Giới trẻ sành bao nhiêu thời gian để coi film năm 2024

Theo Ranker, khi doanh số bán vé của Mỹ đạt mức thấp nhất trong 25 năm vào năm 2017, điều này trở thành một vấn đề phức tạp với các rạp chiếu phim. Thông thường, doanh thu bán vé sẽ được chia cho rạp phim, nhà sản xuất và đơn vị phát hành. Các rạp chiếu thường chỉ thu về 20% doanh thu từ các bộ phim từ các hãng phim lớn và con số này thậm chí còn giảm xuống thấp hơn trong tuần đầu công chiếu khi các hãng phim nhận tới 90% doanh thu.

Do đó, các rạp chiếu phim không kiếm lời từ doanh thu bán vé. Tuy nhiên, khi số lượng vé bán ra ít đi, có nghĩa là khách hàng đến rạp phim ngày càng giảm, điều này gây ảnh hưởng đến doanh thu bán bỏng nước - nguồn lợi nhuận chính của các rạp phim. Đây là lý do tại sao số lượng vé bán ra đạt mức thấp kỷ lục khiến nhiều rạp phim lo lắng cuống cuồng.

Dễ thấy ở Việt Nam, giá vé cũng sẽ thay đổi theo từng ngày và các khung giờ khác nhau. Thông thường giá vào ngày trong tuần sẽ thấp hơn 20-30% so với cuối tuần. Tương tự, vé vào buổi tối sẽ đắt hơn giờ hành chính. Đây được cho là cách để cân bằng doanh thu trong ngày cũng như kích cầu vào các khung giờ mọi người thường không có xu hướng đi xem phim. Tuỳ thuộc vào mức “sang chảnh” của các phòng chiếu phim cũng như ghế ngồi, giá vé sẽ tăng từ 50-100% so với mức thông thường.

Giới trẻ sành bao nhiêu thời gian để coi film năm 2024

Ảnh minh hoạ - Pinterest

Tiền bỏng ngô và nước bằng giá vé xem phim

Nếu đi xem phim với 1 người bạn, số tiền chi ra cho tiền vé có thể rơi vào khoảng 150-200 nghìn/ 2 vé. Đồng thời, số tiền chi ra để mua 2 cốc nước và 1 bỏng lớn cũng sẽ rơi vào khoảng tương tự như giá vé.

Humphrey Yang sở hữu kênh TikTok với hàng triệu người theo dõi, là một chuyên gia tài chính đã chia sẻ rằng các rạp chiếu phim đã thổi phồng giá trung bình của bỏng ngô trong rạp chiếu phim lên 1275% và khoảng 70% khách hàng xem phim mua đồ ăn nhẹ tại rạp. Theo Humphrey Yang, 80% doanh thu của các rạp chiếu phim nhỏ là từ bỏng nước và đồ ăn. Không khó để nhận thấy cùng là một cốc nước có ga, và 1 hộp bỏng ngô nhưng bạn sẽ phải chi đến số tiền gấp 6-7 lần so với thông thường để có thể thưởng thức nó trong rạp chiếu phim. Bên cạnh đó, các rạp phim cũng cấm khách hàng không được mang thức ăn từ bên ngoài vào để làm tăng cầu cho các sản phẩm đồ ăn này. Theo một số thông tin, chi phí sản xuất bỏng nước luôn không quá 10% so với giá sản phẩm được bán ra trong rạp phim.

Ngoài ra, khi chiếu các bộ phim được dự đoán là bom tấn, bạn có thể nhìn thấy hàng loạt chiếc ly bắt mắt trên quầy bán vé ngay lối vào rạp chiếu phim với giá lên tới 300 - 700 nghìn đồng. Trong khi đó, bạn có thể tìm thấy 1 chiếc ly nước xinh xắn chất lượng với 50-100 nghìn đồng trên các trang TMĐT. Tức là giá của những chiếc ly trong rạp phim có thể gấp 10 lần so với mặt bằng chung.

Giới trẻ sành bao nhiêu thời gian để coi film năm 2024

Ảnh minh hoạ - Pinterest

Đặt bảng quảng cáo và cho thuê rạp

Trong lối vào rạp chiếu phim thường sẽ có những màn hình led và các poster kín lối đi. Không phải ngẫu nhiên mà chúng xuất hiện tại đó, đây là một trong những cách hiệu quả giúp rạp phim kiếm tiền. Họ cho các nhãn hàng thuê bảng điện tử để quảng cáo sản phẩm, là một cách khá tốt để rạp phim kiếm tiền còn các công ty có thể tiếp cận với tệp khách mới tiềm năng. Bên cạnh đó, trước khi chiếu phim, các rạp thường sẽ có quãng thời gian dành cho quảng cáo.

Ngoài ra, các rạp phim sẽ cho thuê phòng chiếu tính tiền theo giờ. Nhiều fandom của ca sĩ thần tượng hay diễn viên, cầu thủ thường sẽ bao nguyên rạp để mọi người cùng xem concert hay các trận đấu. Những hoạt động mang tính lịch sự, quan trọng như là hội nghị, hội thảo cũng sẽ thuê rạp chiếu phim vì nó khá đầy đủ tiện nghi.

Với 33 tham luận và rất nhiều ý kiến, hội thảo khoa học mang tên “Ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài đến giới trẻ TP.HCM hiện nay: thực trạng và giải pháp” do Trung tâm Khoa học xã hội & nhân văn kết hợp với báo Tuổi Trẻ tổ chức, kéo dài suốt buổi sáng 25-11 nhưng dường như vẫn còn nhiều ý kiến muốn được góp thêm.

Thực trạng cần báo động?

Ngoài các tham luận bàn về ảnh hưởng nói chung của văn hóa nước ngoài đến giới trẻ, có thể chia các tham luận còn lại thành bốn nhóm, chỉ ra những lĩnh vực văn hóa ảnh hưởng mạnh nhất đến đời sống tinh thần giới trẻ: âm nhạc, điện ảnh, thời trang, lối sống - ứng xử, mà đường truyền trực tiếp đến họ là truyền hình, băng đĩa, Internet.

Một số tác động cụ thể bị nêu đích danh: phim Hàn Quốc, Trung Quốc, nhạc Thái, Hong Kong... tràn ngập màn ảnh, thị trường, sách báo do tác động của các nhà tài trợ, do quản lý lỏng lẻo, do tính ham lợi nhuận, chạy theo thị hiếu...

Có những bức xúc khẩn thiết cho rằng cần “báo động đỏ về phát triển văn minh sai lệch trong giới trẻ”, rằng “đã có nhiều vụ án giết người, hiếp dâm mà nguyên nhân là xem phim xấu và bắt chước theo phim”, lối sống thực dụng, hưởng thụ tràn lan, thị hiếu lai tạp như nhuộm tóc, đeo khoen miệng, thời trang hở hang, đua đòi, yêu cuồng sống vội, buông thả...

Lý do của những ảnh hưởng này có lý giải là vì “giới trẻ chưa có nhiều vốn sống, lựa chọn, tiếp thu văn hóa theo cảm tính, trào lưu, ít có sự tham gia của lý trí, chưa thoát khỏi bản năng bắt chước của trẻ con, sở thích không ổn định, mau thích cũng mau chán”...

"Hãy lắng nghe giới trẻ!”

Điều thú vị là cũng có nhiều ý kiến cho rằng chưa có gì đáng lo, mà điều quan trọng là nên lắng nghe những người trẻ, còn những người có trách nhiệm nên nhìn lại mình. Biên tập viên Ngọc Thủy của Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM, người làm chương trình FM lâu năm, phát biểu: "Tôi tin vào giới trẻ. Giờ đây họ có khả năng cảm thụ rất cao: nghe cả nhạc ta lẫn nhạc Tây và nhận ra một cách chính xác đoạn nào nhạc ta bị lai căng. Không nên xem thường họ. Bản tính của tuổi trẻ là thích “nếm thử”, họ nghe mỗi thứ nhạc một ít và sàng lọc đâu là món bổ dưỡng rồi mới chọn cho mình, vì nếu không thử thì không còn là tuổi trẻ nữa".

Thạc sĩ Hữu Luân (Sở VH-TT TP): "Chúng ta có rất nhiều thiếu sót với lớp trẻ. Hãy nhìn lại xem sau 30 năm giải phóng, tức hơn 1/4 thế kỷ, chúng ta đã xây dựng được những công trình văn hóa có tầm cỡ nào cho đời sống tinh thần của họ? Nhà hát đủ chuẩn của cả TP chỉ có một đó là Nhà hát TP, trong khi các khách sạn thì như nấm và tuyệt đẹp. Hiện nay có 36.000 người trẻ đang sống tập trung trong 18 trường cai nghiện. Đó là sản phẩm của chúng ta và chúng ta phải chịu trách nhiệm".

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên ở ban khoa học lịch sử - Trung tâm KHXH&NV đồng tình với ý kiến trên: "Muốn định tính trước hết phải định lượng, giữa hai mảng sáng - tối trong giới trẻ, mảng nào đang lấn át? Chúng ta chưa có những công trình nghiên cứu kỹ lưỡng về giới trẻ, ví dụ vì sao 36.000 người trẻ của chúng ta nghiện ma túy?

Đó không phải do văn hóa nước ngoài mà do hàng trăm hoàn cảnh khác nhau, trong đó khâu gia đình là quan trọng nhất. Không phải cứ nghe nhạc Tây là thành Tây, vì bản thân tôi cũng thích nghe giao hưởng. Trong khi ta chưa sáng tác được tác phẩm hay, phải cảm ơn những giá trị tốt của văn hóa nước ngoài chứ".

"Việc du nhập văn hóa nước ngoài, tiếp thu văn hóa nước ngoài là một tất yếu có trong lịch sử và đặc biệt ở thời điểm hiện nay, nhất là ở TP.HCM - một trung tâm văn hóa, một trung tâm giao lưu quốc tế của đất nước. Văn hóa nước ngoài du nhập vào nước ta trên nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực phim ảnh, băng đĩa ca nhạc là những phương tiện tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến giới trẻ. Nó vừa truyền bá thẩm mỹ, lối sống, trong đó có cái đẹp, cái tốt, song không ít cái xấu, kích động, bạo lực, lối sống loạn lạc... gây nên những lai căng, lai tạp, thậm chí như là một hình thức xâm thực văn hóa. Trước thực trạng này, chúng ta cần bình tĩnh, nghiên cứu kỹ lưỡng mới có những giải pháp thích hợp".

PGS.TS Phan Xuân Biên (Trưởng Ban tư tưởng - văn hóa Thành ủy TP.HCM, kiêm giám đốc Trung tâm KHXH&NV TP)

Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh: "Ở một nước phát triển, người dân tự nhiên tự tin, không cần dùng bề ngoài để chứng tỏ. Chúng ta dường như đang ở tâm lý nhược tiểu: ta có tự hào dân tộc, tự hào quá khứ, nhưng hiện tại thì cả người trẻ lẫn người già đều ít nhiều tự ti vì nước ta nằm ở tốp dưới về nghèo đói mà tốp trên về tham nhũng.

Cho nên người trẻ ít tự tin. Họ cần thần tượng để bắt chước. Giới trẻ ở Trung Quốc có thần tượng là các nhà du hành vũ trụ rồi mới tới ca sĩ, ở ta thì ngược lại. Lý do của thiếu tự tin là vì gia đình thương con mà “ủ” con quá lâu không cho chúng ra đời bươn chải, còn giáo dục thì dạy chúng học vẹt, còn gì là sáng tạo, tự tin. Cho nên chúng ta phải cung cấp cho họ những món ăn tinh thần bổ dưỡng, tạo sức đề kháng, khôi phục sự tự tin nơi họ".

Những đề xuất

Tiến sĩ Hữu Nguyên cho rằng nên tạo diễn đàn để chính giới trẻ có quyền nói lên mọi quan điểm, mong muốn của mình. Không thể bắt họ xem cái gì không xem cái gì bởi khi nhận thức thay đổi thì hành vi cũng sẽ thay đổi. Chị Ngọc Thủy cho rằng cần phải có nhiều hoạt động văn hóa chuyên nghiệp và phù hợp với giới trẻ hơn nữa. Thạc sĩ Hữu Luân đề nghị những người lãnh đạo quản lý về lĩnh vực văn hóa cần có chuyên môn chuyên ngành.

Không ngại thử nghiệm các đường hướng mới, tin dùng những người trẻ. Cán bộ lão thành chỉ sử dụng trong vị trí cố vấn, góp kinh nghiệm, tránh tình trạng “ngồi lâu lên lão làng” mà thiếu chuyên môn.

Nhà biên kịch Tô Hoàng: "Điều hệ trọng hàng đầu là phải đầu tư vốn liếng và tài năng thích đáng để làm ra những mặt hàng văn hóa VN độc đáo, có chất lượng cao, đủ sức hấp dụ trước hết ngay khách hàng trong nước mình. “Xài” hàng ngoại nhập có tỉ lệ, có phân biệt hàng xấu, hàng tốt, có sự phân tích, hướng dẫn là rất cần thiết"...

Đến đây hội thảo đã tự nhiên khơi gợi để vấn đề trở nên lớn lao hơn rất nhiều: làm thế nào để xây dựng một đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, hấp dẫn cho giới trẻ TP chống lại những xâm thực của văn hóa ngoại lai vốn không ít thì nhiều đã tác động thật sự đến họ?

Đứng trước kỷ niệm 30 giải phóng TP, một cuộc nhìn lại là rất hữu ích để các nhà quản lý tính đến những chiến lược lâu dài nhằm xây dựng nên một lớp trẻ lành mạnh, tài giỏi, tự tin đưa đất nước tiến vào tương lai.