Hoạt động chủ yêu của Nguyễn Ái Quốc sau khi thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu vấn đề
  • 2. Giới thiệu con đường ra đi tìm đường cứu nước củaNguyễn Ái Quốc
  • 3. Về mặt chính trị
  • 2. Về mặt tư tưởng
  • 4. Vềmặt tổ chức
  • 5. Kết luận thúc vấn đề

1. Giới thiệu vấn đề

Nhìn dọc theo quá trình bôn ba tìm được cứu nước và hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh không những không những đã nhận thưc được tầm quan trọng và vai trò của một chính Đảng cách mạng, mà còn truyền nhận thức đó thành thực tiễn cách mạng Việt Nam. Người khẳng định muốn giải phóng dân tộc thành công “ Trước hết phải có Đảng cách mạng, để trong thì vận động, tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công , cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Với nhận thức ấy, từ rất sớm, trong những hoạt động thực tiễn Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc tìm kiếm cơ sở hiện thực để thành lập Đảng công sản Việt Nam.

2. Giới thiệu con đường ra đi tìm đường cứu nước củaNguyễn Ái Quốc

Sự thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam nổ ra từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã làm cho cách mạng Việt Nam khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thấy con đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc. Việc không lặp lại thất bại của những người đi trước là một điều khó khăn nhưng tìm ra một con đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử để dân tộc giành được độc lập, tự do là một điều còn khó khăn hơn nhiều lần.

Ngày 5-6-1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt, phi thường ấy.

Với một sự nhạy cảm đặc biệt, Nguyễn Tất Thành không đi sang nước Nhật, không tìm về châu Á mà Người sang nước Pháp, đến tận nơi nước đang cai trị mình, đến tận châu Âu, nơi đang có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, về văn hóa, về chính trị để tìm hiểu xem người ta làm như thế nào rồi trở về cứu giúp đồng bào. Bác ra đi, hành trang chỉ là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, quyết tâm tìm con đường cứu nước, cứu dân.

Sau thời gian ở Pháp, Nguyễn Tất Thành tiếp tục cuộc hành trình đi qua nhiều châu lục khác. Suốt chặng đường bôn ba, cuộc sống đầy gian khổ nhưng không làm Người chùn bước, trái lại, càng tôi luyện, hun đúc lòng yêu nước nồng nàn với mục tiêu giải phóng dân tộc kiên định. Người tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa.

Chính chủ nghĩa yêu nước cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi hiểm nguy, đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc.

Sớm nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của lịch sử và tính chất của thời đại mới mà Cách mạng tháng Mười mở ra, Người đã khám phá ra chân lý “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở về Pháp, sống ở Paris, tham gia những hoạt động của Đảng xã hội Pháp, tham gia trong hoạt động của những người yêu nước Việt Nam tại Pháp và đặc biệt, khi tiếp cận được với Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa thì đích Người cần tìm đã đạt được. Luận cương của Lê-nin đã chỉ ra những điều mà Người đang tìm, tức là chỉ có chủ nghĩa xã hội, chỉ có cách mạng vô sản mới là con đường giải phóng chúng ta.

Sớm nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của lịch sử và tính chất của thời đại mới mà Cách mạng tháng Mười mở ra, Người đã khám phá ra chân lý “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở về Pháp, sống ở Paris, tham gia những hoạt động của Đảng xã hội Pháp, tham gia trong hoạt động của những người yêu nước Việt Nam tại Pháp và đặc biệt, khi tiếp cận được với Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa thì đích Người cần tìm đã đạt được. Luận cương của Lê-nin đã chỉ ra những điều mà Người đang tìm, tức là chỉ có chủ nghĩa xã hội, chỉ có cách mạng vô sản mới là con đường giải phóng chúng ta.

3. Về mặt chính trị

Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Người đã liên kết với những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, và ngày càng mở rộng sự liên kết ấy trong “ Hội nghị người Việt Nam yêu nước”. Năm 1919, Người gửi tới hội nghị Vecsai “ Bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam”. Tuy bản yêu sách không được chấp nhận nhưng đã nói lên quan điểm, tư tưởng của những người dân An Nam, đồng thời cũng đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình hoạt động của Người. Cũng trong năm 1919, với cái tên Nguyễn Ái Quốc, người ra nhập Đảng công sản Pháp. Đây là những bước đầu tiên để người đi vào một cuộc đấu tranh có ý thức, có tổ chức một cuộc đấu tranh chính trị thực sự.

Cuối tháng 12/1920, người đã tán thành Quốc tế thứ III, và là người thuộc địa duy nhất tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Đây là sự phát triển lô gic tất yếu của tư tưởng Nguyễn Ái Quốc, đây cũng là bước chuyển căn bản của Người kết thúc mười năm tìm đường cứu nước để bước vào một thời kì mới – thời kí xác lập một đường lối mới phù hợp với xu thế chung của thời đại, thời kì thức tỉnh dân tộc và đưa dân tộc theo con đường cách mạng đúng đắn, thời kì chuẩn bị tích cực cho việc thành lập Đảng công sản ở Việt Nam.

Tiếp đó, người tiếp tục đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê nin, chế độ Xô viết mới ra đời và tích cực tham gia nhiều hoạt động quốc tế cộng sản. Hội liên hiệp thuộc địa được thành lập năm 1921 và Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông được thành lập năm 1925 là những tổ chức đầu tiên của phong trào giải phóng dân, mà Người vừa là người khởi sướng, vừa là người tổ chức, lãnh đạo với vai trò chủ yếu nhất. Các hội này được thành lập nhằm mục đích liên kết các dân tộc thuộc địa, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc trong phạm vi quốc tế, như vậy mới có thể giành thắng lợi.

2. Về mặt tư tưởng

Tháng 7/1920, được đọc tác phẩm của V.I.Lê nin “ Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”, Người đã tìm thấy ở đây con đường giải phóng của các dân tộc thuộc địa. Bài Luận cương đã giải đáp tất cả những điều Người trăn trở trong suốt mười năm đi tìm đường cứu nước. Từ đó, người ra sức tìm hiểu về Lê nin và cách mạng tháng Mười Nga, tìm hiểu về chủ nghĩa Mác, càng hăng say hoạt động trong các phong trào đấu tranh công nhân và lao động của Pháp, ủng hộ nước Nga chống lại sự can thiệp của 14 nước tư bản đế quốc muốn bóp chết nhà nước Xô viết non trẻ.

Đó chính là sự chuẩn bị về mặt tư tưởng của Hồ Chí Minh trong việc thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam. Đây là sự chuẩn bị có vai trò quan trọng, giúp Đảng có một lý luận chính xác và chắc chắn trong quá trình hình thành, cũng như việc lãnh đạo thành công cách mạng của Đảng sau này.

Như vậy, từ một người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một người cộng sản, người đã kết hợp chặt chẽ các vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đây là sự chuẩn bị tư tưởng quan trọng cho cách mạng Việt Nam. Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đã xác định đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối giải phóng dân tộc.

Thông qua tổ chức Hội Việt nam cách mạng thanh niên, Hồ Chí Minh đã thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo chủ nghĩa Mác – Lê nin và đường lối cách mạng mới bằng cách mở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu từ năm 1925 đến năm 1927. Sau các khóa học, phần lớn những cán bộ này quay về nước để truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân, còn một số ít được chọn vào trường Quân sự Hoàng Phố và trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Matxcova để học tập và sau đó quay về Việt Nam để hoạt động. Đây chính là sự gặp gỡ tất yếu của phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam với tư tưởng cách mạng tiên tiến nhất.

4. Vềmặt tổ chức

Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt nam cách mạng Thanh niên – tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thành lập Đảng cộng sản sau này.

Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam [ Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn] từ năm 1929 đến đầu năm 1930 là sản phẩm tất yếu của phong trào công nhân và phong trào yêu mước dâng cao, là sản phẩm tất yếu của sự chuyển biến về ý thức hệ ở Việt Nam. Những người cách mạng Việt Nam trong nước đã nhận thấy tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên không còn đáp ứng được ưu cầu của tình hình mới, cần phải có Đảng cộng sản thay thế. Ba tổ chức cộng sản này có cùng mục tiêu, lý tưởng hoạt động, tuy nhiên lại hoạt động một cách độc lập, riêng rẽ, thậm chí còn tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau trong quần chúng.

Trước tình hình thực tiễn đó, với tư cách là đại biểu của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào ngày 03/02/1930. Hội nghị hơp nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam không phải là một sự kiện ngẫu nhiên, mà được chuẩn bị kĩ về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Hồ Chí Minh xác định cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản, hay đi theo chủ nghĩa Mác – Lê nin. Người viết : Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều những chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất là chủ nghĩa Mác – Lê nin. Việc thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam đã đáp ứng được đòi hỏi bức thiết của thực tiễn cách mạng ở Việt Nam.

5. Kết luận thúc vấn đề

Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã có sự sáng tạo lý luận về thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Sự sáng tạo đó ở chỗ dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về xây dựng Đảng để nghiên cứu tình hình thực tế ở Việt Nam và tổng kết cơ sở hiện thực ở Việt Nam thành tư tưởng, lý luận bổ sung vào học thuyết Mác – Lê nin. Chính vì vậy Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là từ những nhu cầu tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử dân tộc. Từ khi có Đảng mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Đảng.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê [sưu tầm và biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề