Hạch toán cho thuê công cụ dụng cụ

Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động của doanh nghiệp, tham gia vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Cũng giống như tài sản cố định, công cụ dụng cụ cũng bị hao mòn dần về mặt giá trị trong thời gian sử dụng.

Theo quy định trong Thông tư 45/2013/TT-BTC thì công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hơn 30 triệu đồng và thời gian phân bổ tối đa không quá 24 tháng. Ngoài ra, tư liệu lao động nào không đủ tiêu chuẩn để trở thành tài sản cố định thì được coi là công cụ dụng cụ.

Chi phí trả trước

Khái niệm

Chi phí trả trước là một khoản chi phí có các tính chất sau:

  • Chi phí này đã phát sinh.
  • Có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ của công ty.
  • Chưa được tính hết vào chi phí trong kỳ của doanh nghiệp.

Các nội dung được phản ánh là chi phí trả trước

Đây có thể là chi phí mà công ty bỏ ra để mua công cụ dụng cụ hay tài sản cố khác. Cụ thể, theo Thông tư 200, chi phí trả trước bao gồm:

– Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động tài sản cố định. Ví dụ như: quyền sử dụng đất, nhà xưởng, cửa hàng,… phục vụ cho sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán.

– Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động [phân bổ tối đa không quá 3 năm].

– Chi phí mua bảo hiểm và các loại lệ phí, doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán.

– Công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán.

– Chi phí đi vay trả trước về lãi tiền vay hoặc lãi trái phiếu ngay khi phát hành.

– Chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh một lần có giá trị lớn và doanh nghiệp không trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Trường hợp này phân bổ tối đa 3 năm.

– Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê tài chính hoặc thuê hoạt động.

– Hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ – công ty con, có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có phát sinh lợi thế kinh doanh.

Hạch toán công cụ, dụng cụ, chi phí trả trước

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 242 – Chi phí trả trước

Bên Nợ: các khoản chi phí trả trước phát sinh trong kỳ.

Bên Có: các khoản chi phí trả trước đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Số dư bên Nợ: các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Bên Nợ:

– Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho.

– Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê.

Bên Có:

– Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho.

– Chiết khấu thương mại được hưởng khi mua công cụ, dụng cụ.

– Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá.

– Trị giá công cụ, dụng cụ phát hiện thiếu khi kiểm kê.

Số dư bên Nợ: trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho.

Hạch toán công cụ, dụng cụ và chi phí trả trước

Đối với CCDC dùng liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ, khi xuất dùng hoặc cho thuê, kế toán ghi như sau:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Định kỳ, kế toán phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ theo tiêu thức hợp lý. Các tiêu thức có thể sử dụng như thời gian sử dụng hoặc khối lượng sản phẩm, dịch vụ mà công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng kỳ. Khi phân bổ, kế toán ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642

Có TK 242 – Chi phí trả trước.

Qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ khi nào thì hạch toán vào công cụ dụng cụ, khi nào hạch toán vào chi phí trả trước.

Trường hợp giá trị công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến một kỳ kế toán được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ kế toán ghi:

  • Nợ các TK 623, 627, 641, 642
    • Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ [1531, 1532].

– Trường hợp giá trị công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến nhiều kỳ kế toán được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:

+ Tại thời điểm xuất công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê, ghi:

  • Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
    • Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

+Cuối kỳ căn cứ vào bộ phận sử dụng kế toán phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh tính vào chi phí bộ phận xử dụng, kế toán ghi:

Bộ phận/nhân viên có nhu cầu làm đề nghị mua CCDC gửi trưởng bộ phận, giám đốc phê duyệt đề nghị mua CCDC.

  • Sau khi nhận được đề nghị mua CCDC, Nhân viên mua hàng tìm kiếm nhà cung cấp, báo giá và đề xuất lựa chọn nhà cung cấp, trình giám đốc phê duyệt.
  • Nhân viên mua hàng lập đơn mua hàng, trình trưởng bộ phận và giám đốc phê duyệt và chuyển đơn mua hàng cho nhà cung cấp để đặt mua hàng.
  • Nhà cung cấp thực hiện giao hàng, khi CCDC về đến kho, nhân viên mua hàng giao cho kế toán hóa đơn chứng từ và đề nghị viết Phiếu nhập kho.
  • Kế toán kho lập Phiếu nhập kho, sau đó chuyển Kế toán trưởng ký duyệt.
  • Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho kiểm, nhận hàng và ký vào phiếu nhập kho.
  • Thủ kho ghi sổ kho, lưu 1 liên phiếu nhập kho và chuyển 1 liên cho kế toán. Kế toán kho căn cứ vào phiếu nhập kho để ghi sổ kế toán kho.
  • Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào.
  • Căn cứ vào yêu cầu sử dụng CCDC tại các bộ phận được phê duyệt, kế toán kiểm tra nếu CCDC trong kho còn đủ để xuất sẽ viết phiếu xuất kho.
  • Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt phiếu xuất kho.
  • Căn cứ vào phiếu xuất kho đã duyệt, thủ kho thực hiện xuất kho, ký vào phiếu xuất kho và ghi sổ kho.
  • Kế toán kho nhận phiếu xuất kho và ghi sổ kế toán.
  • Hành chính nhận CCDC, lập biên bản giao nhận các phòng ban, bộ phận trong đơn vị.
  • Sau khi bàn giao xong CCDC, Kế toán trưởng, Giám đốc, người giao, người nhận sẽ ký vào biên bản giao nhận CCDC.
  • Kế toán CCDC nhận lại biên bản giao nhận CCDC để ghi sổ CCDC.
  • Trường hợp CCDC xuất ra được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh thì cuối mỗi tháng kế toán tiến hành phân bổ giá trị CCDC vào chi phí.

3. Ví dụ

Ngày 05/01/2017, đơn vị mua CCDC về nhập kho: Điện thoại bàn: 5 chiếc, đơn giá: 250.000, VAT: 10% Máy phát điện: 1 chiếc, đơn giá: 20.000.000, VAT: 10%

Ngày 06/02/2017, đơn vị:

Xuất 5 điện thoại để bàn trị giá 250.000đ [3 cho phòng Kinh doanh và 2 cho phòng Hành chính], hạch toán ngay vào chi phí. Xuất kho một máy phát điện trị giá 20.000.000 phục vụ cho tòa nhà văn phòng đơn vị và thực hiện phân bổ trong 2 năm [số kỳ phân bổ 24 tháng].

4. Xem phim hướng dẫn

Tải phim hướng dẫn tại đây [Xem hướng dẫn tải phim]

5. Hướng dẫn trên phần mềm

Việc quản lý CCDC mua về nhập kho sau đó xuất kho ra sử dụng, cho thuê được thực hiện theo ba bước sau:

Bước 1: Hạch toán nghiệp vụ mua CCDC về nhập kho

1. Vào phân hệ Mua hàng, chọn Chứng từ mua hàng hóa [hoặc vào tab Mua hàng hóa, dịch vụ, nhấn Thêm\Chứng từ mua hàng hóa].
2. Khai báo các thông tin chi tiết của chứng từ mua hàng: Chọn loại chứng từ mua hàng là Mua hàng trong nước nhập kho hoặc Mua hàng nhập khẩu nhập kho. Khai báo thông tin CCDC mua về nhập kho.
3. Nhấn Cất.

Bước 2: Hạch toán nghiệp vụ xuất kho CCDC

1. Vào phân hệ Kho, chọn Xuất kho [hoặc vào tab Nhập, xuất kho, nhấn Thêm].
2. Chọn loại phiếu xuất kho là Khác [Xuất sử dụng, góp vốn ...]. 3. Khai báo chứng từ xuất kho CCDC để sử dụng.
4. Nhấn Cất. Lưu ý: Sau khi phiếu xuất kho được lập, chương trình sẽ tự động sinh phiếu xuất kho trên tab Đề nghị nhập, xuất kho của Thủ kho. Thủ kho sẽ thực hiện việc ghi sổ phiếu xuất kho vào sổ kho.

Bước 3: Ghi tăng CCDC vào sổ theo dõi CCDC => Kế toán thực hiện ghi tăng theo một trong hai cách sau:

Ghi tăng từng CCDC xuất kho Ghi tăng tất cả các CCDC được xuất kho

6. Lưu ý

  • Định kỳ, Kế toán sẽ căn cứ vào số kỳ phân bổ đã thiết lập khi ghi tăng CCDC, để thực hiện phân bổ giá trị của CCDC vào chi phí của đơn vị. Đối với dữ liệu hạch toán đa chi nhánh và sử dụng cả hai hệ thống sổ [tài chính và quản trị], CCDC được ghi tăng khi đang làm việc tại chi nhánh nào, sổ nào sẽ chỉ được lưu trên chi nhánh đó và sổ đó. Trường hợp muốn lấy thông tin CCDC đã khai báo từ sổ này sang sổ khác, Kế toán có thể sử dụng chức năng:

Công cụ dụng cụ được hạch toán vào đầu?

– “Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ. Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu…”. – Kế toán nhập, xuất, tồn kho công cụ, dụng cụ trên tài khoản 153 được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc.

Chi phí tiền thuê đất hạch toán vào đầu?

Chi phí tiền thuê đất dùng cho mục đích phân lô bán nền sẽ được tập hợp vào Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang để tính giá thành thành phẩm bất động sản; chi phí tiền thuê đất để phục vụ cho mục đích xây dựng nhà nghỉ được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và phân bổ theo thời gian ...

Khi nạo hạch toán vào 142?

2. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 142 những khoản chi phí trả trước ngắn hạn phát sinh có giá trị lớn liên quan đến kết quả hoạt động của nhiều kỳ trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh không thể tính hết cho kỳ phát sinh chi phí.

Chi phí nhân công hạch toán vào đầu?

Tài khoản 622 dùng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ [giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, tư vấn, …].

Chủ Đề