nghĩ.

"Thật lạ lùng là vùng đất giàu và đẹp này, tài sản của một trong những quốc gia cổ xưa và đông dân nhất thế giới… lại không có ai ở trong một thời gian dài và gần như không được biết đến như sa mạc ở châu Phi," ông nói thêm.

Đó là vùng biên giới của Nhật, giống như Miền Tây Hoang dã" của Mỹ. Các đảo Hokkaido phía cực Bắc của Nhật là nơi xa xôi tách khỏi Honshu bởi biển sóng dữ. Ai vượt qua biển này sẽ phải chịu cái rét dữ dội, địa hình núi lửa lởm chởm và muông thú hoang dã. Do vậy chính phủ Nhật để nó cho người bản xứ Ainu, họ sống nhờ vào săn bắn và đánh bắt cá.

Giữa thế kỷ 19, sợ Nga xâm chiếm, chính phủ Nhật quyết định lấy lại đảo Hokkaido này và đưa các Samurai đến đó ở. Rồi những người khác tiếp nối, các trang trại, cảng, đường và đường sắt mọc lên khắp đảo. Các nhà nông học Mỹ như Capron được mời tới hướng dẫn những người tới định cư để khai khẩn, và trong vòng 70 năm dân từ vài nghìn đã phát triển thành hơn 2 triệu. Vào thiên niên kỷ mới, con số lên gần 6 triệu người.

Quảng cáo

Ngày nay, ít người sống ở Hokkaido phải tự họ chinh phục sự hoang dã. Thế nhưng các nhà tâm lý thấy rằng tinh thần khai khẩn vẫn có ở cách họ nghĩ, cảm thụ và lập luận, so với những người sống ở Honshu chỉ cách đó 54 km. Họ có tính cá nhân hơn, tự hào hơn ở thành công, tham vọng phát triển con người hơn, và ít liên kết hơn với người xung quanh. Thực tế, nếu so với các nước khác, tính cách họ giống người Mỹ hơn những người Nhật khác.

Câu chuyện về Hokkaido chỉ là một trong những trường hợp cho thấy là môi trường xã hội đã hun đúc nên tâm trí con người. Từ những khác biệt lớn giữa Đông và Tây cho tới những biến động nho nhỏ giữa các bang ở Mỹ, ta ngày càng thấy rõ là lịch sử, địa dư và văn hoá có thể làm thay đổi suy nghĩ của tất cả chúng ta một cách tinh vi và đáng ngạc nhiên, cho tới cả cách quan sát của ta nữa. Suy nghĩ của chúng ta có thể được hình thành bởi loại cây mà tổ tiên ta trồng, và một con sông có thể phân ranh giới giữa hai vùng có tính cách con người khác nhau.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trước khi Hoàng đế Minh Trị quyết định đưa dân đến đảo, người dân duy nhất sống ở Hokkaido là người bản xứ Ainu.

Dù ta sống ở đâu, nếu biết được sức mạnh này thì ta hiểu được tâm trí của ta hơn một chút.

Ảnh hưởng của văn hoá Phương Đông đối với Tư tưởng Hồ Chí Minh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [3.11 MB, 34 trang ]


Môn học:

Câu hỏi: Phân tích ảnh hưởng của văn
hóa phương Đông đến sự hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh.


I. Nho giáo và tư tưởng Hồ Chí Minh
1/ Khái quát về Nho giáo
Nho giáo [ 儒儒 ], còn được gọi là Khổng giáo [ 儒儒 ], là một
hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát
triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất phát
triển ở các nước châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều
Tiên, và sớm du nhập vào Việt Nam.
Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính
trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều
quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu
mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử.


Trong Nho giáo có nhiều yếu tố duy tâm, cổ hủ như:
+ tư tưởng phân biệt đẳng cấp xã hội
+ tư tưởng coi thường người phụ nữ trong xã hội
+ tư tưởng coi thường lao động chân tay
Tuy nhiên, Nho giáo cũng có những điểm tích cực, đó là:
+ triết lí nhân sinh thể hiện ở tư tưởng từ bậc thiên tử tới thứ dân
phải lấy việc tu thân làm gốc.
+ lí tưởng về một một xã hội đại đồng có vua sáng tôi hiền, cha từ,
con thảo.
+ tư tưởng đề cao văn hóa, lễ nghĩa truyền thống, coi trọng việc


học hành.
Hồ Chí Minh đã lựa chọn những yếu tố tích cực của Nho giáo
đưa vào đó nội dung và ý nghĩa cho phù hợp với cách mạng Việt
Nam trong giai đoạn mới.


2/ Ảnh hưởng của Nho giáo đến tư tưởng Hồ Chí Minh
Nho giáo đã từng bén duyên với Nguyễn Ái Quốc từ thời niên
thiếu và theo mãi Hồ Chí Minh cho tới trọn đời. Vì thế, không
khó để nhận ra những ảnh hưởng của giáo lí này đến việc hình
thành nên tư tưởng của Người
.
Thân là con một vị đại Nho: cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, sinh ra
và lớn lên tại môt vùng văn hoá mà dù đã có cảnh Hán học suy tàn:
“Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khoá tư lương nhấp nhổm ngồi”
[Tú Xương]


Trước sự tấn công của văn hoá phương Tây trong tình trạng “Á -
Âu xáo lộn”, trong tình trạng “mưa Âu gió Mĩ” xem ra đang một
ngày một dồn dập, nhưng với riêng vùng đất văn hoá này [tức vùng
Nghệ - Tĩnh] thì ảnh hưởng của Nho giáo vẫn đang được cố thủ,
chưa hẳn đã lép vế so với Tây học.
Bác còn lớn lên ở cái xứ Huế, kinh đô của triều Nguyễn, dù Tây
học đã tràn đến trong chiều thắng thế dần, nhưng Nho học đâu đã
chịu quy hàng hoàn toàn. Chế độ Nam triều còn đó với hệ thống
quan lại hầu hết xuất thân khoa bảng, ít nhiều đóng vai trò căn cứ
địa của Nho giáo.
Những điều kiện khách quan trên đây cho phép nói đến ảnh hưởng

Nho giáo đối với Hồ Chí Minh như là một điều tất yếu đầu tiên.


Chính lúc thiếu niên Nguyễn Tất Thành đã học chữ Hán trong đó
có Nho giáo. Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Hồ Chí Minh thể
hiện rõ nhất trong nhiều bài viết của Người tính từ năm 1921 đến
sau này mà có người đã tính được là hơn 100 trường hợp, trong đó
lời Khổng Tử, Mạnh Tử chiếm nhiều nhất.
Như vậy là thái độ của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với
Khổng Tử và Nho giáo có sự phát triển qua các chặng thời gian
nhưng rõ ràng nhất quán một quan điểm lịch sử đúng đắn, khẳng
định đúng mức với lòng tôn kính những giá trị chân chính mà
người xưa đã đạt được. Đương nhiên là trong suốt cuộc đời hoạt
động của mình, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã triệt để phê
phán bác bỏ ý thức Nho giáo phong kiến phản tiến hoá.


Trong xây dựng nhà nước, Hồ Chí Minh luôn nghĩ:
- Xây dựng đất nước "thực túc, binh cường, dân tín" [Khổng Tử]
tức là lương thảo nhiều, binh mạnh và lòng dân. Hoặc "dân vi bang
bản" - lấy dân là gốc nước. Hay tư tưởng quan hệ giữa triều đình
với dân như "thuyền với nước" [nước có thể chở thuyền nhưng
cũng có thể lật thuyền] của Tuân Tử.
==> Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân và "độc lập - tự do
- hạnh phúc".


- Người cầm quân phải thực hiện dưỡng dân, giáo dân: tức là nuôi
dưỡng nhân dân như có chính sách hợp lòng dân [chính sách ruộng
đất, chính sách thuế, xóa đói giảm nghèo ]. Hồ Chí Minh nói

"không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo chỉ sợ
lòng dân không yên".
Giáo dân tức là nâng cao dân trí, cải cách giáo dục, người cán bộ
phải làm gương cho dân, phải dùng đức trị trong tư tưởng "tu thân,
tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" của Nho giáo.


Về đạo đức: Hồ Chí Minh sử dụng phạm trù đạo đức của Nho giáo,
loại bỏ những yếu tố không còn phù hợp và bổ sung những yếu tố
tích cực cho phù hợp với thời đại mới:
- "Trung - hiếu": Nho giáo cho rằng Trung với vua và hiếu với
cha mẹ. Hồ Chí Minh bổ sung là "Trung với nước hiếu với dân" để
dạy cán bộ, "cần, kiệm, liêm, chính" & "chí công vô tư" để giáo
dục cán bộ và người dân.
Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích
cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng.


