Hồ sơ điều chỉnh chức danh nghề nặng nhọc, độc hại

Hướng dẫn điều chỉnh chức danh nghề, công việc nặng nhọc chưa ghi trong sổ BHXH [04/05/2020, 15:22]

Bộ LĐ-TB&XH vừa có công văn gửi BHXH Việt Nam về điều chỉnh chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chưa ghi trong sổ BHXH.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, thời gian qua, nhiều DN vướng mắc khi thực hiện việc điều chỉnh chức danh nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Ảnh minh họa

Về vấn đề này, Bộ LĐ-TB&XH có ý kiến như sau: NLĐ thực tế làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng ghi chưa đúng chức danh nghề trong sổ BHXH, thì cơ quan BHXH thực hiện điều chỉnh theo quy định tại Điều 98 Luật BHXH. Để đảm bảo quyền lợi của NLĐ, BHXH Việt nam xem xét sửa đổi, bổ sung quy trình thực hiện điều chỉnh thông tin tham gia BHXH đối với người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng chưa ghi đúng trong sổ BHXH.

Vì vậy, đề nghị BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi hướng dẫn ghi sổ BHXH đối với NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cần ghi đúng tên nghề, công việc theo danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành. Trong quá trình tổ chức thực hiện, đối với từng trường hợp cụ thể, nếu có vướng mắc, thì BHXH Việt Nam tổng hợp đề xuất Bộ LĐ-TB&XH xem xét, giải quyết.

Cũng theo Bộ LĐ-TB&XH, văn bản này thay thế các Công văn số 1972/LĐTBXH-ATLĐ ngày 2/6/2016 và Công văn số 4824/LĐTBXH-BHXH ngày 17/11/2017 của Bộ LĐ-TB&XH về hướng dẫn giải quyết điều chỉnh chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ghi sai trong sổ BHXH.

Hồ sơ điều chỉnh chức danh nghề trên sổ BHXH như thế nào?

PV [theo VGP]

14:00 15/05/2020

Bà Đoàn Thị Hằng Nga làm việc tại Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, tiền thân là Công ty Khai thác, chế biến và xuất khẩu Titan, lĩnh vực hoạt động chính là khai thác, chế biến và kinh doanh các loại khoáng sản.

Căn cứ ngành nghề sản xuất kinh doanh chính và công việc thực tế đơn vị đã chuyển xếp lương, nâng lương cho CBCNV theo thang, bảng lương của Nghị định 26/1993/NĐ-CP ngày 23/5/1993, Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Hiện tại, trong sổ BHXH của người lao động chưa được ghi đúng tên gọi theo quy định tại các văn bản của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đối với công việc nặng nhọc, độc hại... nhưng các thang, bảng, lương, hệ số, nhóm, ngạch lương.... đơn vị đã xếp đúng theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh, do đó ảnh hưởng đến chế độ chính sách [nhất là chế độ hưu trí trước tuổi].

Bà Nga hỏi, đơn vị cần làm gì để cơ quan BHXH đồng ý cho điều chỉnh chức danh nghề trong sổ BHXH cho người lao động? Với mỗi CBCNV đơn vị đã có các quyết định chuyển xếp, nâng lương có ghi rõ ngạch, nhóm, bậc, hệ số từng người nhưng chưa ghi rõ chức danh công việc.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 27 quy trình và Mục 2 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN. Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thành phần hồ sơ để đề nghị điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995 bao gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT [Mẫu TK1-TS].

Hồ sơ kèm theo gồm 1 trong các loại giấy tờ sau: Quyết định phân công vị trí công việc, hưởng lương; Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc và các giấy tờ khác có liên quan đến việc điều chỉnh.

Chủ đề: chức danh nghề công việc Điều chỉnh như thế nào sổ bhxh

Công văn nêu rõ, thời gian qua, nhiều DN có ý kiến về vướng mắc khi thực hiện việc điều chỉnh chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, Bộ LĐTB&XH có ý kiến như sau:Đối với trường hợp người lao động thực tế làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và được hưởng đầy đủ các chế độ đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật nhưng ghi chưa đúng chức danh nghề trong sổ BHXH thì cơ quan BHXH thực hiện điều chỉnh theo quy định tại Điều 98 Luật BHXH.

Khi thực hiện điều chỉnh phải đảm bảo đúng tên nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ LĐTB&XH ban hành.Đối với trường hợp người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng hồ sơ chưa đầy đủ hoặc phức tạp mà cơ quan BHXH không có đủ căn cứ để thực hiện điều chỉnh được theo Điều 98 Luật BHXH thì thông báo người sử dụng lao động lập hồ sơ đề nghị, gửi Bộ, ngành chủ quản có ý kiến với Bộ LĐTB&XH nếu tiếp tục có kiến nghị điều chỉnh.Đối với các trường hợp đã được Bộ LĐTB&XH đồng ý điều chỉnh chức danh nghề, công việc ghi chưa đúng trong sổ BHXH thì cơ quan BHXH căn cứ vào văn bản của Bộ LĐTB&XH để thực hiện điều chỉnh.

Bản quyền © 2018 THÔNG TIN VĂN BẢN - THỦ TỤC HỒ SƠ BẢO HIỂM XÃ HỘI TP. HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: 117C Nguyễn Đình Chính, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: [028] 39 979 039 - Fax: [028] 39 979 010 - Email:

Điều chỉnh lương với người được điều chỉnh chức danh nghề độc hại. Tôi nghe nói có luật mới về điều chỉnh giải quyết chế độ hưu trí theo chức danh nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm. Tôi vừa được điều chỉnh chức danh nghề thành nghề độc hại thì quyền lợi của tôi được hưởng là gì?

Tư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Điều chỉnh lương với người được điều chỉnh chức danh nghề độc hại tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Về vấn đề Điều chỉnh lương với người được điều chỉnh chức danh nghề độc hại cần căn cứ theo Điều 1 Công văn 3449/BHXH-CSXH như sau: 

“1. Người lao động đang làm việc hoặc đã ngh việc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng chế độ hưu trí mà được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản đồng ý cho điều chỉnh chức danh nghề, công việc trên s BHXH thì BHXH tnh thực hiện điều chnh chức danh nghề, công việc trên sổ BHXH đ làm căn cứ giải quyết chế độ hưu trí hoặc điều chỉnh mức lương hưu.

Về thành phần hồ sơ, quy trình, thẩm quyền điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH thực hiện theo quy định tại Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của BHXH Việt Nam.

Đối với trường hợp đã hưởng chế độ hưu trí, căn cứ hồ sơ theo quy định, BHXH tnh nơi quản lý và chi trả lương hưu tiến hành điều chỉnh mức hưởng chế độ hưu trí k t thời điểm hưởng lương hưu và chi trả kịp thời số tiền được truy lĩnh [nếu có] cho người hưởng“.

Vì bạn không nói rõ trường hợp của bạn là đang làm việc, đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đang hưởng lương hưu nên trường hợp của bạn sẽ có thể giải quyết như sau:

Trường hợp một: bạn là người lao động đang làm việc hoặc người đã nghỉ việc bảo lưu thời gian đóng BHXH

Trong trường hợp này, bạn được điều chỉnh chức danh nghề, công việc ghi trên sổ BHXH để làm căn cứ cho giải quyết chế độ hưu trí sau này.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 8 và Điều 11 Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 04 năm 2015 khi xây dựng thang bảng lương thì mức lương và khoản trợ cấp thêm cho lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại được quy định như sau:

– Đối với trường hợp đưa yếu tố điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thiết kế các mức lương trong thang lương, bảng lương thì mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

–  Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

+ Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Như vậy, nếu như đang làm việc thì bạn sẽ được điều chỉnh tăng mức tiền lương và phụ cấp theo quy định trên. Tùy thuộc vào chức danh bạn đang làm việc thuộc trường hợp lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà mức lương sẽ cao hơn so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

Trường hợp hai: bạn đang hưởng lương hưu

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Công văn 3449/BHXH-CSXH, BHXH tnh nơi quản lý và chi trả lương hưu tiến hành điều chỉnh mức hưởng chế độ hưu trí k từ thời điểm hưởng lương hưu và chi trả kịp thời số tiền được truy lĩnh [nếu có] cho bạn.

Trên đây là bài viết về vấn đề Điều chỉnh lương với người được điều chỉnh chức danh nghề độc hại. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Cách tính tiền lương làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm

Người lao động cao tuổi có được làm công việc nặng nhọc độc hại?

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về điều chỉnh lương với người được điều chỉnh chức danh nghề độc hại; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề