Hải quân việt nam thành lập ở đâu

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao danh hiệu  Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Quân chủng Hải quân VN. Ảnh: TIẾN THÀNH

Dự lễ kỷ niệm có ông Trương Tấn Sang - ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam; ông Nguyễn Thiện Nhân- ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam; ông Phùng Quang Thanh - ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Trần Đại Quang - ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; anh Nguyễn Đắc Vinh - bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn; ông Tất Thành Cang - phó chủ tịch UBND TP.HCM; cùng nhiều đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, nhà nước, đoàn thể, các bộ ngành trung ương và địa phương.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới dự lễ kỷ niệm - Ảnh: Tiến Thành
Tàu ngầm Kilo 184- Hải Phòng cùng lực lượng hải quân trong lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân nhân dân VN. Ảnh: TIẾN THÀNH

Tại buổi lễ, đô đốc Nguyễn Văn Hiến - thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Hải quân Việt Nam - ôn lại truyền thống hào hùng của lực lượng hải quân trong 60 năm qua.

Theo đó, trước yêu cầu bức thiết của việc quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo miền Bắc, chấp hành Nghị quyết của Tổng Quân ủy, sau một thời gian chuẩn bị, ngày 7-5-1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể - tiền thân của Hải quân nhân dân Việt Nam ngày nay.

Việc ra đời Cục Phòng thủ bờ bể là một tất yếu khách quan, có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, mở đầu cho thời kỳ xây dựng và phát triển của Quân chủng, gánh vác sứ mệnh lịch sử to lớn - làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.

Các chiến sĩ hải quân tại lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân nhân dân VN. Ảnh: TIẾN THÀNH

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, hải quân Việt Nam đã lập những chiến công hiển hách mà tiêu biểu là chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5-8-1964, đánh đuổi tàu Ma-đốc ra khỏi vùng biển miền Bắc, bắn rơi máy bay, bắt sống giặc lái Mỹ; đặc công hải quân đã tổ chức trên 300 trận đánh, tiêu diệt 336 tàu thuyền của Mỹ- ngụy; tổ chức phương thức vận chuyển độc đáo, làm nên "Đường Hồ Chí Minh trên biển" trong suốt 14 năm [1961-1975] đã chuyên chở hàng trăm ngàn tấn vũ khí, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ chi viện đắc lực cho chiến trường miền Nam...

Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, lực lượng của Quân chủng đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bạn tiến công giải phóng các tuyến đảo, hải cảng, đồng thời thực hiện chỉ thị của Tổng Quân ủy, đã phối hợp với một bộ phận lực lượng vũ trang Quân khu 5 thần tốc, táo bạo, chủ động tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa, góp phần vào thắng lợi vĩ đại, trọn vẹn của dân tộc.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo... cán bộ, chiến sĩ Hải quân vẫn vững vàng nơi tiền tiêu sóng gió, nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng có chủ trương đúng đắn trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển, xử lý có hiệu quả các tình huống.

Từ năm 2010, Hải quân nhân dân VN được đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, đến nay đã có đủ năm thành phần lực lượng là: Tàu mặt nước; Tàu ngầm;  Pháo binh - tên lửa bờ; Không quân hải quân; Hải quân đánh bộ, Đặc công hải quân và lực lượng phòng thủ đảo.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến nhận định: “Tình hình trên biển Đông, cũng như các vùng biển nước ta đã và đang diễn ra những diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều động thái mới, ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền đã và đang bước vào một giai đoạn mới, nặng nề và phức tạp hơn”.

Ông nhấn mạnh: “Hơn lúc nào hết, toàn Quân chủng phải chủ động, nhạy bén nắm chắc tình hình, làm tốt công tác dự báo, tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố nâng cao sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trên biển. Đề cao cảnh giác, chủ động, kịp thời phát hiện, đồng thời bình tĩnh xử lý có hiệu quả các tình huống bảo vệ các hoạt động kinh tế trên biển, giữ vững chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cũng như mối quan hệ với các nước trong khu vực”.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND lần thứ hai cho Quân chủng Hải quân

Tiếp đó, thay mặt các cựu chiến binh của Quân chủng Hải quân anh hùng, trung tá Hồ Đắc Thạnh - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên thuyền trưởng tàu không số - xúc động bày tỏ: “Từ trong sâu thẳm trái tim mình, chúng tôi ai ai cũng đọng lại ký ức không bao giờ phai mờ về những năm tháng sống, chiến đấu, học tập, công tác trong Quân chủng Hải quân, sẵn sàng chấp nhận gian nguy, đương đầu với khó khăn thử thách, tất cả vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì sự bình yên của biển, đảo quê hương”.

Ông Thạnh nhắn gửi: “Chúng tôi, thế hệ đi trước xin được trao gửi thế hệ cán bộ, chiến sĩ hôm nay về sứ mệnh cao cả của Hải quân nhân dân Việt Nam mà Đảng, Nhà nước và nhân dân  giao phó. Chúng tôi vẫn tin và luôn luôn tin tưởng thế hệ hôm nay tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết vượt mọi khó khăn, cùng các lực lượng bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc”.

Đại diện cho thế hệ trẻ của Quân chủng Hải quân, đại úy Phạm Văn Sơn - thuyền trưởng tàu 375 - phát biểu: “Tuổi trẻ hải quân Việt Nam quyết tâm nỗ lực thi đua góp phần xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, thực sự là lực lượng nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân trên biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc” - đại úy Sơn bày tỏ quyết tâm.

Hai lần được tuyên dương anh hùng

Với những thành tích, xuất sắc và đặc biệt xuất sắc, Hải quân nhân dân VN vinh dự được Nhà nước hai lần tuyên dương danh hiệu Đơn vị anh hùng LLVTND [lần 1: tháng 12-1989; lần 2: tháng 12-2014]; được tặng thưởng hai Huân chương Sao vàng, hai Huân chương Hồ Chí Minh, hai Huân chương Độc lập; ba Huân chương Quân công; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất; Huân chương Lao động hạng Ba.

Lực lượng Hải quân nhân dân VN đã có 78 lượt tập thể và 46 cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND và Anh hùng Lao động; hàng ngàn tập thể và cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương cao quý khác.

HUỲNH HIẾU - DUY THANH

Lữ đoàn 171 Hải quân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân gắn Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất lên lá cờ truyền thống của Lữ đoàn 171 Hải quân.

* Đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

Sáng 9-7-2016, Lữ đoàn 171 Hải quân [đóng quân tại phường 11, TP. Vũng Tàu] long trọng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất và kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Lữ đoàn [9-7-1966 - 9-7-2016].

Tới dự buổi lễ có Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân; Các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Thanh Nghĩa, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh cùng các tướng lĩnh quân đội, anh hùng LLVT, cán bộ cao cấp nguyên là cán bộ chiến sĩ của Trung đoàn 171 qua các thời kỳ; các tướng lĩnh quân đội, anh hùng LLVT, cán bộ cao cấp nguyên là cán bộ chiến sĩ của Trung đoàn 171 qua các thời kỳ; chính quyền địa phương, các đơn vi bạn trên địa bàn.  

Đọc diễn văn tại buổi lễ, Đại tá Nguyễn Trọng Ái, Chính ủy Lữ đoàn 171 Hải quân đã ôn lại truyền thống 50 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Lữ đoàn. Lữ đoàn 171 trực thuộc Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân được thành lập giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta ở giai đoạn quyết liệt. Lữ đoàn được giao nhiệm vụ tuần tiễu hiệp đồng với các lực lượng trên bờ đánh trả máy bay tàu chiến địch và bảo vệ cửa biển khu vực Đông - Bắc. Trải qua 50 năm, ở từng giai đoạn mặc dù được tổ chức với các quy mô khác nhau và có nhiều tên gọi khác nhau [Trung đoàn 171, Hạm đội 171, Lữ đoàn 171], đảm nhận nhiều nhiệm vụ và hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau, chiến đấu với nhiều đối tượng tác chiến như: Hải quân, Không quân, biệt kích của Mỹ, Ngụy nhưng trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào, đơn vị cũng luôn hoàn thành xuất sắc, lập được nhiều chiến công vang dội.

Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân tặng bức trướng và quà của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng cho đại diện Lữ đoàn.

Nổi bật trong những chiến công của Lữ đoàn trong 50 năm qua là cùng quân dân miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ lần thứ nhất; Đánh bại chiến dịch chống phong tỏa thuỷ lôi, bom từ trường của đế quốc Mỹ trên các cửa sông, cửa biển miền Bắc trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai [1972-1973]; Tham gia chiến đấu bảo vệ vùng biển, đảo Tây Nam của Tổ quốc, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng của bọn phản động Pôn-pốt Iêng- xa-ry. Lữ đoàn đã cùng với các lực lượng tham gia nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo [CQ88], chốt giữ, bảo vệ các đảo chìm: Tốc Tan, Núi Le, Đá Lát, Đá Đông, Len Đao, Thuyền Chài... khảo sát, trực, chốt giữ bảo vệ các bãi cạn, các nhà giàn DKI trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

Thay mặt thế hệ trẻ Lữ đoàn 171, Đại úy Bùi Văn Tuyên, phó thuyền trưởng tàu 15 chia sẻ: “Chúng tôi sinh ra trong thời bình càng thấu hiểu sự hy sinh anh dũng của các thế hệ cha anh đi trước. Những chiến công trên khắp các chiến trường sông biển năm xưa là kinh nghiệm, hành trang cho thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay noi theo. Tự hào về truyền thống của Lữ đoàn 50 năm qua, chúng tôi nguyện đem hết tinh thần, trách nhiệm, trí tuệ, sức khỏe cống hiến tuổi xuân, sẵn sàng hy sinh quên mình, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc trong mọi tình huống”.

Đồng chí Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 171 qua các thời kỳ tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã biểu dương và ghi nhận kết quả đạt được trong những năm qua của Lữ đoàn, đồng thời đề nghị Lữ đoàn cần tiếp tục tập trung nâng cao nhận thức sâu sắc về tình hình và yêu cầu nhiệm vụ của Quân chủng và đơn vị trong giai đoạn mới; Xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị để trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, cán bộ, chiến sĩ cũng luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Tập trung nâng cao chất lượng và khả năng sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện chiến đấu, làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện tàu thuyền hiện có và trang bị, phương tiện mới, hiện đại. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng; chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Tư lệnh hải quân Phạm Hoài Nam đã gắn Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất lên lá cờ truyền thống của Lữ đoàn; trao bức trướng truyền thống với dòng chữ “Chiến đấu anh dũng, khắc phục khó khăn, liên tục bám biển, quyết chiến quyết thắng” và tặng quà cho cán bộ chiến sĩ. Trên cương vị là Tư lệnh của những người giữ biển, đảo, Chuẩn đô đốc Phạm Hoài Nam căn dặn, cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 171 tiếp tục phát huy truyền thống 50 năm của Lữ đoàn, xây dựng cán bộ chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, nâng cao chất lượng huấn luyện, làm chủ vũ khí trang bị, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, nhà giàn, thềm lục địa trong mọi tình huống.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 171 Hải quân tham gia lễ duyệt binh.

Tin, ảnh: PHƯƠNG NAM – MAI THẮNG[nguồn: baobariavungtau.com.vn]

Video liên quan

Chủ Đề