Ví dụ: Hồ Chí Minh vận dựng tư tưởng nho học của Nguyễn Trãi:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân để hình thành nên tư tưởng "LẤY
DÂN LÀM GỐC"; hoặc trong đường lối ngoại giao của Nhà nước
ta lúc mới hình thành đó là "DĨ BẤT BIẾN, ỨNG VẠN BIẾN"
Người là tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa giữa các nền văn hóa
và tỏa ra một nền văn hóa của tương lai.
Tiếp thu văn hóa phương Đông, trước hết là Nho giáo, Hồ Chí
Minh đã đánh giá đúng đắn vai trò của Nho giáo và người sáng lập
ra nó là Khổng Tử và đã đặc biệt khai thác những mặt tích cực của
tư tưởng Nho giáo.



Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ những mặt bất cập, hạn chế của
Nho giáo. Đó là trong Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu,
phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh
phụ nữ, khinh thường thực nghiệm, doanh lợi…Tuy nhiên, Hồ Chí
Minh cũng thấy được những mặt tích cực của nó và khuyên chúng
ta “nên học”.
Theo Người, mặt tích cực của Nho giáo là nó đề cao văn hóa, lễ
giáo, tạo ra truyền thống hiếu học với châm ngôn “Học không biết
chán, dạy không biết mỏi”. Về điểm này, Nho giáo hơn hẳn các học
thuyết cổ đại, bởi vì nhiều học thuyết cổ đại chủ trương ngu dân để
dễ cai trị.


Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích
cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng. Người dẫn lời
của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu
hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”

Một lần nữa, ta thấy được rằng Hồ Chí Minh luôn biết cách tiếp thu
có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, cụ thể ở đây là những tư
tưởng tích cực trong Nho giáo:
"Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào.
Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước
biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi,
trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi".
[Hồ Chí Minh]


II. Phật giáo và Hồ Chí Minh
1. Khái quát về Phật giáo

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới được một
nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm sáng lập khoảng thế kỉ thứ
5 trước Công nguyên. Cơ sở tư tưởng của Phật pháp là Tứ diệu đế
[Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế], là cốt lõi giáo pháp của đạo
Phật, và cũng là điều mà Phật đã chứng ngộ lúc đạt đạo.
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới được một
nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm sáng lập khoảng thế kỉ thứ
5 trước Công nguyên. Cơ sở tư tưởng của Phật pháp là Tứ diệu đế
[Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế], là cốt lõi giáo pháp của đạo
Phật, và cũng là điều mà Phật đã chứng ngộ lúc đạt đạo.


Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn,
thương người như thể thương thân; xây dựng nếp sống có đạo
đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; đề cao tinh thần
bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt
đẳng cấp. Phật giáo Thiền tông coi trọng lao động, chống lười
biếng.
Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập,
tự chủ đã hình thành nên Thiền phái trúc lâm Việt Nam, chủ
trương không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, với đất nước,
tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống
kẻ thù dân tộc.
Phật giáo Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân
dân lao động, để lại dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.


2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Cũng như Nho giáo, ở Hồ Chí Minh là sự tiếp thu có chọn lọc

tinh tuý của Phật giáo - một nguồn gốc tư tưởng, triết lý, văn hóa
phương Đông du nhập vào Việt Nam rất sớm. Những điểm tích
cực của Phật giáo đã để lại những dấu ấn hết sức sâu sắc trong tư
duy hành động, cách ứng xử của Hồ Chí Minh. Người kế thừa
những tư tưởng tiến bộ, tích cực của Phật giáo, đó là tư tưởng vị
tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn; nếp sống giản dị, thanh liêm;
đề cao tinh thần bình đẳng; không xa rời đời sống mà luôn gắn bó
với dân tộc, đất nước.
Tiếp thu tư tưởng vị tha ở Phật giáo, Hồ Chí Minh là hiện thân
của lòng nhân ái, độ lượng, khoan dung - những nét đặc trưng
của giáo lý đạo Phật.


Thứ nhất là, tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn,
thương người như thể thương thân - một tình yêu bao la không
chỉ dành cho con người mà dành cho cả chim muông, cây cỏ.
Thứ hai là, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm
điều thiện.
Thứ ba là, tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống
lại mọi phân biệt đẳng cấp.
Thứ tư là, Phật giáo Thiền tông đề ra luật “chấp tác”: “nhất nhật
bất tác, nhất nhật bất thực” [một ngày không làm, một ngày
không ăn], đề cao lao động, chống lười biếng.


Cuối cùng, Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, tinh
thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta, đã hình
thành nên Thiền phái Trúc lâm Việt Nam, chủ trương sống không
xa rời, lẩn tránh mà gắn bó với đời sống của nhân dân, với đất
nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân,

chống kẻ thù dân tộc.
Người đánh giá rất cao tư tưởng bình đẳng của nhà Phật: “Ta là
Phật đã thành còn chúng sinh là Phật sẽ thành”


Từ năm 1957, Hồ Chí Minh đã được các vị cao tăng của Ấn Độ
phong tặng danh hiệu “vị Phật sống”. Bản thân Người, trong các
thư gửi đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phật tín đồ Việt
Nam, Người luôn coi Đức Phật là tấm gương “đại từ, đại bi, cứu
khổ cứu nạn”. Sự ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức Phật giáo ở
Hồ Chí Minh là rất tự nhiên,
Như thế, có thể nói, những mặt tích cực của Phật Việt Nam đã đi
vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động. Gia đình
Bác Hồ là gia đình nhà nho nghèo, gần gũi với nông dân, cũng
thấm nhuần tinh thần đó và để lại dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí
Minh.


III. Học thuyết Tam Dân và Hồ Chí Minh
1. Khái quát
Tôn Trung Sơn [Tôn Dật Tiên] [1866-1925] là nhà chính trị cách
mạng tiên phong của phong trào cách mạng dân chủ Trung Quốc
đầu thế kỷ XX. Dựa trên sự tiếp thu những tư tưởng mới của thời
đại để giải quyết những vấn đề cấp thiết của Trung Quốc thời kỳ
cận đại, ông đã sáng tạo ra một hệ thống lý luận chính trị cách
mạng sâu sắc - chủ nghĩa Tam dân, làm tôn chỉ cách mạng dẫn
đường cho Cách mạng Tân Hợi năm 1911 thành công, lật đổ chế
độ quân chủ chuyên chế kéo dài hơn hai ngàn năm và thiết lập
nên nhà nước cộng hòa đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.


Chủ nghĩa Tam dân là một cương lĩnh chính trị do Tôn Dật Tiên đề
xuất, với tinh thần biến Trung Quốc thành một quốc gia tự do,
phồn vinh và hùng mạnh. Việc kế thừa và hiện thực ngày nay thể
hiện rõ nhất trong tổ chức chính quyền của Cộng hòa Trung Hoa
[Đài Loan]. Triết lý này cũng xuất hiện trong dòng đầu tiên của
Quốc ca Cộng hòa Trung Hoa. Cương lĩnh [hay học thuyết] chính
trị này bao gồm:
“Dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc”.


Dân tộc độc lập: Phản đối chủ nghĩa đế quốc và quân phiệt cấu
kết xâm lược, mưu cầu bình đẳng dân tộc và quyền tự quyết dân
tộc.
Dân quyền tự do: Thi hành chính sách dân chủ, ngăn cản sự lạm
dụng chế độ hiện hành của Âu-Mỹ, nhân dân có quyền bầu cử,
kêu gọi bầu cử, sáng tạo, trưng cầu dân ý để thông qua đó chọn ra
các cơ quan lập pháp, hành pháp, và tư pháp.
Dân sinh hạnh phúc: Quyền về đất đai của mỗi người dân và
kiểm soát vốn, tư nhân không thể thao túng sinh kế quốc dân.


2. Ảnh hưởng của học thuyết Tam dân đến tư tưởng Hồ Chí Minh
Khi đã trở thành người mácxít, Hồ Chí Minh vẫn tìm hiểu thêm
về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hồ Chí Minh đã biết
khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa phương
Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Người.


Nói về những ảnh hưởng sâu sắc của Tôn Trung Sơn với Hồ Chí
Minh, tác giả Đặng Thanh Tịnh – Đại học Sư phạm Hà Nội nhắc

lại lời của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng “Lâu nhất trong đời
hoạt động hải ngoại của Người, Hồ Chủ tịch ở Trung Hoa có cảm
tình nồng nàn với Tôn Văn, với cách mạng và nhân dân Trung
Quốc…”.
Trong tư tưởng và phương pháp cách mạnh của Hồ Chí Minh,
chúng ta đều thấy có dấu ấn sâu đậm của chủ nghĩa Tam dân kết
hợp chặt chẽ với chủ nghĩa Mác – Lênin.


Tác giả cũng tìm hiểu những học hỏi, vận dụng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Tác giả
kết luận “Sự ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn đối với Hồ Chí Minh
trên đây là hoàn toàn phù hợp với thực tế… Hồ Chí Minh đã coi
Tôn Trung Sơn như một nhà cách mạng tiền bối quý mến gần
cùng chí hướng với mình nên đã đón nhận chủ nghĩa Tam dân và
phương pháp cách mạng của Tôn Trung Sơn một cách hứng
khởi”.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề