Hạt giống tác giả là gì

Hệ thống sản xuất giống gồm 3 giai đoạn: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng [SNC]; sản xuất hạt giống nguyên chủng [NC] và sản xuất hạt giống xác nhận. Vậy cụ thể hạt giống xác nhận là hạt giống?

Câu hỏi:

Hạt giống xác nhận là hạt giống?

A. Được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng, để tiếp tục nghiên cứu.

B. Được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà.

C. Được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng, để tiếp tục nghiên cứu.

D. Được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà.

Đáp án đúng B.

Hạt giống xác nhận là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà, bên cạnh đó quá trình sản xuất hạt giống xác nhận được tiến hành tại các cơ sở nhân giống liên kết giữa các công ti, trung tâm và cơ sở sản xuất để cho chất lượng tốt nhất.

Lý giải việc chọn đáp án B là đáp án đúng do:

Công tác sản xuất giống cây trồng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong trồng trọt nhằm duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống  cũng như tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà và đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.

Công tác sản xuất giống cây trồng có hệ thống sản xuất giống gồm 3 giai đoạn, cụ thể:

+ Giai đoạn một là quá trình sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng [SNC]: Hạt giống SNC là hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết rất cao. Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng được tiến hành tại các xí nghiệp, các trung tâm sản xuất giống chuyên trách.

+ Giai đoạn hai sản xuất hạt giống nguyên chủng [NC] từ siêu nguyên chủng [SNC]: Hạt giống NC là hạt giống chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống SNC.  Sản xuất hạt giống nguyên chủng [NC] được tiến hành tại các công ty hoặc các trung tâm giống cây trồng

+ Giai đoạn ba là quá trình sản xuất hạt giống xác nhận [XN]: Hạt giống xác nhận được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà Hạt giống xác nhận được tiến hành tại các cơ sở nhân giống liên kết giữa các công ti, trung tâm và cơ sở sản xuất.

Theo Quyết định 53/2006/QĐ- BNN ngày 26 tháng 6 năm 2006 về quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa, hạt giống lúa được phân cấp như sau:

  • Hạt giống tác giả [TG] là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.
  • Hạt giống lúa siêu nguyên chủng [SNC] là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
  • Hạt giống lúa nguyên chủng [NC] là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
  • Hạt giống lúa xác nhận [XN] là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

Yêu cầu kỹ thuật của ruộng giống lúa và hạt giống lúa các cấp được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam - Hạt giống lúa yêu cầu kỹ thuật [TCVN 1776-2004]. Chất lượng hạt giống yêu cầu cho mỗi cấp giống lúa khác nhau, đặc biệt là độ thuần giống.

Page 2

1. Đất làm giống: Chọn ruộng có độ phì khá, bằng phẳng, chủ động nước, sạch cỏ dại và sâu bệnh. Làm đất kỹ. Lên luống rộng 1,2- 1,4 m, mặt luống phẳng và không đọng nước.

2. Thời vụ: Gieo cấy vào khung thời vụ tốt nhất của vùng sản xuất giống

3. Chuẩn bị hạt giống: Hạt giống phải thuần, đúng giống, đồng nhất về kích cỡ, không bị lẫn những hạt giống khác, hạt cỏ và tạp chất, không có hạt lem, lép và không mang mầm bệnh nguy hiểm, không bị côn trùng phá hoại [sâu mọt], không bị dị dạng. Tỉ lệ nảy mầm cao.

4. Ngâm ủ hạt giống: Hạt giống được ngâm trong nước sạch và ấm cho đến khi no nước. Ủ ở nhiệt độ 28- 300 C.

5. Kỹ thuật làm mạ:

Làm mạ dược:

Phân bón [ cho 1ha mạ]: 10 tấn phân hưu cơ hoai mục, 30 kg N,40 kg P2O5 và 40 kg K2O [ tương ứng 60 kg ure, 200 kg supelân và 80 kg Kaliclorua].

  • Cách bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và Lân, 50% đạm và 50% Kali. Bón thúc số đạm và kali còn lại từ 1 đến 2 lần tuỳ theo tuổi mạ, đồng thời kết thúc trước khi nhổ cấy 5- 7ngày.

Gieo và chăm sóc: Gieo 30- 50g mộng/ m2 , gieo đều và chìm mộng. Sau gieo 3 ngày có thể phun thuốc trừ cỏ dại, phủ nilon để chống rét cho mạ.

Làm mạ nền:

  • Đất bột và phân bón được trộn theo tỷ lệ: 1m3 đất bột + 20kg phân hữu cơ hoai mục + 0,25 kg ure + 4kg supelân + 0,25 kg Kali.
  • Làm luống: rộng 1- 1,2m, cao 5-7 cm tại nơi có ánh sáng và thoát nước.
  • Gieo: 400- 500g mộng/ m2
  • Chăm sóc: thường xuyên tưới nước và giữ ẩm, che nilon khi nhiệt độ thấp.

     
6. Kỹ thuật cấy và chăm sóc:

Tuổi mạ: 

Đối với mạ dược:

  • Nhóm cực ngắn: 3,0- 3,5 lá
  • Nhóm ngắn ngày: 4- 4,5 lá
  • Nhóm trung ngày: 5,0- 6,0 lá
  • Nhóm dài ngày: 6- 7 lá

Đối với mạ nền: 2,5- 3 lá

Kỹ thuật cấy: cấy 1 dảnh, nông tay, thẳng hàng và theo băng.

Mật độ cấy:

Đối với ruộng sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng [ cây/ m2 ]:

  • Nhóm cực ngắn: 45- 50
  • Nhóm ngắn ngày: 45- 50
  • Nhóm trung ngày: 40- 45
  • Nhóm dài ngày: 35- 40

Đối với ruộng sản xuất hạt giống nguyên chủng [ cây/ m2 ]:

  • Nhóm cực ngắn: 60- 70
  • Nhóm ngắn ngày: 60- 70
  • Nhóm trung ngày: 50- 60
  • Nhóm dài ngày: 40- 50

Phân bón ruộng lúa cấy:

Lượng phân bón cho 1ha: 10tấn phân hữu cơ, 100 kg N, 60 kg P2O5 và 60 kg K2O [ tương ứng 200 kg ure, 300 kg supelân và 120 kg Kaliclorua]. Có thể thay thế bằng các loại phân tổng hợp hoặc vi sinh song phải đủ về liều lượng.

Cách bón:

  • Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và lân trước khi bừa lần cuối, 50% đạm và 30% kali trước khi cấy.
  • Thúc đợt 1: 30% đạm và 40% kali khi lúa bén rễ hồi xanh
  • Thúc đợt 2: 20% đạm và 30% kali khi lúa phân hoá đòng [ cứt gián]
  • Chăm sóc cho ruộng lúa phát triển tốt, phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

7. Khử lẫn: Tiến hành khử lẫn ngay từ đầu vụ và sau khi trổ để bảo đảm độ thuần, nhổ bỏ những cây cao, cắt những bông lúa khác so với quần thể như lúa cỏ, lúa von, lúa khác giống.

 8. Thu hoạch và cất giữ:

  • Những ruộng lúa giống bị bệnh không nên thu hoạch để làm giống cho vụ sau
  • Chuẩn bị công cụ suốt sạch không còn lẫn tạp giống khác, kể cả bao bì đựng lúa giống.
  • Chuẩn bị sân phơi riêng, không phơi gần những giống khác.
  • Sau khi phơi khô, làm sạch đảm bảo ẩm độ hạt còn 14%, đây là ẩm độ cất giữ tốt nhất.
  • Cất giữ nơi thoáng mát, tránh mưa nắng, ẩm mốc, ngăn ngừa sâu mọt kịp thời. Nếu lượng giống ít [hộ nông dân] có thể cất trữ hạt giống trong thùng tôn, chum vại, hoặc trong bao yếm khí thì thời gian trữ có thể được 4-6 tháng.

Page 3

Một số giống lúa chính
Các giống lúa ở miền Bắc và miền Trung
Các giống lúa thuần Trung Quốc
Giống lúa Q 5
Giống lúa Khang Dân 18
Giống lúa Ải 32
Giống lúa Bắc Thơm 7
Giống lúa Lưỡng Quảng 164
Giống lúa Kim Cương 90
Giống lúa Hương Thơm số 1
Giống lúa ĐV 108
Các giống lúa lai Trung Quốc
Giống lúa Nhị Ưu 838
Giống lúa D-Ưu 527
Các giống lúa lai Việt Nam
Giống lúa Việt Lai 20
Các giống lúa thuần Việt Nam
Giống lúa U 17
Giống lúa XI 23
Giống lúa C 70
Giống lúa CR 203
Giống lúa IR 64
Các giống lúa cổ truyền của Việt Nam
Giống lúa Nếp Cái Hoa Vàng
Giống lúa Tám Xoan
Các giống lúa các tỉnh phía Nam
Giống lúa OM 576 -18
Giống lúa IR 50404
Giống lúa OMCS 95-5
Giống lúa IR 62032
Giống lúa VND 95-20
Giống lúa OM 1490
Giống lúa MTL 250
Giống lúa AS 996-9
Giống lúa OMCS 2000
Giống lúa OM 2517
Giống lúa cạn có triển vọng
Giống lúa cạn LC 93-1
Giống lúa cạn LC 93-4
Kỹ thuật sản xuất hạt giống thuần
Phân cấp hạt giống lúa
Kỹ thuật gieo trồng cho ruộng sản xuất giống
Kỹ thuật sản xuất hạt giống siêu chủng bằng phục tráng hạt giống
Kỹ thuật sản xuất hạt giống siêu chủng bằng hạt giống tác giả
Kỹ thuật sản xuất hạt giống siêu chủng từ hạt giống siêu nguyên chủng
Kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa lai
Đặc điểm của lúa lai
Kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 hệ 2 dòng
Kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 hệ 3 dòng
Qui trình kỹ thuật sản xuất hạt lai F1
 

Page 4

* Nguồn gốc xuất xứ

Là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc, có nơi còn gọi là dòng số 2 của Q4 hoặc Mộc Tuyền ngắn ngày.
Được công nhận giống theo Quyết định số 1659 QĐ/BNN-KHCN, ngày 13 tháng 5 năm 1999.

* ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC

Q5 là giống lúa cảm ôn, thời gian sinh trưởng ở trà Xuân muộn là 135 - 140 ngày, ở trà Mùa sớm là 110 - 115 ngày.

Chiều cao cây 95 - 100 cm. Khả năng đẻ nhánh khá, phiến lá cứng, góc lá hẹp, gọn khóm, trỗ đều.

Hạt bầu, vỏ trấu màu vàng sáng.

Chiều dài hạt trung bình: 5,93 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là 2,28.

Trọng lượng 1000 hạt: 25 - 26 gram.

Chất lượng gạo trung bình.

Hàm lượng amylose [%]: 27,0.

Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt 60- 70 tạ/ha.

Khả năng chống đổ và chịu rét tốt, Chịu chua mặn ở mức trung bình.

Là giống nhiễm Rầy nâu.

Nhiễm vừa bệnh Đạo ôn, bệnh Bạc lá, Nhiễm nhẹ bệnh Khô vằn

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT.

Là giống có khả năng thích rộng, có khả năng gieo cấy ở nhiều vùng

sinh tháI khác nhau trên các chân đất vàn, vàn trũng.

Thường được gieo cấy vào các trà Xuân muộn và Mùa sớm để tăng vụ.

Cấy 3 - 4 dảnh/ khóm, mật độ cấy 50 - 55 khóm/m2

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 8 tấn.

- Phân đạm Ure: 180 - 200kg

- Phân lân Supe: 350 - 400kg

- Phân Kali: 100 - 120kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Page 5

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc.
Được công nhận giống theo Quyết định số 1659 QĐ/BNN-KHCN, ngày 13 tháng 5 năm 1999.

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

Khang dân 18 là giống lúa ngắn ngày. Thời gian sinh trưởng ở trà Xuân muộn là 135 - 140 ngày, ở trà Mùa sớm là 105 - 110 ngày, ở trà Hè thu là 95 ngày.

Chiều cao cây: 95 - 100 cm. Phiến lá cứng, rộng, gọn khóm, màu xanh vàng. Khả năng đẻ nhánh trung bình đến kém.

Hạt thon nhỏ, màu vàng đẹp.

Chiều dài hạt trung bình: 5,93 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là 2,28.

Trọng lượng 1000 hạt 19,5 – 20,2 gram.

Gạo trong. Hàm lượng amylose: [%]:24,4.

Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 60 - 65 tạ/ha.

Khả năng chống đổ trung bình đến kém, bị đổ nhẹ – trung bình trên chân ruộng hẩu. Chịu rét khá.

Là giống nhiễm Rầy nâu. Nhiễm vừa bệnh Bạc lá, Bệnh đạo ôn. Nhiễm nhẹ với Bệnh Khô vằn.

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống lúa có khả năng thích ứng rộng, chủ yếu gieo cấy cho trà Xuân muộn, ngoài ra có thể gieo cấy vào trà Mùa sớm trên đất vàn cao và vàn.

Cấy 3 - 4 dảnh/ khóm, mật độ cấy 50 - 55 khóm/m2.

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 8 tấn.

- Phân đạm Ure: 160 - 180kg

- Phân lân Supe: 300 - 350kg

- Phân Kali: 100 - 120kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Page 6

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc.
Được công nhận giống theo Quyết định số 1659 QĐ/BNN-KHCN, ngày 13 tháng 5 năm 1999.

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

Ải 32 là giống lúa cảm ôn, thời gian sinh trưởng ở trà Xuân muộn là 125 - 130 ngày, ở trà vụ Mùa là 105 - 110 ngày.

Chiều cao cây: 85-90 cm. Cây cứng, lá nhỏ đứng màu xanh đậm. Khả năng đẻ nhánh khá, trỗ gọn, độ thuần khá. Dài bông 18 – 20 cm.

Hạt hơi dài, màu vàng sáng.

Chiều dài hạt trung bình: 5,88 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là 2,50.

Trọng lượng 1000 hạt: 22 – 23 gram.

Gạo trong, cơm ngon.

Hàm lượng amylose [%]: 24,5.

Năng suất trung bình: 45 - 50 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 55 - 60 tạ/ha

Khả năng chống đổ khá. Chịu rét khá.

Là giống nhiễm Đạo ôn. Nhiễm vừa với bệnh Bạc lá, Bệnh đạo ôn. Nhiễm nhẹ với Bệnh Khô vằn và Rầy nâu.

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống có tính thích ứng rộng, thích hợp trên đất cát pha, thịt nhẹ, chân vàn.

Có thể gieo cấy nhiều thời vụ.

Cấy 2 - 3 dảnh/khóm, mật độ cấy 45 - 50 khóm/m2.

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 8 - 10 tấn.

- Phân đạm Ure: 190 - 240kg

- Phân lân Supe: 200 - 300kg

- Phân Kali: 80 - 100kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ bọ trĩ và dòi đục nõn sau khi cấy, bệnh khô vằn và bệnh đạo ôn.

Page 7

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc.
Được công nhận giống theo Quyết định số 1224 QĐ/BNN-KHCN, ngày 21 tháng 4 năm 1998.

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

Bắc thơm 7 là giống lúa có thể gieo cấy được trong cả 2 vụ, thời gian sinh trưởng ở trà Xuân muộn là 135 - 140 ngày, ở trà Mùa sớm là 115 – 120 ngày.

Chiều cao cây: 90 - 95 cm. Đẻ nhánh khá, trỗ kéo dài.

Hạt thon nhỏ, màu vàng sẫm.

Chiều dài hạt trung bình: 5,86 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là 2,95.

Trọng lượng 1000 hạt: 19 – 20 gram.

Gạo có hương thơm. Cơm thơm, mềm.

Hàm lượng amylose [%]: 13,0.

Năng suất trung bình: 40 – 45 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 45 – 50 tạ/ha

Khả năng chống đổ và chịu rét trung bình.

Là giống nhiễm nhẹ đến vừa với Rầy nâu, bệnh Đạo ôn và bệnh Khô vằn.

Nhiễm nặng với bệnh Bạc lá [trong vụ mùa].

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống thích hợp trên đất vàn, vàn thấp. Có thể gieo cấy cả 2 vụ.

Cấy 3 – 4 dảnh/khóm, mật độ cấy 50 -55 khóm/m2

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 8 tấn.

- Phân đạm Ure: 150 - 180kg

- Phân lân Supe: 300kg

- Phân Kali: 100 - 120kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ sâu đục thân và bệnh bạc lá trong vụ mùa.

Page 8

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc.
Được công nhận giống theo Quyết định số 1659 QĐ/BNN-KHCN, ngày 13 tháng 5 năm 1999.

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC

Lưỡng Quảng 164 là giống lúa ngắn ngày, gieo cấy được cả ở vụ Xuân và vụ Mùa. Thời gian sinh trưởng ở trà Xuân muộn là 135 - 140 ngày, ở trà vụ Mùa là 110 - 115 ngày.

Chiều cao cây: 95 - 100 cm. Dạng cây gọn, loại hình thâm canh, bộ lá gọn, góc lá hẹp, lá dầy màu xanh đậm, lá đòng cứng và đứng. Khả năng để nhánh trung bình, trỗ tập trung, bằng cổ, đều bông. Dạng bông to, nhiều hạt.

Dạng hạt bầu, màu vàng sáng.

Trọng lượng 1000 hạt: 23 - 24 gram.

Chiều dài hạt trung bình: 5,94 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là 2,35.

Gạo trong, cơm ngon trung bình.

Hàm lượng amylose [%]: 24,0.

Năng suất trung bình: 55 - 60 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 65 - 70 tạ/ha

Khả năng chống rét và chống đổ khá. Chịu chua trung bình.

Là giống chống bệnh Đạo ôn khá đến trung bình. Nhiễm nhẹ đến trung bình với Rầy nâu, bệnh Bạc lá và bệnh Khô vằn. Bị khô đầu lá trong vụ mùa.

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống thích hợp trên đất vàn, vàn thấp, thâm canh. Có thể gieo cấy cả 2 vụ.

Cấy 3 – 4 dảnh/khóm, mật độ cấy 50 -55 khóm/m2

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 8 - 10 tấn.

- Phân đạm Ure: 200 - 270kg

- Phân lân Supe: 400kg

- Phân Kali: 80 - 100kg

Làm cỏ, bón phân [nhất là bón thúc], tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ bọ trĩ khi lúa mới cấy, sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu.

Page 9

NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc, còn gọi là KC90.

Được công nhận giống theo Quyết định số 1659 QĐ/BNN-KHCN, ngày 13 tháng 5 năm 1999.

ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

Kim Cương 90 là giống lúa có tính cảm ôn, gieo cấy được cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà Xuân muộn là 135 - 140 ngày, ở trà vụ Mùa là 100 -105 ngày.

Chiều cao cây: 110 - 115 cm. Cứng cây, chịu phèn, chống đổ, đẻ khoẻ.

Bông dài 25 – 28 cm, nhiều hạt [200 – 240 hạt/bông].

  • Vỏ hạt sẫm, hạt dài.

  • Chiều dài hạt trung bình: 5,96 mm.

  • Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 2,42.

  • Trọng lượng 1000 hạt: 23 – 24 gram.


 

  • Gạo trắng trong, tỷ lệ gạo đạt 70%.

  • Hàm lượng amylose [%]: 23,0.

  • Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 65 - 70 tạ/ha.

  • Khả năng chịu rét và chống đổ khá. Kém chịu nóng. Chịu chua trung bình.

  • Là giống nhiễm bệnh Đạo ôn và Rầy nâu.

  • Nhiễm vừa với bệnh Bạc lá và nhiễm nhẹ bệnh Khô vằn.

THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống có khả năng thích ứng rộng, có thể gieo cấy cả 2 vụ, nên trồng ở vụ Xuân muộn, Vụ mùa cho năng suất thấp hơn và dễ bị nhiễm bệnh Bạc lá, Khô vằn và Rầy nâu.

Cấy 3 - 4 dảnh/khóm, mật độ cấy 50 -55 khóm/m2

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

  • - Phân chuồng: 8 - 10 tấn.

  • - Phân đạm Ure: 240 - 270kg

  • - Phân lân Supe: 350 - 400kg

  • - Phân Kali: 100 - 120kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ bệnh bạc lá, bệnh khô vằn và rầy nâu trong vụ mùa.

Page 10

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc.
Được công nhận giống theo Quyết định số 123 QĐ/BNN-KHCN, ngày 16 tháng 1 năm 2004.

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

Hương thơm số 1 là giống lúa thơm ngắn ngày, gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà Xuân muộn là 130 – 132 ngày, ở trà vụ Mùa là 105 – 110 ngày.

Chiều cao cây: 95 - 105 cm. Dạng cây gọn, có mùi thơm, đẻ nhánh khá, trỗ tập trung. Bông dài 22 – 25 cm, 110 – 120 hạt chắc/bông]

Hạt nhỏ, màu vàng sẫm.

Chiều dài hạt trung bình: 5,32 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 2,75.

Trọng lượng 1000 hạt: 24 – 25 gram.

Gạo trong, mềm. Cơm thơm, mềm.

Hàm lượng amylose [%]: 16,5.

Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 70 - 75 tạ/ha.

Khả năng chịu rét tốt và chống đổ trung bình khá. Chịu chua trung bình.

Là giống kháng vừa với bệnh Đạo ôn. Nhiễm vừa với bệnh Bạc lá và bệnh Khô vằn.

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống chịu thâm canh, thích hợp với chân đất vàn và vàn cao.

Có thể gieo cấy cả 2 vụ

Cấy 2 – 3 dảnh/khóm, mật độ cấy 50 -55 khóm/m2

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 10 – 13,5 tấn.

- Phân đạm Ure: 190 - 220kg

- Phân lân Supe: 400 - 540kg

- Phân Kali: 160 - 190kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ bệnh bạc lá, bệnh khô vằn và rầy nâu.

Page 11

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc, có tên gốc là Phong việt.
Được công nhận giống theo Quyết định số 5218 BNN-KHCN/QĐ, ngày 16 tháng 11 năm 2000.

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

ĐV 108 là giống cảm ôn, ngắn ngày, thích ứng rộng, gieo cấy được cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà Đông Xuân là 125 - 130 ngày, ở trà vụ Mùa là 105 – 110 ngày.

Chiều cao cây: 90 - 95 cm. Sinh trưởng khá mạnh, dạng hình đẹp, năng suất ổn định.

Hạt hơi bầu, màu vàng sáng.

Chiều dài hạt trung bình: 6,25 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 2,85.

Trọng lượng 1000 hạt: 22 – 23 gram.

Gạo trong, chất lượng trung bình.

Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 65 - 70 tạ/ha.

Khả năng chịu rét, chống đổ, chịu nóng và chịu hạn khá.

Là giống nhiễm nhẹ với bệnh Đạo ôn và bệnh Bạc lá. Nhiễm nhẹ đến vừa với bệnh Khô vằn và Rầy nâu.

 * THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống gieo trồng ở vụ Xuân muộn. Mùa sớm và Hè thu [vụ Mùa an toàn hơn],

thích hợp với chân đất vàn và vàn hơi cao, thâm canh khá.

Cấy 2 - 3 dảnh/khóm, mật độ cấy 60 - 65 khóm/m2

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 7 - 8 tấn.

- Phân đạm Ure: 210 - 270kg

- Phân lân Supe: 400 - 540kg

- Phân Kali: 80 - 108kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ bệnh khô vằn và rầy nâu.

Page 12

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Là giống lúa lai của tổ hợp lai Nhị 32A/Phúc Khôi 838 được nhập nội từ Trung Quốc vào Việt Nam từ năm 1995.
Hiện nay là một giống được gieo trồng phổ biến nhất trong sản xuất.

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

Nhị ưu 838 là giống cảm ôn, cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà vụ Xuân là 135 - 140 ngày, ở trà vụ Mùa là 115 - 125 ngày.

Chiều cao cây: 115 - 120 cm. Thân cứng, đẻ trung bình khá, lá to bản, góc lá đòng lớn, khoe bông. Bông dài 23 – 27 cm, số hạt chắc trên bông là 130 – 160 hạt. Là giống cho năng suất cao, ổn định.

Hạt bầu hơi dài, màu vàng sáng, mỏ hạt tím.

Chiều dài hạt trung bình : ?

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: ?

Trọng lượng 1000 hạt: 27 – 28 gram.

Gạo trắng, cơm ngon

Năng suất trung bình: 75 - 80 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 90 - 100 tạ/ha.

Khả năng chịu rét tốt. Là giống chống vừa với bệnh Đạo ôn.

Nhiễm với bệnh Bạc lá và Rầy nâu

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống gieo trồng trong vụ Xuân và vụ Hè thu, thích hợp với chân đất tốt, thâm canh.

Cấy 2 - 3 dảnh/khóm, mật độ cấy 35 - 40 khóm/m2

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 10 tấn.

- Phân đạm Ure: 300kg

- Phân lân Supe: 300kg

- Phân Kali: 100kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ bệnh bạc lá và rầy nâu.

Page 13

D. ưu 527 gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà vụ Xuân là 120 - 125 ngày, ở trà vụ Mùa là 100 - 105 ngày.

Chiều cao cây: 100 - 105 cm. Gốc màu tím, bộ lá xanh đậm, lá dài, đứng, dạng hình hẹp.


Hạt hơi dài, màu vàng sáng.

Độ dài hạt trung bình: 7,52 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 3,08

Trọng lượng 1000 hạt: 27 – 28 gram.

Gạo trong, ít bạc bụng. Cơm dẻo, ngon.

Có tiềm năng năng suất cao. Năng suất trung bình: 65 - 70tạ/ha.

Năng suất cao có thể đạt: 75 - 80 tạ/ha.

Khả năng chịu rét khá, chống đổ tốt. Chịu thâm canh.

Là giống kháng vừa với bệnh Đạo ôn. Nhiễm nhẹ bệnh Bạc lá và Rầy nâu.

Nhiễm vừa với bệnh Khô vằn.

THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống gieo trồng trong vụ Đông xuân, thích hợp với chân đất tốt, thâm canh cao.

Cấy 1 - 2 dảnh/khóm, mật độ cấy 40 - 45 khóm/m2

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 10 - 12 tấn.

- Phân đạm Ure: 200 - 300kg

- Phân lân Supe: 250 - 300kg

- Phân Kali: 80 - 100kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ bệnh khô vằn.

Page 14

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Giống lúa Việt Lai 20 là giống lúa lai hai dòng [tổ hợp lai: 103 S / R20].
Được công nhận giống theo Quyết định số 2182 QĐ/BNN-KHCN, ngày 29 tháng 7 năm 2004.

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

Việt lai 20 là giống lúa có thể gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà vụ vụ Xuân là 110 - 115 ngày, ở trà vụ Mùa là 85 - 90 ngày.

Chiều cao cây: 90 - 95 cm. Bông dài 25 – 27 cm, có từ 150 – 160 hạt chắc/bông.

Hạt thuôn dài, màu vàng sẫm.

Chiều dài hạt trung bình: 7,0 – 7,2 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 2,94.

Trọng lượng 1000 hạt: 29 – 30 gram.

Gạo trong, ít bạc bụng.

Hàm lượng amylose [%]: 20,7.

Năng suất trung bình: 70 - 75 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 80 - 85 tạ/ha.

Khả năng chống đổ khá. Chịu rét và chịu nóng khá.

Chịu chua, mặn và chịu hạn khá.

Là giống kháng vừa với bệnh Đạo ôn và bệnh Bạc lá. Nhiễm nhẹ với bệnh Khô vằn và Rầy nâu.

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống gieo cấy được cả trong trà vụ Xuân, Hè thu và vụ Mùa.

Thích hợp với chân có độ phì không cao, vàn cao, đất ven biển thuộc Trung du, Đồng Bằng Bắc bộ và Thanh Hoá.

Cấy 3 - 4 dảnh/khóm, mật độ cấy 33 khóm/m2

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 8 tấn.

- Phân đạm Ure: 200 - 240kg

- Phân lân Supe: 300 - 350kg

- Phân Kali: 100 – 120kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Page 15

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Giống lúa U 17 được chọn lọc từ tổ hợp lai IR5 x [[IR 8 x 813] x [IR 1529 – 640-3-2]].
Được công nhận giống theo Quyết định số 562 NN/QĐ, ngày 12 tháng 9 năm 1988.

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

U 17 có thời gian sinh trưởng ở trà vụ Mùa là 150 - 155 ngày.

Chiều cao cây: 110 -120 cm. Bông dài 23 – 24 cm,

có từ 100 – 110 hạt chắc/bông.

Hạt to hơi bầu, màu vàng sáng.

Chiều dài hạt trung bình: 6,53 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 2,59.

Trọng lượng 1000 hạt: 26 - 27 gram.

Tỷ lệ gạo cao [65 – 68%].

Tỷ lệ bạc bụng trung bình.

Cơm ngon trung bình.

Hàm lượng amylose [%]: 24,2.

Năng suất trung bình: 45 - 50 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 60 - 70 tạ/ha.

Khả năng chống đổ tốt. Chịu chua và ngập úng khá. Chịu thâm canh khá cao.

Là giống kháng với bệnh Bạc lá và bệnh Đạo ôn. Nhiễm vừa với bệnh Khô vằn. Nhiễm vừa đến nặng với Rầy nâu.

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống gieo cấy thích hợp trong trà Mùa chính vụ ở miền Bắc. Có thể gieo cấy trong vụ Đông xuân và vụ Mùa ở miền Nam. Thích hợp với chân đất thịt – thịt trung bình, chân vàn trũng, trũng vừa.

Cấy 3 - 4 dảnh/khóm, mật độ cấy 40 - 45 khóm/m2

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 9,5 - 10 tấn.

- Phân đạm Ure: 240 - 270kg

- Phân lân Supe: 320 - 400kg

- Phân Kali: 80 - 135kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ rầy nâu và bệnh khô vằn.

Page 16

NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Giống lúa Xi 23 [BL1] được chọn lọc từ tập đoàn giống chống bạc lá của Viện Lúa quốc tế [IRRI].

Được công nhận giống theo Quyết định số 1659 QĐ/BNN-KHCN, ngày 13 tháng 5 năm 1999.

ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

Xi 23 là giống lúa có thể gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà Đông xuân là 175 - 185 ngày, ở trà vụ Mùa là 130 – 135 ngày.

Chiều cao cây: 110 - 115 cm. Sinh trưởng khoẻ, trỗ tập trung.

  • Hạt dài, màu vàng sáng.

  • Chiều dài hạt trung bình: 6,46 mm.

  • Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 2,80.

  • Trọng lượng 1000 hạt: 24 - 25 gram.

Gạo không bạc bụng. Chất lượng khá.

Năng suất trung bình: 55 - 60 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 70 - 80 tạ/ha.

Khả năng chịu rét, chống đổ khá. Chịu chua trũng trung bình

Là giống kháng vừa với bệnh Bạc lá. Nhiễm nhẹ bệnh Đạo ôn và Rầy nâu.

Nhiễm với vừa bệnh Khô vằn.

THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống gieo trồng trong vụ Xuân sớm. Mùa trung, thích hợp với chân đất vàn hơi trũng, thâm canh khá đến cao.

Cấy 2 - 3 dảnh/khóm, mật độ cấy 50 - 60 khóm/m2.

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng:10 tấn.

- Phân đạm Ure: 180 - 200kg

- Phân lân Supe: 350 - 400kg

- Phân Kali: 100 - 120kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ bệnh khô vằn.

Page 17

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Giống lúa C 70 được chọn lọc từ tổ hợp lai nhập nội C671177/Milyang 23.
Được công nhận giống theo Quyết định số 87 NN-KHKT/QĐ, ngày 15 tháng 2 năm 1994.

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

C 70 là giống lúa có thể gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà Xuân chính vụ là 165-170 ngày, ở trà Mùa chính vụ là 130 – 135 ngày.

Chiều cao cây: 85 - 90 cm. Phiến lá cứng, góc lá hẹp, gọn khóm, khả năng đẻ khá. Giai đoạn mạ chịu rét khá.

Hạt dạng hơi bầu, vỏ mà vàng sáng. Chiều dài hạt trung bình: 5,80 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 2,40.

Trọng lượng 1000 hạt: 23 -24 gram.

Gạo trong, cơm ngon mềm.

Hàm lượng amylose [%]: 24,0.

Năng suất trung bình: 45 - 50 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 60 - 65 tạ/ha.

Khả năng chống đổ khá. Chịu rét khá. Hạt chín có ngủ nghỉ.

Là giống nhiễm nhẹ với bệnh Đạo ôn và bệnh Bạc lá. Nhiễm bệnh Khô vằn.

Nhiễm nhẹ đến trung bình với Rầy nâu.

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống gieo cấy được cả trong trà xuân chính vụ và Mùa chính vụ, chủ yếu là Xuân chính vụ.Thích hợp với chân đất vàn, vàn trũng, đất hơi chua và thiếu lân.

Cấy 3 - 4 dảnh/khóm, mật độ cấy 55 - 60 khóm/m2

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 8 tấn.

- Phân đạm Ure: 220 - 240kg

- Phân lân Supe: 350 - 400kg

- Phân Kali: 100 - 120kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ sâu đục thân và bệnh khô vằn.

Page 18

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Giống lúa CR 203 được chọn lọc từ giống nhập nội IR 8423 - 132 - 622 của IRRI.
Được công nhận giống theo Quyết định số 10 NN-KHCN/QĐ, ngày 14 tháng 1 năm 1985.

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

CR 203 là giống lúa có thể gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà Xuân muộn là 135 -140 ngày, ở trà Mùa sớm là 115 - 120 ngày.

Chiều cao cây: 90 - 100 cm. Bông dài 22 – 23 cm.

Hạt hơi bầu, màu vàng sáng.

Chiều dài hạt trung bình: 5,84 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 2,50.

Trọng lượng 1000 hạt: 22 – 23 gram.

Gạo ngon, ít bạc bụng

Hàm lượng amylose [%]: 25,0.

Năng suất trung bình: 40 - 45 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 55 - 60 tạ/ha.

Khả năng chống đổ trung bình. Chịu rét và chịu chua kém.

Chịu thâm canh trung bình.

Là giống kháng tốt với Rầy nâu. Nhiễm với bệnh Khô vằn nặng. Nhiễm vừa với bệnh Đạo ôn và bệnh Bạc lá.

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống gieo cấy được cả trong trà xuân muộn, mùa sớm và hè thu. Khả năng thích ứng rộng. Thích hợp với chân đất vàn, đất cát pha, thịt nhẹ.

Cấy 3 - 4 dảnh/khóm, mật độ cấy 50 - 55 khóm/m2

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 8 tấn.

- Phân đạm Ure: 140 - 160kg

- Phân lân Supe: 250 - 300kg

- Phân Kali: 100 - 120kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ bệnh khô vằn và đạo ôn.

Page 19

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Giống lúa I R 64 [còn gọi là OM 89] là giống được chọn lọc từ tập đoàn giống nhập nội của IRRI.
Được công nhận giống theo Quyết định số 402 BNN, ngày 27 tháng 11 năm 1986.

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

IR 64 có thời gian sinh trưởng ở trà vụ Mùa [các tỉnh phía Nam] là 105 -110 ngày.

Chiều cao cây: 95 - 105 cm.

Hạt thon dài, màu vàng sáng.

Chiều dài hạt trung bình: 7,19 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 3,34.

Trọng lượng 1000 hạt: 26 – 27 gram.

Gạo trắng, không bạc bụng, cơm dẻo, ngon. Hàm lượng amilose [%]: 24,4.

Năng suất trung bình: 45 - 50 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 60 – 65 tạ/ha.

Khả năng chống đổ trung bình. Chịu phèn khá.

Là giống kháng cao với bệnh Đạo ôn, hơi kháng với bệnh Bạc lá. Nhiễm nhẹ với Rầy nâu. Nhiễm vừa đến nặng với bệnh Khô vằn.

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống gieo cấy ở trà Đông xuân sớm, vụ Hè thu ở miền Nam, vụ Xuân muộn hoặc vụ Mùa sớm ở Miềm Bắc, vụ Hè thu ở miền Trung.

Thích ứng rộng, có thể gieo cấy trên chân đất phù sa cổ có Glây hoá, đất phù sa phèn nhẹ, vàn, vàn trũng [đất chua, thiếu lân, nhiễm mặn nhẹ] có độ phì không cao.

Cấy 3 - 4 dảnh/khóm, mật độ cấy 44 - 50 khóm/m2

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 8 - 10 tấn.

- Phân đạm Ure: 180 - 200kg

- Phân lân Supe: 350 - 400kg

- Phân Kali: 100 – 120kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ bệnh khô vằn và rầy nâu. Dễ bị lép, đổ nếu bón đạm thiếu cân đối với lân và kali.

Page 20

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Giống lúa Nếp Cái Hoa Vàng là giống được chọn lọc từ giống lúa nếp địa phương.
Được công nhận giống theo Quyết định số 147 KHKT/QĐ, ngày 9 tháng 3 năm 1995.

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

Nếp Cái Hoa Vàng là giống phản ứng ánh sáng. Thời gian sinh trưởng ở trà vụ Mùa là 150 - 155 ngày.

Chiều cao cây: 125 - 130 cm. Cứng cây, đẻ nhánh trung bình, tỷ lệ bông hữu hiệu 50 - 55%. Bông dài 20 - 22 cm, tổng số hạt/bông là 105.

Hạt tròn, màu vàng nâu sẫm.

Độ dài hạt trung bình: 5,02 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 1,82.

Trọng lượng 1000 hạt: 25 – 26 gram.

Gạo đục, dẻo, thơm được người tiêu dùng ưu thích.

Hàm lượng amilose [%]: 2,3.

Năng suất trung bình: 35 - 40 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 40 – 45 tạ/ha.

Khả năng chống đổ khá tốt. Chịu phèn khá. Chịu chua và trũng khá.

Là giống dễ bị sâu đục thân. Nhiễm trung bình đến nặng với Rầy nâu.

Nhiễm vừa đến nặng với bệnh Đạo ôn và bệnh Khô vằn.

Kháng vừa với bệnh Bạc lá.

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống Nếp Mùa muộn ở miền Bắc, thích hợp trên chân đất vàn trũng và hẩu.

Cấy 3 - 4 dảnh/khóm, mật độ cấy 35 - 40 khóm/m2

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 8 tấn.

- Phân đạm Ure: 120 - 140kg

- Phân lân Supe: 300 - 350kg

- Phân Kali: 100 – 120kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ bệnh khô vằn và rầy nâu. Dễ bị lép, đổ nếu bón đạm thiếu cân đối với lân và kali.

Page 21

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Giống lúa Tám xoan [còn gọi là Tám thơm] là giống được trồng từ lâu dời tại các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Được nông dân tự chọn và để giống.
Được bộ NN và CNTP cho phép đưa vào sản xuất từ tháng 11 năm 1995.

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

Tám xoan là giống phản ứng ánh sáng ngày ngắn. Thời gian sinh trưởng ở trà vụ Mùa là 155 - 162 ngày.

Chiều cao cây: 141 - 145 cm. Cây yếu, phiến và bẹ lá màu xanh, phiến lá có lông. Đẻ nhánh khoẻ, tỷ lệ bông hữu hiệu trên dưới 55%. Bông dài 24 – 26 cm số hạt/bông là 150 – 160.

Hạt thon nhỏ, không có râu, màu nâu. Độ dài hạt trung bình: 5,40 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 2,35.

Trọng lượng 1000 hạt: 18,5 – 21 gram.

Gạo có vỏ lụa màu trắng, rất thơm, ngon.

Năng suất trung bình: 30 - 32 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt 35 – 40 tạ/ha.

Khả năng chống đổ kém. Chịu phèn khá. Chịu chua và trũng khá.

Là giống dễ bị sâu đục thân và rầy nâu. Nhiễm vừa đến nặng với bệnh Đạo ôn và bệnh Khô vằn và bệnh Bạc lá.

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống lúa Mùa muộn. Thích hợp trên chân đất vàn, vàn trũng hơi chua

phèn nhẹ, nhiễm mặn nhẹ, đất nhiều mùn.

Cấy 2 - 3 dảnh/khóm, mật độ cấy 45 - 50 khóm/m2

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 8 tấn.

- Phân đạm Ure: 100 - 160kg

- Phân lân Supe: 350 - 400kg

- Phân Kali: 100 - 120kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ sâu đục thân và rầy nâu, bệnh đạo ôn, khô vằn và bạc lá.

Page 22

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Giống lúa OM 576 – 18 là giống được chọn lọc từ tổ hợp lai Hunggary/IR 48.
Được công nhận giống theo Quyết định số 46 NN-KHKT/QĐ, ngày 6 tháng 3 năm 1991

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

OM 576 - 18 là giống lúa có thể gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà vụ Đông xuân [các tỉnh phía Nam] là 95 -105 ngày.

Chiều cao cây: 90 - 95 cm.

Hạt thon dài, màu vàng sáng.

Chiều dài hạt trung bình: 6,77 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 3,27.

Trọng lượng 1000 hạt: 23 – 24 gram.


Gạo ít bạc bụng, cơm mềm ngon, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Hàm lượng amilose [%]: 24,4.

Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha, cao có thể đạt: 65 – 70 tạ/ha.

Khả năng chống đổ khá.

Là giống kháng vừa với Rầy nâu. Nhiễm nhẹ với bệnh Đạo ôn, bệnh Khô vằn, bệnh Vàng lá.

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống gieo cấy cả 2 vụ Đông xuân và Hè thu, Mùa sớm ở miền Bắc.

Thích hợp với những vùng đất có điều kiện thâm canh, đất vàn - cao.

Cấy 3 - 4 dảnh/khóm, mật độ cấy 44 - 50 khóm/m2

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 8 - 10 tấn.

- Phân đạm Ure: 180 - 200kg

- Phân lân Supe: 350 - 400kg

- Phân Kali: 100 – 120kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý rất dai hạt, khó rụng nên cần thu hoạch khi lúa vừa chín, tuốt ngay hoặc ủ 12 – 24 giờ. Không nên phơi lúa đã cắt trên ruộng quá lâu.

Page 23

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Giống lúa IR 50404 là giống được chọn lọc từ tập đoàn giống nhập nội của IRRI.
Được công nhận giống theo Quyết định số 126 NN-KHCN/QĐ, ngày 21 tháng 5 năm 1992

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

IR 50404 là giống lúa có thể gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà Đông xuân [các tỉnh phía Nam] là 95 -100 ngày.

Chiều cao cây: 85 - 90 cm.

Chiều dài hạt trung bình: 6,74 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 3,10.

Trọng lượng 1000 hạt: 22 - 23 gram.

Hàm lượng amilose [%]: 26,0.

Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha, cao có thể đạt: 55 – 65 tạ/ha.

Khả năng chống đổ kém. Chịu rét kém. Chịu chua và phèn trung bình.

Là giống kháng vừa với Rầy nâu và bệnh Đạo ôn.

Nhiễm nhẹ với bệnh Vàng lá. Nhiễm vừa với bệnh Khô vằn.

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống gieo cấy cả 2 vụ Đông xuân và Hè thu, Mùa sớm ở miền Bắc.

Thích hợp với những vùng đất có điều kiện thâm canh, đất vàn - cao.

Cấy 3 - 4 dảnh/khóm, mật độ cấy 44 - 50 khóm/m2

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 8 - 10 tấn.

- Phân đạm Ure: 180 - 200kg

- Phân lân Supe: 350 - 400kg

- Phân Kali: 120 – 150kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Page 24

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Giống lúa OMCS 95 – 5, có tên gốc là OM 1305 là giống được chọn lọc từ tổ hợp lai OMCS 6/IR 68.
Được công nhận giống theo Quyết định số 409 NN-KHCN/QĐ, ngày 22 tháng 3 năm 1997.

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

OMCS 95 – 5 là giống lúa có thể gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà Đông xuân [các tỉnh phía Nam] là 85 - 90 ngày.

Chiều cao cây: 90 - 95 cm. Sinh trưởng giai đoạn đầu tốt, đẻ nhánh khá, thời gian trỗ kéo dài.

Hạt hơi thon dài, màu vàng sáng.

Chiều dài hạt trung bình: 7,00 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 3,20.

Trọng lượng 1000 hạt: 25 - 26 gram.

Hạt dài. Gạo dài, bạc bụng trung bình, cứng cơm.

Hàm lượng amilose [%]: 26,3.

Năng suất trung bình: 45 - 50 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 55 – 60 tạ/ha.

Khả năng chống đổ kém. Chịu rét kém. Chịu chua và phèn khá.

Là giống kháng trung bình với Rầy nâu. Nhiễm nhẹ với bệnh Đạo ôn.

Nhiễm vừa với bệnh Khô vằn.

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống gieo cấy được trong cả 2 vụ Đông xuân và Hè thu.

Thích hợp với những vùng đất phèn, vùng cần tránh mặn vụ Đông xuân

và tránh lũ vụ Hè thu. Chịu thâm canh.

Cấy 3 - 4 dảnh/khóm, mật độ cấy 44 - 50 khóm/m2.

Lượng hạt giống 150 kg/ha.

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 8 - 10 tấn.

- Phân đạm Ure: 140 - 180kg

- Phân lân Supe: 250 - 300kg

- Phân Kali: 80 - 100kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Page 25

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Giống lúa IR 62032 là giống được chọn lọc từ tập đoàn lúa nhập nội của IRRI.
Được công nhận giống theo Quyết định số 409 NN-KHCN/QĐ, ngày 22 tháng 3 năm 1997

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

IR 62032 là giống lúa có thể gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà Đông xuân [các tỉnh phía Nam] là 105 - 110 ngày [sạ], 105 – 115 ngày [cấy].

Chiều cao cây: 90 - 95 cm. Dạng hình đẹp, thân gọn, lá đứng đẻ khá nhanh.

Hạt thon dài, màu vàng sáng.

Chiều dài hạt trung bình: 7,18 mm

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 3,45.

Trọng lượng 1000 hạt: 26 - 27 gram.

Hạt dài, ít bạc bụng, chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Hàm lượng amilose [%]: 25,0.

Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha, cao có thể đạt: 60 – 65 tạ/ha.

Khả năng chống đổ khá. Chịu thâm canh.

Là giống hơi kháng với Rầy nâu. Kháng vừa với bệnh Đạo ôn.

Nhiễm nhẹ với bệnh Khô vằn.

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống gieo cấy được trong cả 2 vụ Đông xuân và Hè thu. Thích hợp với những vùng đất phù sa ngọt, thâm canh cao, và cần tránh lũ sớm trong vụ Hè thu.

Chịu thâm canh.

Cấy 3 - 4 dảnh/khóm, mật độ cấy 44 - 50 khóm/m2.

Lượng giống sạ 120 – 150 kg/ha

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 8 - 10 tấn.

- Phân đạm Ure: 200 - 250kg

- Phân lân Supe: 350 - 400kg

- Phân Kali: 150 – 180kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Page 26

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ: Giống lúa IR 62032 là giống được tạo từ xử lý đột biến phóng xạ bằng tia Gamma, nguồn Co 60 trên giống IR 64.

Được công nhận giống theo Quyết định số 3493 QĐ/BNN-KHCN, ngày 9 tháng 9 năm 1999.

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC:

VND 95- 20 là giống lúa có thể gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà Đông xuân [các tỉnh phía Nam] là 90 - 95 ngày, ở trà Hè thu là 95 – 102 ngày.

Chiều cao cây: 85 - 90 cm. Cứng cây, đẻ nhánh trung bình, lá đòng thẳng. Có tính ổn định cao

Hạt thon dài, màu vàng sáng.

Chiều dài hạt trung bình: 7,23 mm.

Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 3,40.

Trọng lượng 1000 hạt: 26 - 27 gram.

Hạt dài, ít bạc bụng, chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Hàm lượng amilose [%]: 22,5.

Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 60 – 80 tạ/ha.

Khả năng chống đổ tốt. Chịu phèn và chịu mặn khá. Chịu ngập khá.

Là giống kháng vừa với Rầy nâu. Nhiễm vừa với bệnh Đạo ôn.

Nhiễm nhẹ với bệnh Khô vằn và bệnh Vàng lá. 

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

Là giống gieo cấy được trong cả vụ Đông xuân, Hè thu và vụ Mùa. Thích hợp trên nhiềuchân đát khác nhau.

Cấy 2 - 3 dảnh/khóm, mật độ cấy 50 - 55 khóm/m2.

Lượng giống gieo thẳng 95 – 110kg/ha.

Nhu cầu phân bón cho 1 ha:

- Phân chuồng: 8 - 10 tấn.

- Phân đạm Ure: 200 - 250kg

- Phân lân Supe: 300 - 400kg

- Phân Kali: 150 – 180kg

Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề