Giải bài tập ngữ văn 7 tập 1 từ ghép năm 2024

Các tiếng trong hai từ ghép “quần áo”, “trầm bổng” không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Hai tiếng bình đẳng với nhau, ghép lại tạo thành từ.

Nghĩa của từ ghép

So sánh nghĩa :

Câu 1 [trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]:

– Nghĩa của từ “bà ngoại” [mẹ của mẹ mình] hẹp hơn, cụ thể hơn so với nghĩa của từ “bà” [mẹ của bố hoặc mẹ, hoặc là người lớn tuổi] nói chung.

– Nghĩa của từ “thơm phức” [mùi thơm mạnh, hấp dẫn] hẹp hơn nghĩa của từ “thơm” [một loại mùi dễ chịu].

Câu 2 [trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]:

– “quần áo” chỉ trang phục nói chung; còn “quần”, “áo” chỉ riêng trang phục cho thân trên và thân dưới cơ thể, có nghĩa hẹp hơn “quần áo”.

– “trầm bổng” chỉ âm thanh lúc lên xuống kết hợp; “trầm”, “bổng” nói về âm thanh thấp và cao riêng biệt, có nghĩa hẹp hơn từ “trầm bổng“.

Luyện tập

Câu 1 [trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]:

Từ ghép chính phụ lâu đơi, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ Từ ghép đẳng lập suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới

Câu 2 [trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]: Điền tiếng tạo từ ghép chính phụ :

bút chì, thước kẻ, mưa rào, làm ruộng, ăn cơm, trắng xóa, vui mắt, nhát gan.

Câu 3 [trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]: Tạo từ ghép đẳng lập :

– núi : núi sông, núi non, núi rừng,…

– ham : ham thích, ham muốn, …

– xinh : xinh đẹp, xinh tươi,…

– mặt : mặt mũi, mặt mày,…

– học : học hỏi, học hành,…

– tươi : tươi vui, tươi trẻ, tươi cười,…

Câu 4 [trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]:

– Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì “sách”, “vở” là danh từ đếm được chỉ sự vật cụ thể.

– Không thể nói một cuốn sách vở vì “sách vở” là từ ghép đẳng lập mang nghĩa khái quát, không đếm được.

Câu 5 [trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]:

  1. Không. Vì có những loại hoa hồng bạch [hoa hồng màu trắng] vẫn gọi là hoa hồng. Ở đây hoa hồng chỉ một loài hoa.
  1. Đúng. Vì áo dài ở đây có ý nghĩa là một loại áo có tà dài quá đầu gối.
  1. Không. Vì cà chua là một loại quả chứ không phải đặt tên theo mùi vị.
  1. Không. Vì cá vàng là một loài cá cảnh khác với các loài cá khác, có những con cá màu vàng nhưng lại không phải cá vàng [cá chép vàng].

Câu 6 [trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]:

Các từ ghép với các tiếng tạo nên chúng co nghĩa rất khác nhau :

– Từ ghép chính phụ : Mát tay [những người dễ đạt được kết quả tốt], nóng lòng [tâm trạng bồn chồn, lo lắng]. Các tiếng mát, nóng nói về cảm giác; tay, lòng là hai danh từ ý nói bộ phận cơ thể.

– Từ ghép đẳng lập : gang thép [tính cách cứng cỏi, vững vàng] khác với gang, thép [hợp kim của các-bon, là kim loại]. tay chân [người bề dưới đắc lực, thân tín] khác với tay, chân [bộ phận cơ thể].

Giải vở bài tập Ngữ văn 7 bài 1: Từ ghép được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Chuyên mục Giải VBT Ngữ văn 7 được giới thiệu trên VnDoc bao gồm các đáp án và hướng dẫn giải cho các bài tập trong Vở bài tập Ngữ văn 7, sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh nắm vững kiến thức được học trong bài, từ đó học tốt môn Ngữ văn hơn.

Giải vở bài tập Ngữ văn 7: Từ ghép

Câu 1 [trang 11 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1]: Bài tập 1 trang 15 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1

Trả lời:

Từ ghép chính phụ

Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ

Từ ghép đẳng lập

Suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới

Câu 2 [trang 11 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1]:

Trong các từ ghép đẳng lập dưới đây, từ nào gồm các tiếng có nghĩa trái ngược nhau, từ nào gồm các tiếng đồng nghĩa hoặc gần nghĩa: đầu đuôi, lựa chọn, màu sắc, gần xa, yêu mến, đó đây, cứng rắn, to nhỏ, khó dễ, hư hỏng?

Trả lời:

Từ ghép gồm các tiếng trái nghĩa

đầu đuôi, gần xa, đó đây, to nhỏ, khó dễ

Từ ghép gồm các tiếng đồng nghĩa hoặc gần nghĩa

lựa chọn, màu sắc, yêu mến, cứng rắn, hư hỏng

Câu 3 [Bài tập 4 trang 15 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 11 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1]:

Trả lời:

Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở vì: "sách vở" là một từ ghép đẳng lập, bao gồm ý nghĩa chỉ công cụ để đọc và ghi chép nói chung nên không thể đặt đằng sau cụm từ "một cuốn".

Câu 4 [Bài tập 5 trang 15 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 12 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1]:

Trả lời:

  1. Không phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng.
  1. Nói như thế là đúng, vì áo dài ở đây là từ ghép chính phụ, chỉ một loại áo là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
  1. Không phải mọi loại cà chua đều chua. Nói: "Quả cà chua này ngọt quá!" là đúng, vì cà chua ở đây là từ ghép chính phụ, chỉ một loại quả.
  1. Không phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng. Cá vàng là loại cá nước ngọt nhỏ, thường được nuôi làm cảnh, thuộc họ cá chép, chúng có nhiều màu sắc đa dạng.

Câu 5 [trang 12 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1]:

Đặt câu với mỗi từ ghép sau đây: mặt mày, tóc tai, cứng đầu, mềm lòng, sắt đá, cơm nước.

Trả lời:

- Mặt mày: Trông anh ta hôm nay mặt mày ủ rũ quá.

- Tóc tai: Đạp xe trong lúc trời nổi gió lớn, tóc tai chị tôi rối tung.

- Cứng đầu: Đứa trẻ này rất cứng đầu, không chịu nghe lời ai.

- Mềm lòng: Những lời nói của bố mẹ đã khiến tôi mềm lòng.

- Sắt đá: Họ là những người anh hùng có ý chí sắt đá.

- Cơm nước: Chị tôi nghỉ hẳn việc ở cơ quan, chỉ ở nhà lo chuyện cơm nước cho cả nhà.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải vở bài tập Ngữ văn 7 bài 1: Từ ghép. Ngoài các bài Giải Vở BT Ngữ văn 7 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7, Soạn văn lớp 7, Học tốt Ngữ Văn lớp 7, Soạn Văn lớp 7 [ngắn nhất], Tài liệu học tập lớp 7

Chủ Đề