Giải bài tập Toán trang 79 lớp 9 tập 2

  • Giải bài 42, 43, 44, 45 trang 130, 131 SGK Toán 9...
  • Giải bài 38, 39, 40, 41 trang 129 SGK Toán 9 tập 2
  • Giải bài 34, 35, 36, 37 trang 125,126 SGK toán 9...
  • Giải bài 30, 31, 32, 33 trang 124, 125 SGK toán 9...
  • Giải bài 27, 28, 29 trang 119, 120 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 23, 24, 25, 26 trang 119 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 19, 20, 21, 22 trang 118 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 15, 16, 17, 18 trang 117 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 12, 13, 14 trang 112, 113 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 9, 10, 11 trang 112 SGK toán 9 tập 2

Page 2

  • Giải bài 42, 43, 44, 45 trang 130, 131 SGK Toán 9...
  • Giải bài 38, 39, 40, 41 trang 129 SGK Toán 9 tập 2
  • Giải bài 34, 35, 36, 37 trang 125,126 SGK toán 9...
  • Giải bài 30, 31, 32, 33 trang 124, 125 SGK toán 9...
  • Giải bài 27, 28, 29 trang 119, 120 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 23, 24, 25, 26 trang 119 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 19, 20, 21, 22 trang 118 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 15, 16, 17, 18 trang 117 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 12, 13, 14 trang 112, 113 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 9, 10, 11 trang 112 SGK toán 9 tập 2

Page 3

Bài 36 trang 82 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 36. Cho đường tròn \[[O]\] và hai dây \[AB\], \[AC\]. Gọi \[M, N\] lần lượt là điểm chính giữa của cung \[AB\] và cung \[AC\]. Đường thẳng \[MN\] cắt dây \[AB\] tại \[E\] và cắt dây \[AC\] tại \[H\]. Chứng minh rằng tam giác \[AEH\] là tam giác cân.

Hướng dẫn giải:

Ta có: \[\widehat {AHM}\]= \[\frac{sđ\overparen{AM}+sđ\overparen{NC}}{2}\]     [1]

           \[\widehat {AEN}\]= \[\frac{sđ\overparen{MB}+sđ\overparen{AN}}{2}\]           [2]

[Vì  \widehat {AHM}\]và  \[\widehat {AEN}\]là các góc có đỉnh cố định ở bên trong đường tròn].

Theo gỉả thiết thì:

\[\overparen{AM}=\overparen{MB}   [3]\]

\[\overparen{NC}=\overparen{AN}    [4]\]

Từ [1],[2], [3], [4], suy ra \[\widehat {AHM}\]= \[\widehat {AEN}\] do đó \[∆AEH\] là tam giác cân.

Bài 37 trang 82 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 37. Cho đường tròn \[[O]\] và hai dây \[AB\], \[AC\] bằng nhau. Trên cung nhỏ \[AC\] lấy một điểm \[M\]. Gọi \[S\] là giao điểm của \[AM\] và \[BC\]. Chứng minh: \[\widehat {ASC}\]=\[\widehat {MCA}\]

Hướng dẫn giải:

Ta có: \[\widehat {ASC}\]\[\frac{sđ\overparen{AB}+sđ\overparen{MC}}{2}\]  [1]

[\[\widehat {ASC}\] là góc có đỉnh nằm bên ngoài đường tròn \[[O]\]]

và \[\widehat {MCA}\]=\[\frac{sđ\overparen{AM}}{2}\]   [2]

[góc nội tiếp chắn cung \[\overparen{AM}\]]

Theo giả thiết thì:

     \[AB = AC =>\]\[\overparen{AB}=\overparen{AC}\]   [3]

Từ [1], [2], [3] suy ra: \[\overparen{AB}-\overparen{MC}=\overparen{AC}-\overparen{MC}=\overparen{AM}\]

Từ đó \[\widehat {ASC}=\widehat {MCA}\].

Bài 38 trang 82 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 38. Trên một đường tròn, lấy liên tiếp ba cung \[AC, CD, DB\] sao cho

\[sđ\overparen{AC}\]=\[sđ\overparen{CD}\]=\[sđ\overparen{DB}\]=\[60^0\]. Hai đường thẳng \[AC\] và \[BD\] cắt nhau tại \[E\]. Hai tiếp tuyến của đường tròn tại \[B\] và \[C\] cắt nhau tại \[T\]. Chứng minh rằng:

a] \[\widehat {AEB}=\widehat {BTC}\];

b] \[CD\] là phân giác của \[\widehat{BTC}\]

Hướng dẫn giải:

a] Ta có \[\widehat{AEB}\] là góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn nên:

\[\widehat{AEB}\]=\[\frac{sđ\overparen{AB}-sđ\overparen{CD}}{2}\]=\[{{{{180}^0} - {{60}^0}} \over 2} = {60^0}\]

và \[\widehat{BTC}\]  cũng là góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn [ hai cạnh đều là tiếp tuyến của đường tròn] nên:

\[\widehat{BTC}\]=\[\frac{\widehat {BAC}-\widehat {BDC}}{2}\]=\[{{[{{180}^0} + {{60}^0}] - [{{60}^0} + {{60}^0}]} \over 2} = {60^0}\]

  Vậy \[\widehat {AEB} =\widehat {BTC}\] 

b]  \[\widehat {DCT} \] là góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung nên:

         \[\widehat {DCT}=\frac{sđ\overparen{CD}}{2}\]

\[\widehat {DCB}\] là góc nội tiếp trên 

          \[\widehat {DCB}=\frac{sđ\overparen{DB}}{2}={{{{60}^0}} \over 2} = {30^0}\]

Vậy  \[\widehat {DCT}=\widehat {DCB}\]  hay  \[CD\] là phân giác của \[\widehat {BCT} \]

Bài 39 trang 83 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 39. Cho \[AB\] và \[CD\] là hai đường kính vuông góc của đường tròn \[[O]\]. Trên cung nhỏ \[BD\] lấy một điểm \[M\]. Tiếp tuyến tại \[M\] cắt tia \[AB\] ở \[E\], đoạn thẳng \[CM\] cắt \[AB\] ở \[S\].Chứng minh \[ES = EM\].

Hướng dẫn giải:

Ta có \[\widehat{MSE}\] = \[\frac{sđ\overparen{CA}+sđ\overparen{BM}}{2}\] [1]

[ vì \[\widehat{MSE}\] là góc có đỉnh S ở trong đường tròn [O]]

\[\widehat{CME}\] = \[\frac{sđ\overparen{CM}}{2}\]= \[\frac{sđ\overparen{CB}+sđ\overparen{BM}}{2}\] [2]

[\[\widehat{CME}\] là góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung].

Theo giả thiết         \[\overparen{CA}=\overparen{CB}\]           [3]

Từ [1], [2], [3] ta có: \[\widehat{MSE}\] = \[\widehat{CME}\] từ đó \[∆ESM\] là tam giác cân và \[ES = EM\]

Giaibaitap.me

Page 4

Bài 40 trang 83 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 40. Qua điểm S nằm bên ngoài đường tròn [O], vẽ tiếp tuyến SA và cát tuyến SBC của đường tròn. Tia phân giác của góc BAC cắt dây BC tại D. Chứng minh SA = SD

Trả lời:

Có: \[\widehat {ADS}=\frac{sđ\overparen{AB}-sđ\overparen{CE}}{2}\] [định lí góc có đỉnh ở ngoài đường tròn].

\[\widehat {SAD}=\frac{1}{2} sđ\overparen{AE}\] [định lí góc giữa tia tiếp tuyến và dây cung].

Có: \[\widehat {BAE} = \widehat {EAC}\] \[\Rightarrow \] \[\overparen{BE}=\overparen{EC}\]

\[\Rightarrow\] \[sđ\overparen{AB}\]+\[sđ\overparen{EC}\]=\[sđ\overparen{AB}+sđ\overparen{BE}\]=

\[sđ\overparen{AE}\]

nên \[\widehat {ADS}=\widehat {SAD}\]\[\Rightarrow\] tam giác \[SDA\] cân tại \[S\] hay \[SA=SD\].

Bài 41 trang 83 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 41. Qua điểm \[A\] nằm bên ngoài đường tròn \[[O]\] vẽ hai cát tuyến \[ABC\] và \[AMN\] sao cho hai đường thẳng \[BN\] và \[CM\] cắt nhau tại một điểm \[S\] nằm bên trong đường tròn.

Chứng minh:

                     \[\widehat A + \widehat {B{\rm{S}}M} = 2\widehat {CMN}\]

Hướng dẫn giải:

Ta có : 

\[\widehat{A}\]+\[\widehat {BSM} = 2\widehat {CMN}\]

\[\widehat A\]=\[\frac{sđ\overparen{CN}-sđ\overparen{BM}}{2}\] [góc \[A\] là góc ngoài \[[0]\]]  [1]

\[\widehat {BSM}\]=\[\frac{sđ\overparen{CN}+sđ\overparen{BM}}{2}\] [góc \[S\] là góc trong \[[0]\]]  [2]

\[\widehat {CMN}\]=\[\frac{sđ\overparen{CN}}{2}\]

\[\Leftrightarrow\] \[2\widehat {CMN}\]=\[sđ\overparen{CN}\].  [3]

Cộng [1] và[2] theo vế với vế:

\[\widehat{A}\]+\[\widehat {BSM}\] =\[\frac{2sđ\overparen{CN}+[sđ\overparen{BM}-sđ\overparen{BM]}}{2}\]=\[\overparen{CN}\]

Từ [3] và [4] ta được:  \[\widehat A + \widehat {B{\rm{S}}M} = 2\widehat {CMN}\]

Bài 42 trang 83 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 42. Cho tam giác \[ABC\] nội tiếp đường tròn. \[P, Q, R\] theo thứ tự là các điểm chính giữa các cung bị chắn \[BC, CA, AB\] bởi các góc \[A, B, C\].

a] Chứng minh \[AP \bot QR\]

b] \[AP\] cắt \[CR\] tại \[I\]. Chứng minh tam giác \[CPI\] là tam giác cân

Hướng dẫn giải:

a] Gọi giao điểm của \[AP\] và \[QR\] là \[K\]. 

 \[\widehat{AKR}\] là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn nên 

\[\widehat{AKR}\] = \[\frac{sđ\overparen{AR}+sđ\overparen{QC}+sđ\overparen{CP}}{2}\]=\[\frac{sđ\overparen{AB}+sđ\overparen{AC}+sđ\overparen{BC}}{4}=90^0\]

Vậy \[\widehat{AKR} = 90^0\] hay \[AP \bot QR\]

b] \[\widehat{CIP}\]  là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn nên:

\[\widehat{CIP}\] = \[\frac{sđ\overparen{AR}+sđ\overparen{CP}}{2}\]    [1]

\[\widehat {PCI}\] góc nội tiếp, nên \[\widehat {PCI}\]= \[\frac{sđ\overparen{RB}+sđ\overparen{BP}}{2}\]    [2]

Theo giả thiết thì cung \[\overparen{AR} = \overparen{RB}\]  [3]

Cung \[\overparen{CP} = \overparen{BP}\]        [4]

Từ [1], [2], [3], [4] suy ra: \[\widehat {CIP}=\widehat {PCI}\]. Do đó \[∆CPI\] cân.

Bài 43 trang 83 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 43. Cho đường tròn \[[O]\] và hai dây cung song song \[AB, CD\] [\[A\] và \[C\] nằm trong cùng một nửa mặt phẳng bờ \[BD\]]; \[AD\] cắt \[BC\] tại \[I\] 

Chứng minh \[\widehat{AOC }\] = \[\widehat{AIC }\].

Hướng dẫn giải:

Theo giả thiết: \[\overparen{AC}\]=\[\overparen{BD}\]  [vì \[AB // CD\]]    [1]

\[\widehat{AIC }\] = \[\frac{sđ\overparen{AC}+sđ\overparen{BD}}{2}\]                      [2]

Theo [1] suy ra \[\widehat{AIC }\] = \[sđ\overparen{AC}\]  [3]

\[\widehat{AOC }\] = \[sđ\overparen{AC}\] [góc ở tâm chắn cung \[\overparen{AC}\]]  [4]

So sánh [3], [4], ta có \[\widehat{AOC }\] = \[\widehat{AIC }\].

Giaibaitap.me

Page 5

  • Giải bài 42, 43, 44, 45 trang 130, 131 SGK Toán 9...
  • Giải bài 38, 39, 40, 41 trang 129 SGK Toán 9 tập 2
  • Giải bài 34, 35, 36, 37 trang 125,126 SGK toán 9...
  • Giải bài 30, 31, 32, 33 trang 124, 125 SGK toán 9...
  • Giải bài 27, 28, 29 trang 119, 120 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 23, 24, 25, 26 trang 119 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 19, 20, 21, 22 trang 118 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 15, 16, 17, 18 trang 117 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 12, 13, 14 trang 112, 113 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 9, 10, 11 trang 112 SGK toán 9 tập 2

Page 6

Bài 47 trang 86 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 47. Gọi cung chứa góc \[55^0\] ở bài tập 46 là \[\overparen{AmB}\]. Lấy điểm \[{M_1}\] nằm bên trong và điểm \[{M_2}\] nằm bên ngoài đường tròn chứa cung này sao cho \[{M_1},{M_2}\] và cung \[\overparen{AmB}\] nằm cùng về một phía đối với đường thẳng \[AB\]. Chứng minh rằng:

a] \[\widehat {A{M_1}B} > 55^0\];

b] \[\widehat {A{M_2}B} < 55^0\]. 

Hướng dẫn giải:

\[{M_1}\] là điểm bất kì nằm trong cung chứa góc \[55^0\] [hình a].

Gọi \[B’, A’\] theo thứ tự là giao điểm của \[{M_1}A\], \[{M_1}B\] với cung tròn. Vì \[\widehat{A{M_1}B}\] là góc có đỉnh nằm trong đường tròn, nên:  \[\widehat {A{M_1}B}\] = \[\frac{sđ\overparen{AB}+sđ\overparen{A'B'}}{2}\]  = \[55^0\]+ [một số dương].

Vậy \[\widehat {A{M_1}B} > 55^0\]

b] 

\[{M_2}\] là điểm bất kì nằm ngoài đường tròn [h.b], \[{M_2}A,{M_2}B\] lần lượt cắt đường tròn tại \[A’, B’.\] Vì góc \[\widehat {A{M_2}B}\] là góc có đỉnh nằm bên ngoài đường tròn nên:

\[\widehat {A{M_2}B}\]=\[\frac{sđ\overparen{AB}-sđ\overparen{A'B'}}{2}\]=\[55^0\]-  [một số dương]

Vậy  \[\widehat {A{M_2}B} < 55^0\]

      

Bài 48 trang 87 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 48. Cho hai điểm \[A, B\] cố định. Từ \[A\] vẽ các tiếp tuyến với đường tròn tâm \[B\] bán kính không lớn hơn \[AB\]. Tìm quỹ tích các tiếp điểm.

Hướng dẫn giải:

- Trường hợp các đường tròn tâm \[B\] có bán kính \[BA\]. Tiếp tuyến \[BA\] vuông góc với bán kính \[BT\] tại tiếp điểm \[T\].

Do \[AB\] cố định nên quỹ tích của \[T\] là đường tròn đường kính \[AB\].

- Trường hợp các đường tròn tâm \[B\] có bán kính lớn hơn \[BA\]: quỹ tích là tập hợp rỗng.

Bài 49 trang 87 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 49. Dựng tam giác \[ABC\], biết \[BC = 6cm\], \[\widehat{A}\] = \[40^0\] và đường cao \[AH = 4cm\].

Hướng dẫn giải:

Trình tự dựng gồm 3 bước:

- Dựng đoạn thẳng \[BC = 6cm\]

- Dựng cung chứa góc \[{40^0}\] trên đoạn thẳng \[BC\].

- Dựng đường thẳng \[xy\] song song với \[BC\] và cách \[BC\] một khoảng là \[4cm\] như sau:

Trên đường trung trực \[d\] của đoạn thẳng \[BC\] lấy đoạn \[HH' = 4cm\] [dùng thước có chia khoảng mm]. Dựng đường thẳng \[xy\] vuông góc với \[HH'\] tại \[H\].

Gọi giao điểm \[xy\] và cung chứa góc là \[\widehat{A}\], \[\widehat{A'}\]. Khi đó tam giác \[ABC\] hoặc \[A'BC\] đều thỏa yêu cầu của đề toán

Giaibaitap.me

Page 7

Bài 50 trang 87 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 50. Cho đường tròn đường kính \[AB\] cố định. \[M\] là một điểm chạy trên đường tròn. Trên tia đối của tia \[MA\] lấy điểm \[I\] sao cho \[MI = 2MB\].

a] Chứng minh \[\widehat{AIB}\] không đổi.

b] Tìm tập hợp các điểm \[I\] nói trên.

Hướng dẫn giải:

a] Vì \[\widehat{BMA}\] = \[90^0\]  [góc nội tiếp chắn nửa đường tròn] suy ra trong tam giác vuông \[MIB\] có \[tg\widehat{AIB}\] = \[\frac{MB}{MI}\] = \[\frac{1}{2}\] =>\[\widehat{AIB}\] = \[26^0 34'\] 

Vậy \[\widehat{AIB}\] không đổi.

b] Phần thuận:

Khi điểm \[M\] chuyển động trên đường tròn đường kính \[AB\] thì điểm \[I\] cũng chuyển động, nhưng luôn nhìn đoạn thẳng \[AB\] cố định dưới góc \[26^0 34'\] , vậy điểm \[I\] thuộc hai cung chứa góc \[26^0 34'\] dựng trên đoạn thẳng \[AB\] [hai cung \[\overparen{AmB}\] và \[\overparen{Am'B}\]]

Phần đảo:

Lấy điểm \[I'\] bất kì thuộc \[\overparen{AmB}\]

hoặc \[\overparen{Am'B}\], \[I'A\] cắt đường tròn đường kính \[AB\] tại \[M'\].

Tam giác vuông \[BMT\], có \[tg\widehat{I'}\] = \[\frac{M'B}{M'I'}\] = \[tg26^034’\]

Kết luận: Quỹ tích điểm \[I\] là hai cung \[\overparen{AmB}\] và \[\overparen{Am'B}\]

Bài 51 trang 87 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 51. Cho \[I, O\] lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \[ABC\] với \[\widehat{A}\] = \[60^0\]. Gọi \[H\] là giao điểm của các đường cao \[BB'\] và \[CC'\]

Chứng minh các điểm \[B, C, O, H, I\] cùng thuộc một đường tròn.

Hướng dẫn giải:

Ta có: \[\widehat{BOC}\] = \[2\widehat{BAC}\] =  \[2.60^0\] = \[120^0\]       [1]

[góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn một cung]

và \[\widehat{BHC}\] = \[\widehat{B'HC'}\] [đối đỉnh]

mà \[\widehat{B'HC'}\] = \[180^0\] - \[\widehat{A}\] = \[180^0- 60^0 = 120^0\]

nên \[\widehat{BHC}\] = \[120^0\]                 [2]

\[\widehat{BIC}\] = \[\widehat{A}\] + \[\frac{\widehat{B}+\widehat{C}}{2}\]

          = \[60^0\] + \[\frac{180^{\circ}-60^{\circ}}{2}\] = \[60^0+ 60^0\] 

[sử dụng góc ngoài của tam giác]

Do đó \[\widehat{BIC}\] = \[120^0\]

Từ [1], [2], [3] ta thấy các điểm \[O, H, I\] cùng nằm trên các cung chứa góc \[120^0\] dựng trên đoạn thẳng \[BC\]. Nói cách khác, năm điểm \[B, C, O, H, I\] cùng thuộc một đường tròn

Bài 52 trang 87 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 52. "Góc sút" của quả phạt đền \[11\] mét là bao nhiêu độ? Biết rằng chiều rộng cầu môn là \[7,32m\]. Hãy chỉ ra hai vị trí khác trên sân có cùng "góc sút" như quả phạt đền \[11 m\].

Hướng dẫn giải:

Gọi vị trí đặt bóng để sút phạt đền là \[M\], và bề ngang cầu môn là \[PQ\] thì \[M\] nằm trên đường trung trực của \[PQ\]. Gọi \[H\] là trung điểm \[PQ\], \[\widehat{PMH}\] = \[\alpha\].

Theo các giả thiết đã cho thì trong tam giác vuông \[MHP\], ta có:

\[tgα\] = \[\frac{3,66}{11}\] \[≈ 0,333 => α = 18^036’\].

Vậy góc sút phạt đền là \[2α ≈ 37^012’\].

Giaibaitap.me

Page 8

Bài 53 trang 89 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 53. Biết \[ABCD\] là tứ giác nội tiếp. Hãy điền vào ô trống trong bẳng sau [nếu có thể]

Hướng dẫn giải:

- Trường hợp 1:

Ta có \[\widehat{A}\] + \[\widehat{C}\] = \[180^0\] => \[\widehat{C}\] = \[180^0\] - \[\widehat{A}\]= \[180^0\]\[80^0\]=\[100^0\]

         \[\widehat{B}\] + \[\widehat{D}\] = \[180^0\] => \[\widehat{D}\] = \[180^0\]  - \[\widehat{B}\]= \[180^0\] – \[70^0\] = \[110^0\]

Vậy điểm \[\widehat{C}\] = \[100^0\] , \[\widehat{D}\]  = \[110^0\]

- Trường hợp 2:

Ta có  \[\widehat{A}\] + \[\widehat{C}\] = \[180^0\]=> \[\widehat{C}\] = \[180^0\] - \[\widehat{A}\]= \[180^0\]\[105^0\]\[75^0\]

         \[\widehat{B}\] + \[\widehat{D}\] =  \[180^0\] => \[\widehat{D}\] = \[180^0\] - \[\widehat{B}\]= \[180^0\] – \[75^0\] = \[105^0\]

- Trường hợp 3:

\[\widehat{A}\] + \[\widehat{C}\] = \[180^0\]=> \[\widehat{C}\] = \[180^0\]- \[\widehat{A}\]= \[180^0\] – \[60^0\] =\[120^0\]

 \[\widehat{B}\] + \[\widehat{D}\] =  \[180^0\] Chẳng hạn chọn \[\widehat{B}\]= \[70^0\],\[\widehat{D}\] = \[110^0\]

- Trường hợp 4: \[\widehat{D}\] = \[180^0\]- \[\widehat{B}\]= \[180^0\] – \[40^0\]\[140^0\]

Còn lại \[\widehat{A}\] + \[\widehat{C}\] = \[180^0\]. Chẳng hạn chọn \[\widehat{A}\]= \[100^0\] ,\[\widehat{B}\] =\[80^0\]

-   Trường hợp 5:  \[\widehat{A}\] = \[180^0\]- \[\widehat{C}\]=\[180^0\] – \[74^0\]\[106^0\]

                         \[\widehat{B}\] = \[180^0\]  - \[\widehat{D}\]= \[180^0\] – \[65^0\]\[115^0\]

-  Trường hợp 6: \[\widehat{C}\] = \[180^0\]  - \[\widehat{A}\]= \[180^0\] – \[95^0\] = \[85^0\]

                        \[\widehat{B}\] = \[180^0\]  - \[\widehat{D}\]=\[180^0\] – \[98^0\] = \[82^0\]

Vậy điền vào ô trống ta được bảng sau:

Bài 54 trang 89 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 54. Tứ giác \[ABCD\] có \[\widehat{ABC}\] + \[\widehat{ADC}\] = \[180^0\]. Chứng minh rằng các đường trung trực của \[AC, BD, AB\] cùng đi qua một điểm.

Hướng dẫn giải:

Tứ giác \[ABCD\] có tổng hai góc đối diện bằng \[180^0\] nên nội tiếp đường tròn tâm \[O\], ta có 

                  \[OA = OB = OC = OD\]

Do đó các đường trung trực của \[AB, BD, AB\] cùng đi qua \[O\]

Bài 55 trang 89 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 55. Cho \[ABCD\] là một tứ giác nội tiếp đường tròn tâm \[M\], biết \[\widehat {DAB}\]= \[80^0\], \[\widehat {DAM}\] = \[30^0\], \[\widehat {BMC}\]= \[70^0\].

Hãy tính số đo các góc \[\widehat {MAB}\], \[\widehat {BCM}\], \[\widehat {AMB}\], \[\widehat {DMC}\], \[\widehat {AMD}\], \[\widehat {MCD}\] và \[\widehat {BCD}\]

Ta có: \[\widehat {MAB} = \widehat {DAB} - \widehat {DAM} = {80^0} - {30^0} = {50^0}\] [1]

- \[∆MBC\] là tam giác cân [\[MB= MC\]] nên \[\widehat {BCM} = {{{{180}^0} - {{70}^0}} \over 2} = {55^0}\] [2]

- \[∆MAB\] là tam giác cân [\[MA=MB\]] nên \[\widehat {MAB} = {50^0}\] [theo [1]]

Vậy \[\widehat {AMB} = {180^0} - {2.50^0} = {80^0}\]

 \[\widehat {BAD}\] =\[\frac{sđ\overparen{BCD}}{2}\][số đo góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn]

\[=>sđ\overparen{BCD}\]=\[2.\widehat {BAD} = {2.80^0} = {160^0}\]  

Mà \[sđ\overparen{BC}\]= \[\widehat {BMC} = {70^0}\] [số đo ở tâm bằng số đo cung bị chắn]

Vậy \[sđ\overparen{DC}\]=\[{160^0} - {70^0} = {90^0}\] [vì C nằm trên cung nhỏ cung \[BD\]]

Suy ra \[\widehat {DMC} = {90^0}\]                    [4]

\[∆MAD\] là tam giác cân [\[MA= MD\]]

Suy ra \[\widehat {AMD} = {180^0} - {2.30^0}\]   [5]

\[∆MCD\] là tam giác vuông cân [\[MC= MD\]] và \[\widehat {DMC} = {90^0}\]

Suy ra \[\widehat {MCD} = \widehat {MDC} = {45^0}\]  [6]

\[\widehat {BCD} = {100^0}\] theo [2] và [6] và vì CM là tia nằm giữa hai tia \[CB, CD\].

Bài 56 trang 89 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 56. Xem hình 47. Hãy tìm số đo các góc của tứ giác \[ABCD\]

Hướng dẫn giải:

Ta có \[\widehat{BCE}\] = \[\widehat{DCF}\] [hai góc đối đỉnh]

Đặt \[x\] = \[\widehat{BCE}\] = \[\widehat{DCF}\]. Theo tính chất góc ngoài tam giác, ta có:

      \[\widehat{ABC}\] = \[x\] +  \[40^0\]       [1]

      \[\widehat{ADC}\] = \[x\] +  \[20^0\]           [2]

Lại có \[\widehat{ABC}\] +\[\widehat{ADC}\] =   \[180^0\]    [3]

[hai góc đối diện tứ giác nội tiếp]

Từ [1], [2], [3] suy ra:

              \[180^0\]  = \[2x\] + \[60^0\]   \[\Rightarrow\] \[x \]= \[60^0\]  

Từ [1], ta có:

              \[\widehat{ABC}\] = \[60^0\]   + \[40^0\]   = \[100^0\]  

Từ [2], ta có:

             \[\widehat{ADC}\] = \[60^0\]  +\[20^0\]   = \[80^0\]  

\[\widehat{BCD}\] = \[180^0\]   \[–  x\] [hai góc kề bù]

\[\Rightarrow\]\[\widehat{BCD}\] = \[120^0\]  

\[\widehat{BAD}\] = \[180^0\]  - \[\widehat{BCD}\] [hai góc đối diện của tứ giác nội tiếp]

\[\Rightarrow\] \[\widehat{BAD}\] = \[180^0\]\[120^0\] = \[60^0\]

Giaibaitap.me

Page 9

Bài 57 trang 89 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 57. Trong các hình sau, hình nào nội tiếp được một đường tròn:

Hình bình hành, hình chữ nhật, hình vuông, hình thang, hình thang vuông, hình thang cân ? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Hình bình hành nói chung không nội tiếp được đường tròn vì tổng hai góc đối diện không bằng \[180^0\].Trường hợp riêng của hình bình hành là hình chữ nhật [hay hình vuông] thì nội tiếp đường tròn vì tổng hai góc đối diện là \[90^0\]  + \[90^0\] = \[180^0\]

Hình thang nói chung, hình thang vuông không nội tiếp được đường tròn.

Hình thang cân \[ABCD [BC= AD]\] có hai góc ở mỗi đáy bằng nhau

\[\widehat{A}\] = \[\widehat{B}\], \[\widehat{C}\] = \[\widehat{D}\]; mà \[\widehat{A}\] +\[\widehat{D}\] = \[180^0\]  [hai góc trong cùng phía tạo bởi cát tuyến \[AD\] với \[AD // CD\]],suy ra \[\widehat{A}\] +\[\widehat{C}\] =\[180^0\]. Vậy hình thang cân luôn có tổng hai góc đối diện bằng \[180^0\]nên nội tiếp được đường tròn

Bài 58 trang 90 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 58. Cho tam giác đều \[ABC\]. Trên nửa mặt phẳng bờ \[BC\] không chứa đỉnh \[A\], lấy điểm \[D\] sao cho \[DB = DC\] và \[\widehat{DCB}\] =\[\frac{1}{2}\] \[\widehat{ACB}\].

a] Chứng minh \[ABDC\] là tứ giác nội tiếp.

b] Xác định tâm của đường tròn đi qua bốn điểm \[A, B, D, C\].

Hướng dẫn giải:

a] Theo giả thiết, \[\widehat{DCB}\] =\[\frac{1}{2}\] \[\widehat{ACB}\] = \[\frac{1}{2}\] .\[60^0\]= \[30^0\]  

 \[\widehat{ACD}\] = \[\widehat{ACB}\] + \[\widehat{BCD}\] [tia \[CB\] nằm giữa hai tia \[CA, CD\]]

\[\Rightarrow\]\[\widehat{ACD}\] = \[60^0\] + \[30^0\]=\[90^0\]  [1]

Do \[DB = CD\] nên ∆BDC cân => \[\widehat{DBC}\] = \[\widehat{DCB}\] =  30o 

Từ đó \[\widehat{ABD}\] = \[30^0\]+\[60^0\]=\[90^0\] [2]

Từ [1] và [2] có \[\widehat{ACD}\] + \[\widehat{ABD}\] = \[180^0\] nên tứ giác \[ABDC\] nội tiếp được.

b] Vì \[\widehat{ABD}\]  = \[90^0\]nên \[AD\] là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tứ giác \[ABDC\], do đó tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác \[ABDC\] là trung điểm \[AD\].

Bài 59 trang 90 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 59. Cho hình bình hành \[ABCD\]. Đường tròn đi qua ba đỉnh \[A, B, C\] cắt đường thẳng \[CD\] tại \[P\] khác \[C\]. Chứng minh \[AP = AD\]

Hướng dẫn giải:

Do tứ giác \[ABCP\] nội tiếp nên ta có:

             \[\widehat{BAP}\] + \[\widehat{BCP}\] = \[180^0\]        [1]

Ta lại có: \[\widehat{ABC}\]+ \[\widehat{BCP}\] =  \[180^0\]       [2]

[hai góc trong cùng phía tạo bởi cát tuyến \[CB\] và \[AB // CD\]]

Từ [1] và [2] suy ra: \[\widehat{BAP}\] = \[\widehat{ABC}\]

Vậy \[ABCP\] là hình thang cân, suy ra \[AP = BC\]      [3]

nhưng \[BC = AD\] [hai cạnh đối đỉnh của hình bình hành]  [4]

Từ [3] và [4] suy ra \[AP = AD\].

Bài 60 trang 90 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 60. Xem hình 48. Chứng minh \[QR // ST\].

Hướng dẫn giải:

Kí hiệu như hình vẽ.

Ta có tứ giác \[ISTM\] nội tiếp đường tròn nên:

      \[\widehat{S_{1}}\] + \[\widehat{M}\] =\[180^0\]

Mà \[\widehat{M_{1}}\] + \[\widehat{M_{3}}\] = \[180^0\][kề bù]

nên suy ra \[\widehat{S_{1}}\] = \[\widehat{M_{3}}\]                         [1]

Tương tự từ các tứ giác nội tiếp \[IMPN\] và \[INQS\] ta được 

    \[\widehat{M_{3}}\]  = \[\widehat{N_{4}}\]                                   [2]

    \[\widehat{N_{4}}\] =  \[\widehat{R_{2}}\]                                    [3]

Từ [1], [2], [3] suy ra \[\widehat{S_{1}}\] =  \[\widehat{R_{2}}\] [hai góc ở vị trí so le trong].          

Do đó \[QR // ST\]

Giaibaitap.me

Page 10

Bài 61 trang 91 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 61. 

a] Vẽ đường tròn tâm \[O\], bán kính \[2cm\].

b] Vẽ hình vuông nội tiếp đường tròn \[[O]\] ở câu a]

c] Tính bán kính \[r\] của đường tròn nội tiếp hình vuông ở câu b] rồi vẽ đường tròn \[[O;r]\].

Hướng dẫn giải:

a] Chọn điểm \[O\] làm tâm , mở compa có độ dài \[2cm\] vẽ đường tròn tâm \[O\], bán kính \[2cm\]: \[[O; 2cm]\]

Vẽ bằng eke và thước thẳng.

b] Vẽ đường kính \[AC\] và \[BD\] vuông góc với nhau. Nối \[A\] với \[B\], \[B\] với \[C\], \[C\] với \[D\], \[D\] với \[A\] ta được tứ giác \[ABCD\] là hình vuông nội tiếp đường tròn \[[O;2cm]\]

c] Vẽ \[OH \bot AD\]

\[OH\] là bán kính \[r\] của đường tròn nội tiếp hình vuông \[ABCD\].

       \[r = OH = AH\].

       \[{r^2} + {r^2} = O{A^2} = {2^2} \Rightarrow 2{r^2} = 4 \Rightarrow r = \sqrt 2 [cm]\]

Vẽ đường tròn \[[O;\sqrt2cm]\]. Đường tròn này nội tiếp hình vuông, tiếp xúc bốn cạnh hình vuông tại các trung điểm của mỗi cạnh

Bài 62 trang 91 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 62.

a] Vẽ tam giác \[ABC\] cạnh \[a = 3cm\].

b] Vẽ đường tròn \[[O;R]\] ngoại tiếp tam giác đều \[ABC\]. Tính \[R\].

c] Vẽ đường tròn \[[O;r]\] nội tiếp tam giác đều \[ABC\]. Tính \[r\].

d] Vẽ tiếp tam giác đều \[IJK\] ngoại tiếp đường tròn \[[O;R]\].

Hướng dẫn giải:

a] Vẽ tam giác đều \[ABC\] có cạnh bằng \[3cm\] [dùng thước có chia khoảng và compa]

b] Tâm \[O\] của đường tròn ngoại tiếp tam giác đều \[ABC\] là giao điểm của ba đường trung trực [đồng thời là ba đường cao, ba trung tuyến, ba phân giác của tam giác đều \[ABC\]].

 Ta có:  \[R= OA =\] \[\frac{2}{3}\]\[AA'\] = \[\frac{2}{3}\]. \[\frac{AB\sqrt{3}}{2}\] = \[\frac{2}{3}\] . \[\frac{3\sqrt{3}}{2}\] = \[\sqrt3 [cm]\].

c] Đường tròn nội tiếp \[[O;r]\] tiếp xúc ba cạnh của tam giác đều \[ABC\] tại các trung điểm \[A', B', C'\] của các cạnh.

           \[r = OA' = \]\[\frac{1}{3}\]\[ AA'\] =\[\frac{1}{3}\] \[\frac{3\sqrt{3}}{2}\] = \[\frac{\sqrt{3}}{2}[cm]\]

d] Vẽ các tiếp tuyến với đường tròn \[[O;R]\] tại \[A,B,C\]. Ba tiếp tuyến này cắt nhau tại \[I, J, K\]. Ta có \[∆IJK\] là tam giác đều ngoại tiếp \[[O;R]\].

Bài 63 trang 92 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 63. Vẽ các hình lục giác đều, hình vuông, hình tam giác đều cùng nội tiếp đường tròn \[[O;R]\] rồi tính cạnh của các hình đó theo \[R\].

Hướng dẫn giải:

Hình a.

Gọi \[{a_i}\]  là cạnh của đa giác đều i cạnh.

a] \[{a_6}= R\] [vì \[O{A_1}{A_2}\] là tam giác đều]

Cách vẽ: vẽ đường tròn \[[O;R]\]. Trên đường tròn ta đặt liên tiếp các cung \[\overparen{{A_1}{A_2}}\],  \[\overparen{{A_2}{A_3}}\],...,\[\overparen{{A_6}{A_1}}\] mà căng cung có độ dài bằng \[R\]. Nối \[{A_1}\] với \[{A_2}\], \[{A_2}\] với \[{A_3}\],…, \[{A_6}\] với \[{A_1}\] ta được hình lục giác đều \[{A_1}\]\[{A_2}\]\[{A_3}\]\[{A_4}\]\[{A_5}\]\[{A_6}\] nội tiếp đường tròn

b] Hình b

Trong tam giác vuông \[O{A_1}{A_2}\]: \[{a^2} = {R^2} + {R^2} = 2{R^2} \Rightarrow a = R\sqrt 2 \]

Cách vẽ như ở bài tập 61.

c] Hình c

\[{A_1}H\] =\[ R\] +\[\frac{R}{2}\] =  \[\frac{3R}{2}\]

\[{A_3}H\] = \[\frac{a}{2}\] 

\[{A_1}\]\[{A_3}\]= \[a\]

Trong tam giác vuông \[{A_1}H{A_3}\] ta có: \[{A_1}{H^2} = {A_1}{A_3}^2 - {A_3}{H^2}\].

Từ đó \[\frac{9R^{2}}{4}\] = \[a^2\] - \[\frac{a^{2}}{4}\].

\[\Rightarrow{a^2} = 3{R^2} \Rightarrow a = R\sqrt 3 \]

Cách vẽ như câu a] hình a.

Nối các điểm chia cách nhau một điểm thì ta được tam giác đều chẳng hạn tam giác \[{A_1}{A_3}{A_5}\]  như trên hình c

Bài 64 trang 92 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 64.Trên đường tròn bán kính \[R\] lần lượt đặt theo cùng một chiều, kể từ điểm \[A\], ba cung \[\overparen{AB}\], \[\overparen{BC}\], \[\overparen{CD}\] sao cho: \[sđ\overparen{AB}\]=\[60^0\], \[sđ\overparen{BC}\]=\[90^0\], \[sđ\overparen{CD}\]=\[120^0\]

a] Tứ giác \[ABCD\] là hình gì?

b] Chứng minh hai đường chéo của tứ giác \[ABCD\] vuông góc với nhau.

c] Tính độ dài các cạnh của tứ giác \[ABCD\] theo \[R\].

Hướng dẫn giải:

\[\widehat {BA{\rm{D}}} = {{{{90}^0} + {{120}^0}} \over 2} = {105^0}\] [góc nội tiếp chắn \[\overparen{BCD}\]]     [1]

\[\widehat {A{\rm{D}}C} = {{{{60}^0} + {{90}^0}} \over 2} = {75^0}\] [ góc nội tiếp chắn\[\overparen{ABC}\] ]          [2]

Từ [1] và [2] có:

\[\widehat {BA{\rm{D}}} + \widehat {A{\rm{D}}C} = {105^0} + {75^0} = {180^0}\] [3]

\[\widehat {BA{\rm{D}}}\] và \[\widehat {A{\rm{D}}C}\] là hai góc trong cùng phía tạo bởi cát tuyến \[AD\] và hai đường thẳng \[AB, CD\].

Đẳng thức [3] chứng tỏ \[AB // CD\]. Do đó tứ giác \[ABCD\] là hình thang, mà hình thang nội tiếp là hình thang cân. 

Vậy \[ABCD\] là hình thang cân [\[BC = AD\] và \[sđ\overparen{BC}\]=\[sđ\overparen{AD}\]=\[90^0\]]

b] Giả sử hai đường chéo \[AC\] và \[BD\] cắt nhau tại \[I\].

\[\widehat {CI{\rm{D}}}\] là góc có đỉnh nằm trong đường tròn, nên:

\[\widehat {CI{\rm{D}}}\] = \[\frac{sđ\overparen{AB}+sđ\overparen{CD}}{2}\]=\[{{{{60}^0} + {{120}^0}} \over 2} = {90^0}\]

Vậy \[AC \bot BD\]

c]

\[sđ\overparen{AB}\] = \[60^0\] nên \[\widehat {AIB} = {60^0}\] \[=> ∆AIB\] đều, nên \[AB = R\]

\[sđ\overparen{BC}\]= \[90^0\] nên \[BC = R\sqrt2\]

        \[ AD = BC = R\sqrt2\]

nên \[sđ\overparen{CD}\]= \[120^0\] nên \[CD = R\sqrt3\]

Giaibaitap.me

Page 11

  • Giải bài 42, 43, 44, 45 trang 130, 131 SGK Toán 9...
  • Giải bài 38, 39, 40, 41 trang 129 SGK Toán 9 tập 2
  • Giải bài 34, 35, 36, 37 trang 125,126 SGK toán 9...
  • Giải bài 30, 31, 32, 33 trang 124, 125 SGK toán 9...
  • Giải bài 27, 28, 29 trang 119, 120 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 23, 24, 25, 26 trang 119 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 19, 20, 21, 22 trang 118 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 15, 16, 17, 18 trang 117 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 12, 13, 14 trang 112, 113 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 9, 10, 11 trang 112 SGK toán 9 tập 2

Page 12

Bài 69 trang 95 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 69. Máy kéo nông nghiệp có hai bánh sau to hơn hai bánh trước. Khi bơm căng, bánh xe sau có đường kính \[1,672 m\] và bánh xe trước có đường kính là \[88cm\]. Hỏi khi bánh xe sau lăn được \[10\] vòng thì bánh xe trước lăn được mấy vòng?

Hướng dẫn giải:

Chu vi bánh xe sau: \[π. 1,672\] [m]

Chu vi bánh xe trước: \[π . 0,88\] [m]

Khi bánh xe sau lăn được \[10\] vòng thì quãng đường đi được là:

                   \[π . 16,72\] [m]

Khi đó số vòng lăn của bánh xe trước là:

                   \[\frac{\pi .16,72}{\pi .0,88}\] = \[19\] vòng

Bài 70 trang 95 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 70. Vẽ lại ba hình [tạo bởi các cung tròn] dưới đây và tính chu vi mỗi hình [có gạch chéo]

Hướng dẫn giải:

Cách vẽ:

- Hình 13: Vẽ hình vuông \[ABCD\] cạnh \[4 cm\]. Vẽ hai đường trung trực của các cạnh hình vuông, chúng cắt nhau tại \[O\].

Lấy \[O\] làm tâm vẽ đường tròn bán kính \[2cm\] ta được hình a.

- Hình 14: Vẽ hình vuông như hình a. Lấy \[O\] làm tâm vẽ nửa đường tròn bán kính \[2 cm\] tiếp xúc với các cạnh \[AB, AD, BC\]. Lấy \[C, D\] làm tâm vẽ cung phần tư đường tròn về phía trong hình vuông các cung tròn đã vẽ tạo nên hình b .

- Hình 15: Vẽ hình vuông như hình a. Lấy \[A,B,C,D\] làm tâm vẽ về phía trong hình vuông bốn cung tròn, mỗi cung là phần tư đường tròn. Bốn cung này tạo nên hình c.

Tính chu vi mỗi hình:

- Hình 13: Đường kính đường tròn này là \[4 cm\].

Vậy hình tròn có chu vi là: \[3,14 . 4 = 12,56\] \[[cm]\].

- Hình 14: Hình tròn gồnm hai cung: một cung là nửa đường tròn, hai cung có mỗi cung là phần tư đường tròn nên chu vi hình bằng chu vi của hình tròn ở hình a, tức là \[12,56\] \[cm\].

- Hình 15: Hình gồm bốn cung tròn với mỗi cung tròn là phần tư đường tròn nên chu vi hình bằng chu vi hình tròn ở hình a tức là \[12,56 cm\].

Bài 71 trang 96 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 71. Vẽ lại hình tạo bởi các cung tròn dưới đây với tâm lần lượt là \[B, C, D, A\] theo đúng kích thước đã cho [hình vuông \[ABCD\] dài \[1cm\] ]. Nếu cách vẽ đường xoắn \[AEFGH\]. Tính độ dài đường xoắn đó.

Hướng dẫn giải:

Cách vẽ: Vẽ hình vuông \[ABCD\] có cạnh dài \[1cm\].

Vẽ \[\frac{1}{4}\] đường tròn tâm \[B\], bán kính \[1\] cm, ta có cung \[\overparen{AE}\]

Vẽ \[\frac{1}{4}\] đường tròn tâm C, bán kính 2 cm, ta có cung \[\overparen{EF}\]

Vẽ \[\frac{1}{4}\] đường tròn tâm D, bán kính 3 cm, ta có cung \[\overparen{FG}\]

Vẽ \[\frac{1}{4}\] đường tròn tâm A, bán kính 4 cm, ta có cung \[\overparen{GH}\]

Độ dài đường xoắn:

               \[{l_\overparen{AE}}\]= \[\frac{1}{4}\] . \[2π.1\]

               \[{l_\overparen{EF}}\]= \[\frac{1}{4}\] . \[2π.2\]

               \[{l_\overparen{FG}}\]= \[\frac{1}{4}\] . \[2π.3\]

               \[{l_\overparen{GH}}\]= \[\frac{1}{4}\] . \[2π.4\]

Vậy: Độ dài đường xoắn là:

\[{l_\overparen{AE}}\]+\[{l_\overparen{EF}}\]+\[{l_\overparen{FG}}\]+\[{l_\overparen{GH}}\]= \[\frac{1}{4}\] .\[ 2π [1+2+3+4] = 5π\]

Bài 72 trang 96 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 72. Bánh xe của một ròng rọc có chu vi là \[540mm\]. Dây cua-roa bao bánh xe theo cung \[AB\] có độ dài \[200mm\]. Tính góc \[AOB\] [h.56]

Hướng dẫn giải:

\[360^0\] ứng với \[540mm\].

\[x^0\] ứng với \[200mm\].

\[x\] = \[\frac{360. 200}{540}\] \[≈ 133^0\]  

Vậy \[sđ\overparen{AB} ≈ 133^0\], suy ra \[\widehat{AOB}\] \[≈ 133^0\]

Giaibaitap.me

Page 13

  • Giải bài 42, 43, 44, 45 trang 130, 131 SGK Toán 9...
  • Giải bài 38, 39, 40, 41 trang 129 SGK Toán 9 tập 2
  • Giải bài 34, 35, 36, 37 trang 125,126 SGK toán 9...
  • Giải bài 30, 31, 32, 33 trang 124, 125 SGK toán 9...
  • Giải bài 27, 28, 29 trang 119, 120 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 23, 24, 25, 26 trang 119 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 19, 20, 21, 22 trang 118 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 15, 16, 17, 18 trang 117 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 12, 13, 14 trang 112, 113 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 9, 10, 11 trang 112 SGK toán 9 tập 2

Page 14

  • Giải bài 42, 43, 44, 45 trang 130, 131 SGK Toán 9...
  • Giải bài 38, 39, 40, 41 trang 129 SGK Toán 9 tập 2
  • Giải bài 34, 35, 36, 37 trang 125,126 SGK toán 9...
  • Giải bài 30, 31, 32, 33 trang 124, 125 SGK toán 9...
  • Giải bài 27, 28, 29 trang 119, 120 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 23, 24, 25, 26 trang 119 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 19, 20, 21, 22 trang 118 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 15, 16, 17, 18 trang 117 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 12, 13, 14 trang 112, 113 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 9, 10, 11 trang 112 SGK toán 9 tập 2

Page 15

Bài 84 trang 99 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 84. a] Vẽ lại hình tạo bởi các cung tròn xuất phát từ đỉnh \[C\] của tam giác đều \[ABC\] cạnh \[1 cm\]. Nêu cách vẽ [h.63].

b] Tính diện tích miền gạch sọc.

Hướng dẫn giải:

a] Vẽ tam giác đều \[ABC\] cạnh \[1cm\]

Vẽ \[\frac{1}{3}\] đường tròn tâm \[A\], bán kính \[1cm\], ta được cung \[\overparen{CD}\]

Vẽ \[\frac{1}{3}\] đường tròn tâm \[B\], bán kính \[2cm\], ta được cung \[\overparen{DE}\]

Vẽ \[\frac{1}{3}\] đường tròn tâm \[C\], bán kính \[3cm\], ta được cung \[\overparen{EF}\]

b] Diện tích hình quạt \[CAD\] là \[\frac{1}{3}\] \[π.1^2\]

Diện tích hình quạt \[DBE\] là \[\frac{1}{3}\] \[π.2^2\] 

Diện tích hình quạt \[ECF\] là \[\frac{1}{3}\] \[π.3^2\]

Diện tích phần gạch sọc là  \[\frac{1}{3}\] \[π.1^2\]+ \[\frac{1}{3}\] \[π.2^2\] + \[\frac{1}{3}\] \[π.3^2\]

                                   = \[\frac{1}{3}\] \[π [1^2 + 2^2 + 3^2]\] = \[\frac{14}{3}π\] [\[cm^2\]]

Bài 85 trang 100 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 85. Hình viên phân là hình tròn giới hạn bởi một cung tròn và dây căng cung ấy. Hãy tính diện tích hình viên phân \[AmB\], biết góc ở tâm \[\widehat {AOB} = {60^0}\] và bán kính đường tròn là \[5,1 cm\] [h.64]

Hướng dẫn giải:

\[∆OAB\] là tam giác đều có cạnh bằng \[R = 5,1cm\]. Áp dụng công thức tính diện tích tam giác đều cạnh \[a\] là \[{{{a^2}\sqrt 3 } \over 4}\] ta có 

 \[{S_{\Delta OBC}} = {{{R^2}\sqrt 3 } \over 4}\]           [1]

Diện tích hình quạt tròn \[AOB\] là:

 \[{{\pi .{R^2}{{.60}^0}} \over {{{360}^0}}} = {{\pi {R^2}} \over 6}\]     [2]

Từ [1] và [2] suy ra diện tích hình viên phân là:

\[{{\pi {R^2}} \over 6} - {{{R^2}\sqrt 3 } \over 4} = {R^2}\left[ {{\pi  \over 6} - {{\sqrt 3 } \over 4}} \right]\]

Thay \[R = 5,1\] ta có \[S\]viên phân ≈\[ 2,4\] [\[cm^2\]]

Bài 86 trang 100 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 86. Hình vành khăn là phần hình tròn nằm giữa hai đường tròn đồng tâm [h.65].

a] Tính diện tích \[S\] của hình vành khăn theo \[{R_1}\] và \[{R_2}\] [giả sử \[{R_1}>{R_2}\]].

b] Tính diện tích hình vành khăn khi \[{R_1} = 10,5 cm\], \[{R_2} = 7,8 cm\].

Hướng dẫn giải:

a] Diện tích hình tròn \[[O;{R_1}]\] là \[{S_1 }\]=\[ \pi{R_1}^2\].

Diện tích hình tròn \[[O;{R_2}]\] là \[{S_2 }\]=\[ \pi{R_2}^2\].

Diện tích hình vành khăn là:

       \[S = {S_1}– {S_2}\] = \[ \pi{R_1}^2\]-\[ \pi{R_2}^2\]= \[ \pi[{R_1}^2-{R_2}^2]\]

b] Thay số: \[S = 3,14. [10,5^2 – 7,8^2] = 155,1\][\[cm^2\]]

Bài 87 trang 100 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 87. Lấy cạnh \[BC\] của một tam giác đều làm đường kính, vẽ một nửa đường tròn về cùng một phía với tam giác ấy đối với đường thẳng \[BC\]. Cho biết cạnh \[BC = a\], hãy tính diện tích hình viên phân được tạo thành.

Hướng dẫn giải:

Gọi nửa đường tròn tâm \[O\] đường kính \[BC\] cắt hai cạnh \[AB\] và \[AC\] lần lượt tại \[M\] và \[N\].

\[∆ONC\] có \[OC = ON\], \[\widehat{C}\] = \[60^0\] nên \[∆ONC\] là tam giác đều, do đó \[\widehat{NOC}\] = \[60^0\].

\[S\]quạt NOC = \[\frac{\pi \left [ \frac{a}{2} \right ]^{2}.60^{\circ}}{360^{\circ}}\] = \[\frac{\pi a^{2}}{24}\].

\[S\]∆NOC = \[\frac{\left [ \frac{a}{2} \right ]^{2}\sqrt{3}}{4}\] = \[\frac{a^{2}\sqrt{3}}{16}\]

Diện tích hình viên phân: 

\[S\]CpN  = \[\frac{\pi a^{2}}{24}\] - \[\frac{a^{2}\sqrt{3}}{16}\] = \[\frac{a^{2}}{48}\left [ 2\pi -3\sqrt{3} \right ]\]

Vậy diện tích hình viên phhân bên ngoài tam giác là:

            \[\frac{a^{2}}{24}\left [ 2\pi -3\sqrt{3} \right ]\]

Giaibaitap.me

Page 16

Bài 81 trang 99 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 81. Diện tích hình tròn sẽ thay đổi như thế nào nếu:

a] Bán kính tăng gấp đôi?

b] Bám kinh tăng gấp ba?

c] Bán kính tăng \[k\] lần [\[k>1\]]?

Hướng dẫn giải:

Ta có: 

\[π{[2R]}^2 = 4πR^2\]

\[π{[3R]}^2 = 9 πR^2\]

\[π[kR]^2 = k^2 πR^2\]

 Vậy nếu ta gấp đôi bán kính thì diện tích hình tròn sẽ gấp bốn, nếu nhân bán kính với \[k > 0\] thì diện tích hình tròn sẽ gấp \[k^2\] lần.

Bài 82 trang 99 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 82. Điền vào ô trống trong bảng sau [làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất]

Giải

- Dòng thứ nhất:

           \[ R\] = \[\frac{C}{2\pi }\] = \[\frac{13,2}{2. 3,14 }\] \[≈ 2,1\] [\[cm\]]

            \[S = π. R^2 = 3,14.{[2,1]}^2 ≈ 13,8 \][\[cm^2\]]

            \[{R_{quạt}}\]= \[\frac{\pi R^{2}n^{\circ}}{360^{\circ}}\] = \[\frac{3,14 .2,1^{2}.47,5}{360}\] \[≈ 1,83\]  [\[cm^2\]]

- Dòng thứ hai: \[C = 2πR = 2. 3,14. 2,5 = 15,7\] [cm]

                       \[S = π. R^2 = 3,14.{[2,5]}^2 ≈ 19,6\] [\[cm^2\]]

                       \[n^0\] = \[\frac{S_{quat}.360^{\circ}}{\pi R^{2}}\] = \[\frac{12,5.360^{\circ}}{3,14.2,5^{2}}\] \[≈ 229,3^0\]  

- Dòng thứ ba: \[R\] = \[\sqrt{\frac{s}{\pi }}\] = \[\sqrt{\frac{37,8}{3,14 }}\] \[≈ 3,5\] [\[cm\]]

                     \[C = 2πR = 22\] [\[cm\]]

                      \[n^0\] = \[\frac{S_{quat}.360^{\circ}}{\pi R^{2}}\]= \[\frac{10,6.360^{\circ}}{3,14.3,5^{2}}\] \[≈ 99,2^0\]  

Điền vào các ô trống ta được các bảng sau:

Bài 83 trang 99 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 83. a] Vẽ hình 62 [tạo bởi các cung tròn] với \[HI = 10cm\] và \[HO = 2cm\]. Nêu cách vẽ.

b] Tính diện tích hình \[HOABINH\] [miền gạch sọc]

c] Chứng tỏ rằng hình tròn đường kính \[NA\] có cùng diện tích với hình \[HOABINH\] đó.

Hướng dẫn giải:

a] Vẽ nửa đường tròn đường kính \[HI = 10 cm\], tâm \[M\]

Trên đường kính \[HI\] lấy điểm \[O\] và điểm \[B\] sao cho \[HO = BI = 2cm\].

Vẽ hai nửa đường tròn đường kính \[HO\], \[BI\] nằm cùng phía với đường tròn \[[M]\].

vẽ nửa đường tròn đường kính \[OB\] nằm khác phía đối với đường tròn \[[M]\]. Đường thẳng vuông góc với \[HI\] tại \[M\] cắt \[[M]\] tại \[N\] và cắt đường tròn đường kính \[OB\] tại \[A\].

b]  Diện tích hình \[HOABINH\] là:

\[\frac{1}{2}\].\[π.5^2\] + \[\frac{1}{2}\].\[π.3^2\] – \[π.1^2\] = \[\frac{25}{2}π\] + \[\frac{9}{2}π\] - \[π\] = \[16π\] [\[cm^2\]] [1]

c] Diện tích hình tròn đường kính \[NA\] bằng:

             \[π. 4^2 = 16π\]  [\[cm^2\]]                                           [2]

So sánh [1] và [2] ta thấy hình tròn đường kính \[NA\] có cùng diện tích với hình \[HOABINH\]

Giaibaitap.me

Page 17

Bài 88 trang 103 SGK Toán 9 tập 2

Bài 88. Hãy nêu tên mỗi góc trong các hình dưới đây:

[Ví dụ. góc trên hình 66b] là góc nội tiếp].

Hướng dẫn làm bài:

a] Góc ở tâm.

b] Góc nội tiếp.

c] Góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung.

d] Góc có đỉnh bên trong đường tròn.

e] Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn.

Bài 89 trang 104 SGK Toán 9 tập 2

Bài 89. Trong hình 67, cung \[AmB\] có số đo là \[66^0\]. Hãy:

a] Vẽ góc ở tâm chắn cung \[AmB\]. Tính góc \[AOB\].

b] Vẽ góc nội tiếp đỉnh \[C\] chắn cung \[AmB\]. Tính góc \[ACB\].

c] Vẽ góc tạo bởi tia tiếp tuyến \[Bt\] và dây cung \[BA\]. Tính góc \[ABt\].

d] Vẽ góc \[ADB\] có đỉnh \[D\] ở bên trong đường tròn. So sánh \[\widehat {A{\rm{D}}B}\]  với \[\widehat {ACB}\] .

e] Vẽ góc \[AEB\] có đỉnh \[E\] ở bên ngoài đường tròn [\[E\] và \[C\] cùng phía đối với \[AB\]]. So sánh \[\widehat {A{\rm{E}}B}\] với \[\widehat {ACB}\]

Hướng dẫn trả lời:

a] Từ \[O\] nối với hai đầu mút của cung \[AB\]

Ta có \[\widehat {AOB}\] là góc ở tâm chắn cung \[AB\]

Vì \[\widehat {AOB}\] là góc ở tân chắn cung \[AB\] nên

\[\widehat {AOB}\] =\[sđ\overparen{AmB}=60^0\]

b] Lấy một điểm \[C\] bất kì trên \[[O]\]. Nối \[C\] với hai đầu mút của cung \[AmB\]. Ta được góc nội tiếp \[\widehat {ACB}\]

Khi đó: \[\widehat {ACB} = {1 \over 2}sđ\overparen{AmB}={1 \over 2}{60^0} = 30\]  

c] Vẽ bán kính \[OB\]. Qua \[B\] vẽ \[Bt\bot OB\]. Ta được góc \[ABt\] là góc tạo bởi tia tiếp tuyến \[Bt\] với dây cung \[BA\].

Ta có: \[\widehat {ABt} = {1 \over 2}sđ\overparen{AmB} = {30^0}\]

d] Lấy điểm \[D\] bất kì ở bên trong đường tròn \[[O]\]. Nối \[D\] với \[A\] và \[D\] với \[B\]. ta được góc  là góc ở bên trong đường tròn \[[O]\]

Ta có:  

\[\eqalign{ & \widehat {ACB} = {1 \over 2}sđ\overparen{AmB}\cr

& \widehat {A{\rm{D}}B} = {1 \over 2}\left[ sđ\overparen{AmB}+ sđ\overparen{CK} \right] \cr} \]

Mà \[sđ\overparen{AmB}+sđ\overparen{CK}>sđ\overparen{AmB}\][do \[sđ\overparen{CK}>0\]] nên \[\widehat {A{\rm{D}}B} > \widehat {ACB}\]  

e] Lấy điểm \[E\] bất kì ở bên ngoài đường tròn, nối \[E\] với \[A\] và \[E\] với \[B\], chúng cắt đường tròn lần lượt tại \[J\] và \[I\].

Ta có góc \[AEB\] là góc ở bên ngoài đường tròn \[[O]\]

Có:

\[\eqalign{ & \widehat {ACB} = {1 \over 2}sđ\overparen{AmB} \cr

& \widehat {A{\rm{E}}B} = {1 \over 2}\left[ sđ\overparen{AmB} - sđ\overparen{IJ} \right] \cr}\]

Mà \[sđ\overparen{AmB}\]– \[sđ \overparen{IJ}< sđ\overparen{AmB}\] [do \[sđ\overparen{IJ}> 0\]]

Nên \[\widehat {A{\rm{E}}B} < \widehat {ACB}\].

Bài 90 trang 104 SGK Toán 9 tập 2

Bài 90.

a] Vẽ hình vuông cạnh \[4cm\].

b] Vẽ đường tròn ngoại tiếp hình vuông đó. Tính bán kính \[R\] của đường tròn này.

c] Vẽ đường tròn nội tiếp hình vuông đó. Tính bán kính \[r\] của đường tròn này.

Hướng dẫn trả lời:

a] Dùng êke ta vẽ hình vuông \[ABCD\] có cạnh bằng \[4cm\] như sau:

- Vẽ \[AB = 4cm\].

- Vẽ \[BC \bot AB\] và \[BC = 4cm\]

- Vẽ \[DC\bot BC\] và \[DC = 4cm\]

- Nối \[D\] với \[A\], ta có \[AD\bot DC\] và \[AD = 4cm\]

b] Tam giác \[ABC\] là tam giác vuông cân nên \[AB = BC\].

Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông \[ABC\], ta có:

\[\eqalign{ & A{C^2} = A{B^2} + B{C^2} = 2{\rm{A}}{B^2} \Leftrightarrow A{C^2} = {2.4^2} = 32 \cr

& \Rightarrow AC = \sqrt {32} = 4\sqrt 2 \cr}\]

Vậy \[AO = R = {{AC} \over 2} = {{4\sqrt 2 } \over 2} = 2\sqrt 2 \] 

Vậy \[R  = 2\sqrt{2}\] \[cm\]

c] Vẽ \[OH \bot DC\]. Vẽ đường tròn tâm \[O\], bán kính \[OH\]. Đó là đường tròn nội tiếp hình vuông \[ABCD\]

Ta có: \[OH = {{A{\rm{D}}} \over 2} = 2[cm]\]  

Vậy \[r = OH = 2cm\]

Bài 91 trang 104 SGK Toán 9 tập 2

Bài 91. Trong hình 68, đường tròn tâm O có bán kính \[R = 2cm\], góc \[AOB = 75^0\].

a] Tính số đo cung \[ApB\].

b] Tính độ dài hai cung \[AqB\] và \[ApB\].

c] Tính diện tích hình quạt tròn \[OAqB\]

Hướng dẫn trả lời:

a] Ta có \[\widehat {AOB}\] là góc nội tiếp chắn cung \[AqB\] nên:

\[\widehat {AOB}\] = \[sđ\overparen{AqB}\] hay \[sđ\overparen{AqB}=75^0\]

Vậy \[sđ\overparen{ApB}\]= \[360°- \overparen{AqB}\] = \[360^0 - 75^0 = 285^0\]

b] \[{l_{\overparen{AqB}}}\] là độ dài cung \[AqB\], ta có:

\[{l_{\overparen{AqB}}}\] = \[{{\pi Rn} \over {180}} = {{\pi .2.75} \over {180}} = {5 \over 6}\pi [cm]\] 

Gọi \[{l_{\overparen{ApB}}}\] là độ dài cung \[ApB\] ta có:

\[{l_{\overparen{ApB}}} = {{\pi Rn} \over {180}} = {{\pi .2.285} \over {180}} = {{19\pi } \over 6}[cm]\]

c] Diện tích hình quạt tròn \[OAqB\] là:  \[{S_{OAqB}} = {{\pi {R^2}n} \over {360}} = {{\pi {2^2}.75} \over {360}} = {{5\pi } \over 6}[c{m^2}]\]

Giaibaitap.me

Page 18

Bài 92 trang 104 SGK Toán 9 tập 2

Bài 92. Hãy tính diện tích miền gạch sọc trong các hình 69, 70, 71 [đơn vị độ dài: cm].

Hướng dẫn trả lời:

a] Hình 69

Đối với hình tròn bán kính \[R= 1,5\] là: \[{S_1} = πR^2 = π. 1,5^2 = 2,25π\]

Đối với hình tròn bán kính \[r = 1\] là: \[{S_2} = πr^2= π. 1^2 = π\]

Vậy diện tích miền gạch sọc là:

\[S = {S_1} – {S_2} = 2,25 π – π = 1,25 π\] [đvdt]

b] Hình 70

Diện tích hình quạt có bán kính \[R = 1,5\]; \[n^0 = 80^0\]

\[{S_1} = {{\pi {R^2}n} \over {360}} = {{\pi 1,{5^2}.80} \over {360}} = {\pi  \over 2}\] 

Diện tích hình quạt có bán kính \[r = 1\]; \[n^0 = 80^0\]

\[{S_2} = {{\pi {r^2}n} \over {360}} = {{\pi {{.1}^2}.80} \over {360}} = {{2\pi } \over 9}\]

Vậy diện tích miền gạch sọc là: \[S = {S_1} - {S_2} = {\pi  \over 2} - {{2\pi } \over 9} = {{9\pi  - 4\pi } \over {18}} = {{5\pi } \over {18}}\]

c] Hình 71

Diện tích hình vuông cạnh \[a = 3\] là:

\[{S_1} = a^2 = 3^2 =9\]

Diện tích hình tròn có \[R = 1,5\] là:

\[{S_2} = πR^2 = π.1,5^2 = 2,25π = 7,06\]

Vậy diện tích miền gạch sọc là:

\[S = {S_1} – {S_2} = 9 – 7,06 = 1,94\] [đvdt].

Bài 93 trang 104 SGK Toán 9 tập 2

Bài 93. Có ba bánh xe răng cưa \[A, B, C\] cùng chuyển độn ăn khớp với nhau. Khi một bánh xe quay thì hai bánh xe còn lại cũng quay theo. Bánh xe \[A\] có \[60\] răng, bánh xe B có \[40\] răng, bánh xe \[C\] có \[20\] răng. Biết bán kính bánh xe \[C\] là \[1\]cm. Hỏi:

a] Khi bánh xe \[C\] quay \[60\] vòng thì bánh xe \[B\] quay mấy vòng?

b] Khi bánh xe \[A\] quay \[80\] vòng thì bánh xe \[B\] quay mấy vòng?

c] Bán kính của các bánh xe \[A\] và \[B\] là bao nhiêu?

Hướng dẫn trả lời:

Ta có bánh xe \[A\] có \[60\] răng, bánh xe \[B\] có \[40\] răng, bánh xe \[C\] có \[20\] răng nên suy ra chu vi của bánh xe \[B\] gấp đôi chu vi bánh xe \[C\], chu vi bánh xe \[A\] gấp ba chu vi bánh xe \[C\].

Chu vi bánh xe \[C\] là: \[2. 3,14 . 1 = 6,28 [cm]\]

Chu vi bánh xe \[B\] là: \[6,28 . 2 = 12,56 [cm]\]

Chu vi bánh xe \[A\] là: \[6,28 . 3 = 18,84 [cm]\]

a] Khi bánh xe \[C\] quay được \[60\] vòng thì quãng đường đi được là:

\[60 . 6,28 = 376,8 [cm]\]

Khi đó số vòng quay của bánh xe \[B\] là:

\[376,8 : 12,56 = 30\] [vòng]

b] Khi bánh xe \[A\] quay được \[80\] vòng thì quãng đường đi được là:

\[80 . 18,84 = 1507,2\] [cm]

Khi đó số vòng quay của bánh xe \[B\] là:

\[1507,2 : 12,56 = 120\] [vòng]

c] Bán kính bánh xe \[B\] là: \[12,56 : [2π] = 12,56 : 6,28 = 2[cm]\]

Bán kính bánh xe \[A\] là: \[18,84 : [2π] = 18,84 : 6,28 = 3[cm]\]

Bài 94 trang 105 SGK Toán 9 tập 2

Bài 94. Hãy xem biểu đồ hình quạt biểu diễn sự phân phối học sinh của một trường THCS theo diện ngoại trú, bán trú, nội trú [h.72]. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a] Có phải \[{1 \over 2}\] số học sinh lầ học sinh ngoại trú không?

b] Có phải \[{1 \over 3}\] số học sinh là học sinh bán trú không?

c] Số học sinh nội trú chiếm bao nhiêu phần trăm?

d] Tính số học sinh mỗi loại, biết tổng số học sinh là \[1800\] em.

Hướng dẫn trả lời:

Theo cách biểu diễn dự phân phối học sinh như biểu đồ thì:

a] Đúng \[\left[ {{1 \over 2} = 50\% } \right]\]

b] Đúng \[\left[ {{1 \over 3} \approx 33,3\% } \right]\] 

c] Số học sinh nội trú chiếm \[100\]% - [\[50\]% + \[33,3\]%] = \[16,7\]%

d] Số học sinh ngoại trú:

\[1800.{1 \over 2} = 900\] [em]

Số học sinh bán trú:

\[1800.{1 \over 3} =600\][em]

Số học sinh nội trú:

\[1800 – [900 + 600] = 300\] [em]

Bài 95 trang 105 SGK Toán 9 tập 2

Bài 95. Các đường cao hạ từ \[A\] và \[B\] của tam giác \[ABC\] cắt nhau tại \[H\] [góc \[C\] khác \[90^0\]] và cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác \[ABC\] lần lượt tại \[D\] và \[E\]. Chứng minh rằng:

a] \[CD = CE\] ;     b] \[ΔBHD\] cân ;     c] \[CD = CH\].

Hướng dẫn trả lời:

Ta có: \[\widehat {A{\rm{D}}B} = \widehat {A{\rm{E}}B}\] [cùng chắn cung \[AB\]]

 \[ \Rightarrow \widehat {CB{\rm{D}}} = \widehat {CA{\rm{E}}}\] [cùng phụ với hai góc bằng nhau]

⇒ \[sđ\overparen{CD}\]= \[sđ\overparen{CE}\]

Suy ra \[CD = CE\]

b] Ta có \[\widehat {EBC}\] và \[\widehat {CB{\rm{D}}}\] là góc nội tiếp trong đường tròn \[O\] nên :

 \[\widehat {EBC} = {1 \over 2} sđ\overparen{CE}\] và \[\widehat {CB{\rm{D}}} = {1 \over 2}sđ\overparen{CD}\] 

Mà \[sđ\overparen{CD}\]= \[sđ\overparen{CE}\]

nên \[\widehat {EBC} = \widehat {CB{\rm{D}}}\]

Vậy \[∆BHD\] cân tại \[B\]

c] Vì \[∆BHD\] cân và \[BK\] là đường cao cũng là đường trung trực của \[HD\]. Điểm \[C\] nằm trên đường trung trực của \[HD\] nên \[CH = CD\]

Giaibaitap.me

Page 19

Bài 96 trang 105 SGK Toán 9 tập 2

Bài 96. Cho tam giác \[ABC\] nội tiếp đường tròn \[[O]\] và tia phân giác của góc \[A\] cắt đường tròn tại \[M\]. Vẽ đường cao \[AH\]. Chứng minh rằng:

a] \[OM\] đi qua trung điểm của dây \[BC\].

b] \[AM\] là tia phân giác của góc \[OAH\].

Hướng dẫn trả lời:

a] Vì \[AM\] là tia phân giác của \[\widehat {BAC}\] nên \[\widehat {BAM} = \widehat {MAC}\]  

Mà \[\widehat {BAM}\] và \[\widehat {MAC}\] đều là góc nội tiếp của \[[O]\] nên 

\[\overparen{BM}\]=\[\overparen{MC}\]

⇒ \[M\] là điểm chính giữa cung \[BC\]

Vậy \[OM \bot BC\] và \[OM\] đi qua trung điểm của \[BC\]

b] Ta có : \[OM \bot BC\] và \[AH\bot BC\] nên \[AH//OM\]

\[ \Rightarrow \widehat {HAM} = \widehat {AM{\rm{O}}}\]  [so le trong]  [1]

Mà \[∆OAM\] cân tại \[O\] nên \[\widehat {AM{\rm{O}}} = \widehat {MAO}\]  [2]

Từ [1] và [2] suy ra: \[\widehat {HA{\rm{M}}} = \widehat {MAO}\] 

Vậy \[AM\] là đường phân giác của góc \[OAH\]

Bài 97 trang 105 SGK Toán 9 tập 2

Bài 97. Cho tam giác \[ABC\] vuông ở \[A\]. Trên \[AC\] lấy một điểm \[M\] và vẽ đường tròn đường kính \[MC\]. Kẻ \[BM\] cắt đường tròn tại \[D\]. Đường thẳng \[DA\] cắt đường tròn tại \[S\]. Chứng minh rằng:

a] \[ABCD\] là một tứ giác nội tiếp;

b] \[\widehat {AB{\rm{D}}} = \widehat {AC{\rm{D}}}\] ;

c] \[CA\] là tia phân giác của góc \[SCB\]

Hướng dẫn trả lời:

a] Ta có góc \[\widehat {MDC}\] là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn \[[O]\] nên \[\widehat {MDC} = {90^0}\]

⇒ \[∆CDB\] là tam giác vuông nên nội tiếp đường tròn đường kính \[BC\] .

Ta có \[∆ABC\] vuông tại \[A\].

Do đó \[∆ABC\] nội tiếp trong đường tròn tâm \[I\] đường kính \[BC\].

Ta có \[A\] và \[D\] cùng nhìn \[BC\] dưới một góc \[90^0\] không đổi nên tứ giác \[ABCD\] nội tiếp đường tròn đường kính \[BC\]

b] Ta có \[\widehat {AB{\rm{D}}}\] là góc nội tiếp trong đường tròn \[[I]\] chắn cung \[AD\].

Tương tự góc \[\widehat {AC{\rm{D}}}\] là góc nội tiếp trong đường tròn \[[I]\] chắn cung \[AD\]

Vậy \[\widehat {AB{\rm{D}}} = \widehat {AC{\rm{D}}}\]

c] Ta có:

\[\widehat {S{\rm{D}}M} = \widehat {SCM}\] [vì góc nội tiếp cùng chắn cung \[MS\] của đường tròn \[[O]\]]

\[\widehat {A{\rm{D}}B} = \widehat {ACB}\] [là góc nội tiếp cùng chắn cung \[AB\] của đường tròn \[[I]\]

Mà \[\widehat {A{\rm{D}}B} = \widehat {S{\rm{D}}M} \Rightarrow \widehat {SCM} = \widehat {ACB}\] 

Vậy tia \[CA\] là tia phân giác của góc \[SCB\]

Bài 98 trang 105 SGK Toán 9 tập 2

Bài 98. Cho đường tròn \[[O]\] và một điểm \[A\] cố định trên đường tròn. Tìm quỹ tích các trung điểm \[M\] của dây \[AB\] khi điểm \[B\] di động trên đường tròn đó.

Hướng dẫn trả lời:

+] Phần thuận: Giả sử \[M\] là trung điểm của dây \[AB\]. Do đó, \[OM \bot AB\]. Khi \[B\] di động trên đường tròn \[[O]\] điểm \[M\] luôn nhìn đoạn \[OA\] cố định dưới một góc vuông. Vậy quỹ tích của điểm \[M\] là đường tròn tâm \[I\] đường kính \[OA\].

+] Phần đảo: Lấy điểm \[M’\] bất kì trên đường tròn \[[I]\]. Nối \[M’\] với \[A\], đường thẳng \[M’A\] cắt đường tròn \[[O]\] tại \[B’\]. Nối \[M’\] với \[O\], ta có \[\widehat {AM'O} = {90^0}\] hay \[OM’ \bot AB’ \]

⇒ \[M\] là trung điểm của \[AB’\]

Kết luận: Tập hợp các trung điểm \[M\] của dây \[AB\] là đường tròn đường kính \[OA\].

Bài 99 trang 105 SGK Toán 9 tập 2

Bài 99. Dựng \[ΔABC\], biết \[BC = 6cm\], góc \[\widehat{BAC} = 80^0\], đường cao \[AH\] có độ dài là \[2cm\].

Hướng dẫn trả lời:

 Cách dựng như sau:

- Đầu tiên dựng đoạn \[BC = 6cm\]

- Dựng cung chứa góc \[80^0\] trên đoạn \[BC\].

- Dựng đường thằng \[xy // BC\] và cách \[BC\] một khoảng là \[2cm\]. Đường thẳng \[xy\] cắt cung chứa góc \[80^0\] tại hai điểm \[A\] và \[A’\]

- Tam giác \[ABC\] là tam giác phải dựng thỏa mãn các điều kiện của đề bài

Bài toán có hai nghiệm hình [\[∆ABC\] và \[∆A’BC\]]

Giaibaitap.me

Page 20

  • Giải bài 42, 43, 44, 45 trang 130, 131 SGK Toán 9...
  • Giải bài 38, 39, 40, 41 trang 129 SGK Toán 9 tập 2
  • Giải bài 34, 35, 36, 37 trang 125,126 SGK toán 9...
  • Giải bài 30, 31, 32, 33 trang 124, 125 SGK toán 9...
  • Giải bài 27, 28, 29 trang 119, 120 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 23, 24, 25, 26 trang 119 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 19, 20, 21, 22 trang 118 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 15, 16, 17, 18 trang 117 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 12, 13, 14 trang 112, 113 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 9, 10, 11 trang 112 SGK toán 9 tập 2

Page 21

Bài 5 trang 111 - Sách giáo khoa toán 9 tập 2

Bài 5. Điền đầy đủ kết quả vào những ô trống của bảng sau:

Giải: 

Dòng 1: chu vi của đường tròn đáy: \[C = 2\pi r = 2\pi \].

DIện tích một đáy: \[S = \pi {r^2} = \pi \]

Diện tích xung quanh: \[{S_{xq}} = 2\pi rh = 20\pi \]

Thể tích: \[V = S.h = 10\pi \]

Dòng 2 tương tự dòng 1

Dòng 3: Bán kính đáy: \[C = 2\pi r \Rightarrow r = {C \over {2\pi }} = {{4\pi } \over {2\pi }} = 2\]

Bài 6 trang 111 - Sách giáo khoa toán 9 tập 2

Bài 6. Chiều cao của một hình trụ bằng bán kính đường tròn đáy. Diện tích xung quanh của hình trụ là \[314\] \[c{m^2}\]

Hãy tính bán kính đường tròn đáy và thể tích hình trụ [làm tròn kết quả đến số thập phân thứ hai].

Giải: 

Ta có \[{S_{xq}}= 2πrh = 31\]4 [cm2]

 \[r^2\] = \[\frac{S_{xq}}{2\Pi }\]

\[=> r ≈ 7,07\]

Thể tích của hình trụ:\[ V = πr^2h = 3,14. 7,07^3≈ 1109,65\] [cm3]

Bài 7 trang 111 - Sách giáo khoa toán 9 tập 2

Bài 7  Một bóng đèn huỳnh quang dài \[1,2m\]. đường kính của đường tròn đáy là \[4cm\], được đặt khít vào  một ống giấy cứng dạng hình hộp [h82]. Tính diện tích phần cứng dùng để làm hộp.

[Hộp mở hai đầu, không tính lề và mép dán].

Giải:

Diện tích phần giấy cứng cần tính chính là diện tích xung quanh của một hộp chữ nhật có đáy là hình vuông cạnh \[4cm\], chiều cao là \[1,2m\] = \[120 cm\].

Diện tích xung quanh của hình hộp:

\[{S_{xq}}\] = \[4.4.120 = 1920\] [cm2]

Bài 8 trang 111 - Sách giáo khoa toán 9 tập 2

Bài 8. Cho hình chữ nhật \[ABCD\] [\[AB  = 2a, BC = a\]]. Quay hình chữ nhật đó quanh \[AB\] thì được hình trụ có thể tích \[{V_1}\]; quanh  \[BC\] thì được hình trụ có thể tích \[{V_2}\]. Trong các đẳng thức sau đây, hãy chọn đẳng thức đúng.

[A] \[{V_1} = {V_2}\];                      [B] \[{V_1} = 2{V_2}\];                       

[C]  \[{V_2} = 2{V_1}\]                     [D]  \[{V_2} =3 {V_1}\]                      

[E]  \[{V_1} = 3{V_2}\].

Giải:

Quay quanh \[AB\] thì ta có \[r = a, h= 2a\].

nên \[{V_1} = \pi {r^2}h = \pi {a^2}.2a = 2\pi {a^3}\]

Quay quanh \[BC\] thì ta có \[r = 2a, h = a\]

nên \[{V_2} = \pi {r^2}h = \pi {{[2a]}^2}.a = 4\pi {a^3}\]

Do đó \[{V_2} = 2{V_1}\] 

Vậy chọn C

Giaibaitap.me

Page 22

  • Giải bài 42, 43, 44, 45 trang 130, 131 SGK Toán 9...
  • Giải bài 38, 39, 40, 41 trang 129 SGK Toán 9 tập 2
  • Giải bài 34, 35, 36, 37 trang 125,126 SGK toán 9...
  • Giải bài 30, 31, 32, 33 trang 124, 125 SGK toán 9...
  • Giải bài 27, 28, 29 trang 119, 120 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 23, 24, 25, 26 trang 119 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 19, 20, 21, 22 trang 118 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 15, 16, 17, 18 trang 117 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 12, 13, 14 trang 112, 113 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 9, 10, 11 trang 112 SGK toán 9 tập 2

Page 23

  • Giải bài 42, 43, 44, 45 trang 130, 131 SGK Toán 9...
  • Giải bài 38, 39, 40, 41 trang 129 SGK Toán 9 tập 2
  • Giải bài 34, 35, 36, 37 trang 125,126 SGK toán 9...
  • Giải bài 30, 31, 32, 33 trang 124, 125 SGK toán 9...
  • Giải bài 27, 28, 29 trang 119, 120 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 23, 24, 25, 26 trang 119 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 19, 20, 21, 22 trang 118 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 15, 16, 17, 18 trang 117 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 12, 13, 14 trang 112, 113 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 9, 10, 11 trang 112 SGK toán 9 tập 2

Page 24

  • Giải bài 42, 43, 44, 45 trang 130, 131 SGK Toán 9...
  • Giải bài 38, 39, 40, 41 trang 129 SGK Toán 9 tập 2
  • Giải bài 34, 35, 36, 37 trang 125,126 SGK toán 9...
  • Giải bài 30, 31, 32, 33 trang 124, 125 SGK toán 9...
  • Giải bài 27, 28, 29 trang 119, 120 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 23, 24, 25, 26 trang 119 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 19, 20, 21, 22 trang 118 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 15, 16, 17, 18 trang 117 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 12, 13, 14 trang 112, 113 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 9, 10, 11 trang 112 SGK toán 9 tập 2

Page 25

  • Giải bài 42, 43, 44, 45 trang 130, 131 SGK Toán 9...
  • Giải bài 38, 39, 40, 41 trang 129 SGK Toán 9 tập 2
  • Giải bài 34, 35, 36, 37 trang 125,126 SGK toán 9...
  • Giải bài 30, 31, 32, 33 trang 124, 125 SGK toán 9...
  • Giải bài 27, 28, 29 trang 119, 120 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 23, 24, 25, 26 trang 119 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 19, 20, 21, 22 trang 118 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 15, 16, 17, 18 trang 117 SGK toán 9 tập 2
  • Giải bài 12, 13, 14 trang 112, 113 SGK toán 9 tập...
  • Giải bài 9, 10, 11 trang 112 SGK toán 9 tập 2

Page 26

Bài 23 trang 119 - Sách giáo khoa toán 9 tập 2

Bài 23 Viết công thức tính nửa góc ở đỉnh của một hình nón [góc \[a\] của tam giác vuông \[AOS\]- hình 99] sao cho diện tích khai triển mặt nón bằng một phần tư diện tích hình tròn [bán kính \[SA\]].

Giải:

Diện tích hình quạt : 

\[S_q = \frac{\pi r^2 n^o}{360^o}= \frac{\pi.l^2.90}{360}=\frac{\pi.l^2}4\]

Diện tích xung quanh của hình nón: \[{S_{xq}} = \pi rl\]

Theo đầu bài ta có: \[{S_{xq}} = S_q \]=> \[πrl\]= \[\frac{\pi.l^2}4\]

Vậy \[l = 4r\] 

Suy ra \[sin[a] \]= \[\frac{r}l\] =\[ 0,25\]

 Vậy \[a = {14^0}28'\]

Bài 24 trang 119 - Sách giáo khoa toán 9 tập 2

Bài 24. Hình khai triển mặt xung quanh của một hình nón là một hình quạt, bán kính hình quạt đó là \[16cm\], số đo cung là \[120^0\] Tan của góc ở đỉnh hình nón là:

[A] \[\frac{\sqrt{2}}4\]               [B] \[\frac{\sqrt{2}}2\]          [C] \[\sqrt{2}\]            [D] 2\[\sqrt{2}\]

Giải

Đường sinh của hình nón là \[l = 16\]. Độ dài cung \[AB\] của đường tròn chứa hình quạt là\[\frac{32. \pi}{3}\] , chu vi đáy bằng suy ra \[C= 2πr\] suy \[r\] = \[\frac{16}{3}\]

Trong tam giác vuông \[AOS\] có: \[h= \sqrt{16^2- [\frac{16}{3}]^2}= 16\sqrt{\frac{8}{9}}= \frac{32}{3}\sqrt{2}\]

\[tan[a]\] = \[\frac{r}{h}\] = \[\frac{\sqrt{2}}{4}\]

Bài 25 trang 119 - Sách giáo khoa toán 9 tập 2

Bài 25. Hãy tính diện tích xung quanh của hình nón cụt biết hai bán kính đáy \[a,b\] [\[a

Chủ Đề