Giáo án Khái quát văn học dân gian Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật của VH trung đại VN.

- Thế nào là tính quy phạm? Biểu hiện của nó? Nêu tên các tác giả và các tác phẩm của họ có sự phá vỡ tính quy phạm?

- Em hiểu thế nào là “trang nhã” và “bình dị”?

- Các biểu hiện của khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị? VD?

 Gv lưu ý thêm:

+ Xu hướng trang nhã có chủ yếu trong VH chữ Hán.

+ Xu hướng bình dị xuất hiện chủ yếu trong VH chữ Nôm.

- VHTĐ chủ yếu tiếp thu tinh hoa VH nước nào?

- Nêu những mặt tiếp thu VH nước ngoài của VHTĐVN?

- Biểu hiện của quá trình dân tộc hoá hình thức VH dân tộc?

-  GV hướng dẫn HS tổng kết.

- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ - sgk.

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Cách đọc văn học trung đại có điều gì khác cách đọc văn học hiện đại ?

HS thảo luận, trả lời.

GV chuẩn xác kiến thức.

IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học thế kỉ X- XIX

1. Tính quy phạm và phá vỡ tính quy phạm

- Tính quy phạm:là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu [quy phạm: cung cách chuẩn mực cần phải tuân thủ, làm theo].

⭢ Là đặc điểm nổi bật của VHTĐ.

- Biểu hiện:

+ Quan niệm VH: coi trọng mục đích giáo huấn của VH, “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo”.

+ Tư duy nghệ thuật: nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn, đã thành công thức.

+ Thể loại văn học: có sự quy định chặt chẽ ở từng thể loại.

+ Thi liệu:sử dụng nhiều điển tích, điển cố, văn liệu quen thuộc.

+ Thiên về tượng trưng, ước lệ.

- Sự phá vỡ tính quy phạm: là sự sáng tạo, phát huy cá tính sáng tạo về cả nội dung và hình thức biểu hiện vượt ra ngoài những quy định trên.

   VD: Các tác giả ưu tú có sự phá vỡ tính quy phạm: Nguyễn Trãi [thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn, sáng tạo về đề tài], Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,...

2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

- Trang nhã: trang trọng, tao nhã⭢ vẻ đẹp lịch lãm, thanh cao.

- Bình dị: bình thường và giản dị.

- Khuynh hướng trang nhã:

+ Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả, trang trọng hơn cái bình thường, giản dị.

  VD: Chí lớn của người quân tử, đạo của thánh hiền,...

+ Hình tượng nghệ thuật: hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ hơn vẻ đơn sơ, mộc mạc.

  VD: Hình tượng thiên nhiên mang tính ước lệ, tượng trưng, trang trọng, đài các [tùng, cúc, trúc, mai]...

+ Ngôn ngữ nghệ thuật: trau chuốt, hoa mĩ.

  VD: Chỉ cái chết, các tác giả dùng “lời lời châu ngọc” để diễn tả- “gãy cành thiên hương”, “nát thân bồ liễu”, “ngậm cười chín suối”,...

- Xu hướng bình dị:

VH ngày càng gắn bó với đời sống hiện thực:

+ Đề tài, chủ đề, hình tượng nghệ thuật: lấy từ đời sống tự nhiên, giản dị.

+ Ngôn ngữ nghệ thuật: lấy từ lời ăn tiếng nói hàng ngày, vận dụng ca dao, tục ngữ,...

3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa VH nước ngoài

- Tiếp thu tinh hoa VH Trung Quốc:

+ Ngôn ngữ: chữ Hán.

+ Thể loại: thơ cổ phong, thơ Đường luật, hịch, cáo, chiếu, biểu, truyện truyền kì, kí, tiểu thuyết chương hồi,...

+ Thi liệu: điển cố, thi liệu Hán học.

- Quá trình dân tộc hóa hình thức văn học:

+ Ngôn ngữ: sáng tạo và sử dụng chữ Nôm và sử dụng lời ăn tiếng nói, cách diễn đạt của nhân dân lao động.

+ Thể loại: Việt hoá thơ Đường luật và sáng tạo các thể thơ dân tộc.

Từ những đặc điểm về nghệ thuật của văn học trung đại cần nắm được.

+ Nhiều tác phẩm văn học trung đại mang tính chức năng [xã hội tôn giáo tư tưởng]. Tác phẩm văn học trung đại gắn bó chặt chẽ với tư tưởng, văn hóa… vì vậy phải tiếp cận tác phẩm từ góc độ văn hoá.

+ Phải hiểu và thấy được cái hay cái đẹp của các điển tích điển cố được sử dụng trong tác phẩm. Hiểu được những ước lệ, tượng trưng, tính chất hàm súc của tác phẩm.

V. TỔNG KẾT

- Ghi nhớ - sgk

Tóm tắt nội dung tài liệu

Khái quát văn học dân gian Việt Nam

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh: -

 Nắm được những đặc trưng, hệ thống thể loại và những giá trị cơ bản của VH dân gian.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm và tóm tắt các ý chính của bài, tìm và phân tích các dẫn chứng tiêu biểu cho các ý.

3. Thái độ: GDHS  thái độ trân trọng đối với VH dân gian, di sản văn hóa của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Giáo viên: - Sách gáo khoa,sách giáo viên.

- Chuẩn bị sơ đồ các bộ phận hợp thành của văn học việt nam.

- Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 10 – tập 1.Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 – tập 1.Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 – tập 1.Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 – tập 1.Bài tập Ngữ văn 10 – tập 1.

2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:

Hoạt động 1:[5phút]

1. Kiểm tra bài cũ:

a. Câu hỏi: : Nêu các bộ phận của VHVN? Kể tên các thể loại của VH dân gian? VD ? Vai trò của VH dân gian?

b. Đáp án:

Có 2 bộ phận: VHDG và VH viết.

Có 12 thể loại tiờu biểu của VHDG. Sgk.

Tên học sinh trả lời:

1. Tên:..........................................Lớp:................Điểm:..................

2. Tên:..........................................Lớp:................Điểm:...................

3. Tên:..........................................Lớp:................Điểm:...................

2. Nội dung bài mới:

Vào bài:  Trong mạch suy cảm về đất nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã giải thích về sự hình thành các địa danh:

         “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu

          Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

          Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

          Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương

          Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

          Người học trò nghèo góp cho đất nước mình núi Bút, non Nghiên.”

                                                                                             [Đất nước]

Những xúc cảm sâu sắc đó của ông bắt nguồn từ VH dân gian. Kho tàng VH dân gian của dân tộc ta thực sự là suối nguồn vô tận cho thơ ca và nhạc họa. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nét lớn về VH dân gian.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt.

Hoạt động 2:[8 phút]

GV: - VH dân gian là gì? Tại sao nói VH dân gian là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ?

Gv nhận xét, chốt ý: VH dân gian là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ do VH dân gian lấy ngôn từ làm chất liệu nghệ thuật.

[Hoạt động 3:[15phút]

GV: -VH dân gian có những đặc trưng cơ bản nào?

- Tác dụng của tính truyền miệng? VD?

GV: - Quá trình sáng tác tập thể của VH dân gian diễn ra ntn?

GV: - Em hiểu thế nào là tính thực hành của VH dân gian? VD?

Hs thảo luận, trả lời.

Là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo nhằm phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau của đời sống.

HS: Có 3 đặc trưng cơ bản:

+

+

+

Hs thảo luận, trả lời.

- Không lưu hành bằng chữ  viết mà được truyền miệng từ người này sang người khác qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau.

và các địa phương khác nhau.

→Tác dụng:

 + Làm cho tác phẩm VH dân gian được trau chuốt, hoàn thiện, phù hợp hơn với tâm tình của nhân dân lao động.

Hs thảo luận, trả lời.

+ Tạo nên tính dị bản [nhiều bản kể] của VH dân gian.

Hs thảo luận, trả lời.

- Quá trình sáng tác tập thể: Cá nhân khởi xướng" tập thể hưởng ứng [tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp nhận]" tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện.

HS:

 - Là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác 

Là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo nhằm phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng

II. Đặc trưng cơ bản của VH dân gian:

1. Tính truyền miệng:

- Không lưu hành bằng chữ  viết mà được truyền miệng từ người này sang người khác qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau.

- Được biểu hiện trong diễn xướng dân gian.

→Tác dụng:

 + Làm cho tác phẩm VH dân gian được trau chuốt, hoàn thiện, phù hợp hơn với tâm tình của nhân dân lao động.

 + Tạo nên tính dị bản [nhiều bản kể] của VH dân gian.

   VD: VB truyện  cổ tích Tấm Cám, truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy,...

2. Tính tập thể:

- Quá trình sáng tác tập thể: Cá nhân khởi xướng" tập thể hưởng ứng [tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp nhận]" tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện.

3. Tính thực hành:

- Là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

 - VD: Bài ca lao động: Hò sông Mã, hò giã gạo,...

Để tham khảo nội dung còn lại của giáo án Khái quát văn học dân gian Việt Nam, và các giáo án tiếp theo, quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy. Đồng thời, để giúp quý thầy cô có được một quá trình soạn bài giảng được thuận tiện hơn, quý thầy cô có thể tham khảo thêm Bài giảng: Khái quát văn học dân gian Việt Nam và  Bài soạn: Khái quát văn học dân gian Việt Nam. Quý thầy cô cũng có thể xem thêm Bài giảng: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ [tiếp theo] để có thêm một giáo án tốt hơn và hay hơn.

Page 2

YOMEDIA

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Khái quát văn học dân gian việt nam để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Khái quát văn học dân gian việt nam được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

07-08-2014 815 29

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề