Hội chứng mallory weiss là gì năm 2024

Ruột người cho phép chúng ta lấy thức ăn, nước uống và tiêu hóa chúng vì vậy chúng ta có thể lấy các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Sản phẩm thừa trong đường tiêu hóa sau đó được thải ra ngoài dưới dạng phân. Toàn bộ đường tiêu hóa kéo dài từ miệng đến trực tràng. Một số chỗ nối nhau của đường ruột có thể bị rách. Một trong những vùng có nguy cơ rách cao nằm ở phần trên của đường tiêu hóa, giữa thực quản [ống dẫn thức ăn] và dạ dày. Nếu bạn đã bị nôn ói và đột nhiên thấy máu đỏ tươi trong chất nôn, đó có khả năng rằng bạn đã bị một vết rách trong ống tiêu hóa, được biết đến như là vết rách Mallory – Weiss.

VẾT RÁCH MALLORY – WEISS LÀ GÌ?

Vết rách Mallory – Weiss là một vết rách bên trong thành của ống tiêu hóa trên, xung quanh vùng tiếp giáp giữa dạ dày và thực quản. Nó có thể diễn ra ở:

+ phần dưới của thực quản [nơi mà nó vừa vào dạ dày].

+ phần trên của dạ dày [phần mà thực quản đã gắn vào].

+ vùng mà dạ dày và thực quản nối nhau.

Nó có xu hướng phát sinh cùng với sự buồn nôn và nôn ói dữ dội, nhưng thường là có vấn đề với vùng này của đường tiêu hóa, như là sự suy yếu của thành ống tiêu hóa, được biết đến như sự thoát vị khe thực quản. Chỗ đó có thể lớn hơn gia tăng sự chảy máu từ vết rách và trong những trường hợp nặng nó có thể dẫn tới sự suy giảm thể tích máu nghiêm trọng. Hầu hết phân nửa trong tất cả các trường hợp xảy ra với việc dùng quá mức rượu bia, thứ đã gây ra buồn nôn và nôn ói dữ dội.

TỔN THƯƠNG DO VẾT RÁCH MALLORY – WEISS

Vết rách Mallory Weiss là 1 vết rách dài ở thực quản hoặc dạ dày. Những vết rách này là những đường phát sinh với một lực co thắt của sự nôn ói. Có một số lí do lý giải tại sao vết rách Mallory Weiss có thể xảy ra trong nôn ói. Bình thường trong quá trình nôn, thành ống tiêu hóa co thắt theo nhiều hướng khác nhau. Điều này đẩy thức ăn ngược ống tiêu hóa – từ ruột non, vào dạ dày, thực quản và lên tới cuống họng và khoang miệng. Đó là một quá trình rất mạnh mẽ và thành ống tiêu hóa phải chịu rất nhiều áp lực.

Vết rách có thể xảy ra khi:

+ Một phần ống tiêu hóa như phần thấp của thực quản không co dãn đủ để chống lại áp lực của việc nôn ói.

+ Một phần của dạ dày nằm bất thường trong khoang ngực có áp suất thấp, việc rách sẽ dẽ dàng với một áp suất cao của việc nôn ói.

+ Phần trên dạ dày gấp vào thực quản với lực đẩy của sự nôn.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA VẾT RÁCH

Vết rách xảy ra với việc tăng áp lực ổ bụng, có thể phát sinh bên trong ống tiêu hóa hoặc từ bên ngoài. Vì thế một vài nguyên nhân gây ra vết rách có thể gồm:

+ Nôn ói quá nhiều.

+ Buồn nôn.

+ Nấc cục.

+ Ho liên tục.

+ La hét quá nhiều.

+ CPR [hồi sức tim phổi].

CÁC NGUY CƠ

Vết rách Mallory-Weiss có nguy cơ cao xảy ra ở những người có một hoặc nhiều yếu tố sau đây:

+ Thoát vị khe thực quản

+ Uống quá nhiều rượu

+ Sử dụng chất có tính gây nôn mửa mạnh.

+ Viêm dạ dày – ruột

+ Tắc nghẽn dạ dày

+ Tắc ruột

+ Viêm thực quản

+ Viêm gan

+ Các bệnh đường mật

+ Suy thận

+ Rối loạn ăn uống

+Rối loạn đông máu, sử dụng các thuốc có ảnh hưởng đến đông máu như aspirin và warfarin.

+ Thai nghén nặng.

+ Tăng áp lực nội sọ.

CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Triệu chứng điển hình nhất của Mallory-Weiss là nôn ra máu và đi tiêu ra máu. Một số triệu chứng khác cũng có thể gặp là:

– Đau bụng.

– Đau vùng xương ức.

– Ăn uống khó tiêu.

– Ngất.

– Nhịp tim tăng nhanh.

– Huyết áp tụt.

– Sốc vì mất máu.

Nôn ra máu là triệu chứng thường gặp nhất của vết rách Mallory-Weiss. Những chất nôn đầu tiên có thể không có máu, nhưng sau đó, chất nôn có thể lẫn máu. Ban đầu, nôn ra máu có thể không phải là do vết rách Mallory-Weiss, nhưng có thể là nguyên nhân gây ra vết rách. Thông thường, máu nôn ra có màu đỏ tươi bởi vì máu không bị trộn lẫn với các enzymes và acid dạ dày.

Phân lẫn máu cũng có thể gặp nhưng ít gặp hơn nôn ra máu. Thông thường, máu chảy ra từ vết rách, xuống ống tiêu hóa và đại tràng. Nếu như lượng máu chảy ra quá nhiều, sẽ khiến phân có màu đen và đặc lại. Khi chảy máu và nhiều và nhu động ruột tăng cao, chẳng hạn như trong tiêu chảy, máu có thể xuống đại tràng nhanh chóng hơn. Lúc này, phân có màu đỏ tươi.

CHẨN ĐOÁN

Sử dụng các công cụ chẩn đoán để xem xét xuất huyết tiêu hóa trên là rất quan trọng, bởi vì có thể có nhiều nguyên nhân khác gây ra xuất huyết ngoài vết rách Mallory-Weiss . CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Đây là những nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng tương tự như vết rách Mallory-Weiss và cần phải được phân biệt:

+ Viêm thực quản. + Loét dạ dày + Hội chứng Boerhaave [thủng thực quản].

Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến nôn ra máu cần phải đuọc xem xét kĩ lưỡng.

CÁC XÉT NGHIỆM

Phương pháp chẩn đoán chính xác nhất là nội soi để xác định đó có phải là vết rách Mallory-Weiss hay không. Sử dụng một ống dài có gắn một máy quay phim và ánh sang ở một đầu và đưa ống đó vào cơ thể qua đường miệng, xuống thực quản. Tổn thương Mallory-Weiss nhìn thấy giống như là một vết rách dài khoảng 2 – 3 cm và rộng khoảng vài mm. Những xét nghiệm khác, ví dụ như xét nghiệm máu, cũng có thể sử dụng để đánh giá mức độ mất máu và kiểm tra tình trạng sức khỏe bệnh nhân.

ĐIỀU TRỊ Một vết rách Mallory-Weiss thường tự lành ngay trong vòng một vài ngày, thường là ngay sau 2-3 ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải loại bỏ những yếu tố nguy cơ có khả năng làm bệnh trầm trọng thêm. Điều này có thể được thực hiện nhờ sử dụng thuốc và một vài thay đổi trong chế độ ăn uống. Nếu mất máu quá nhiều, bệnh nhân sẽ cần được nhỏ giọt IV để bù nước và thậm chí cả truyền máu trong các trường hợp nghiêm trọng. THUỐC

Các thuốc sử dụng đều không đặc hiệu cho vết rách Mallory-Weiss.

– Các loại thuốc ức chế tiết acid như thuốc ức chế bơm proton [PPI] và thụ thể H2 giúp giảm acid trong dạ dày. – Thuốc chống nôn để ngăn chặn buồn nôn và ói mửa.

Bất kỳ loại thuốc nào có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc làm tăng mức độ nghiêm trọng của mất máu như chất làm loãng máu có thể cần phải được dừng lại ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cần sử dụng các loại thuốc đó để điều trị một loại bệnh mạn tính nào đó, thì phải dung dưới sự giám sát của bác sĩ. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

Một người đã mất một lượng máu đáng kể cần nhịn ăn trước khi có hướng dẫn của bác sĩ. Bởi vì nội soi chẩn đoán yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn. Sau đó mới bù lượng dịch đã mất sau. Thông thường không có một chế độ ăn uống nào cụ thể trong trường hợp bệnh nhân có vết rách Mallory – Weiss, trừ trường hợp bệnh nhân bị viêm dạ dày – ruột. PHẪU THUẬT

Phẫu thuật ít khi cần thiết trong trường hợp vết rách Mallory-Weiss vì vết thương tự lành trong vài ngày. Phương pháp đốt điện, YAG laser và liệu pháp xơ hóa có thể ngăn chặn chảy máu nghiêm trọng và kéo dài liên tục.

Tuy nhiên, nếu bệnh không tự lành và vẫn tiếp tục chảy máu, cần phải sử dụng các liệu pháp cầm máu để bù lại lượng máu đã mất. Chỉ khi các phương pháp nội soi và liệu pháp cầm máu không mang lại kết quả mong muốn, lúc đó có thể tiến hành may vết rách.

TIÊN LƯỢNG Tiên lượng cho một vết rách Mallory-Weiss là rất tốt và hầu hết các trường hợp chảy máu đều tự dừng lại mà không có bất kỳ điều trị gì. Tái phát cũng ít xảy ra. Chỉ có một số nhỏ bệnh nhân có thể có mất máu đáng kể, do đó đòi hỏi phải truyền máu, hoặc gây ra sốc. Ngoài ra cũng có nguy cơ gây ra thiếu máu cơ tim cục bộ, dẫn đến đau tim. PHÒNG CHỐNG

Không có biện pháp phòng ngừa cụ thể trong nhiều trường hợp bởi vì vết rách tự xuất hiện mà không có dấu hiệu báo trước. Tái phát không phổ biến, nhưng bệnh nhân có rối loạn ăn uống và nghiện rượu cần lưu ý về nguy cơ của một vết rách tái phát, nếu như những bệnh nhân này vẫn tiếp tục những hành vi có thể dẫn đến nôn mửa. Bệnh nhân với thoát vị khe thực quản hoặc các yếu tố nguy cơ khác nên được điều trị để ngăn ngừa vết rách xuất hiện.

Chủ Đề