Hội đua thuyền ở đâu

Biên tập bởi Kiều Trinh - 16/11/2021

Lễ Hội đua thuyền Đà Nẵng luôn được xem là một trong những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn nữa, lễ hội này rất được khách du lịch ưa chuộng khám phá. Cùng MIA.vn tìm hiểu những thông tin thú vị về lễ hội này nhé!

Lễ hội đua thuyền ở Đà Nẵng được tổ chức tại quận Liên Chiểu vào tháng giêng âm lịch hàng năm. Hoạt động văn hóa này rất nổi tiếng và thu hút được một lượng lớn người dân cũng như khách du lịch đến tham gia cổ vũ. Lễ thường diễn ra vào đầu mùa xuân với ý nghĩa mong muốn một năm mới mưa thuận gió hòa để người dân có được cuộc sống no ấm. Lễ hội này còn là nơi gửi gắm những mong muốn của người dân bản địa về một năm sông rạch khai thông, thuận lợi để phát triển kinh tế.

Để tổ chức hội đua thuyền, thông thường các chủ trì của làng kêu gọi thanh niên trai tráng, lập thành những đội đua thuyền. Nếu như làng nào giành được chiến thắng trong năm đó thì cả năm sẽ gặp được nhiều may mắn, phát tài phát lộc. Lễ hội đua thuyền đã có lịch sử hàng trăm năm, gắn với sự hình thành và phát triển của làng, của xóm. Do vậy, từ lâu lễ hội này đã trở thành thông lệ đầu năm ở thành phố Đà Nẵng. 

Xem thêm: Điểm danh 6 lễ hội Đà Nẵng nên tham gia một lần trong đời

 Lễ hội đua thuyền ở  Đà Nẵng thường tổ chức vào tháng giêng âm lịch. Đây cũng là thời gian lý tưởng để vi vu Đà Nẵng. Vào lúc này, không khí của mùa xuân thật mát lạnh và dễ chịu, trời đất cũng chan hòa. Do vậy, việc tham quan đi lại cũng thuận tiện hơn rất nhiều, và khi tham gia cổ vũ đua thuyền cũng sẽ phấn khởi và nồng nhiệt hơn.

Hơn nữa, nếu đi vào khoảng thời gian này, bạn có thể di chuyển đến nhiều địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh khác và check-in Đà Nẵng. Mùa xuân là mùa của cỏ cây, của trăm hoa khoe sắc, nắng trời dịu nhẹ, rất thích hợp cho các hoạt động du lịch, trải nghiệm. 

Từ xa xưa, đua thuyền luôn được xem là một trong những hoạt động khai xuân, mang theo nhiều mong ước của người dân về một năm mới suôn sẻ, an lành. Đặc biệt, lễ hội đua thuyền là một nghi thức quan trọng của người miền biển như một cách kết nối với đất trời để cầu mong mưa thuận gió hòa. 

Trước lễ hội một tuần, mọi người cùng nhau ngồi lại để họp bàn về cách thức tổ chức và động viên con cháu trong gia tộc tập luyện để tham gia hội thi. Bao giờ cũng thế, trước khi lễ hội chính thức diễn ra thì các bô lão trong làng và người tham gia chèo thuyền luôn đứng ở bên mũi thuyền để dâng hương, cầu nguyện. Do vậy, đây không chỉ là một hoạt động văn hóa mà còn là tín ngưỡng linh thiêng của người dân Đà Nẵng. 

Ai ai cũng bừng bừng khí thế tranh đấu, dốc hết sức mình để dành được chiến thắng. 

Các đội đua thuyền nối đuôi nhau để vượt qua chặng đua đầy cam go, gay cấn. 

Một hội thi đua thuyền thường sẽ tập hợp rất nhiều làng thi đấu với nhau. Mỗi đội đua sẽ có khoảng 30 thành viên, là những thanh niên trai tráng tuổi từ 18 - 35. Ai cũng nung nấu tinh thần quyết chiến quyết thắng, sục sôi niềm tự hào và khao khát giành giải thưởng về cho làng mình. 

Trước giờ diễn ra hội đua, người dân từ khắp nơi lần lượt nối đuôi nhau đổ về, nô nức như đi trẩy hội. Đến thời gian đã định, tiếng còi báo hiệu sẽ vang lên, những chiếc thuyền được trang trí bắt mắt sẽ lập tức lao mình liên tục. Cứ mỗi nhịp hò reo, những chiếc thuyền sẽ thi nhau vượt lên trong sự cổ vũ hăng sau của mọi người xung quanh. 

Các chàng trai làng cường tráng, khỏe mạnh, nhoài mình vươn sức chèo lái con thuyền theo nhịp đếm dứt khoát xen kẽ những tiếng thở gấp gáp. Ai nấy đều ướt sũng mình vì mồ hôi, nhưng tràn đầy khao khát khiến cho người cổ vũ thêm phần thương mến. Đến đây bạn có thể hòa mình vào không khí rộn ràng, kịch tính hấp dẫn và huyên náo của lễ hội đua thuyền. 

Những người cổ vũ cuồng nhiệt hơn bao giờ hết. 

Đôi đua với trang phục lấy cảm hứng từ quốc kỳ Việt Nam. Vừa dốc sức chèo lái con thuyền, vừa dương cao ngọn cờ tự hào của dân tộc. 

-Đây là hoạt động diễn ra ở ngoài trời cho nên bạn cần đảm bảo sức khỏe và tinh thần để có thể tham gia cổ vũ cho các đội chơi. 

-Lưu ý nên mang theo mũ nón, áo khoác, chống nắng và thường xuyên bổ sung nước, năng lượng bằng những món ăn nhẹ để có thể hoạt động suốt một ngày dài.

-Khu vực này gần sông nước nên bạn cần tìm một vị trí an toàn và giữ đúng khoảng cách để không làm ảnh hưởng đến bản thân và những người tham gia lễ hội.

-Cần tuân thủ nội quy vì xung quanh khu vực diễn ra lễ hội đua thuyền sẽ có phân chia khu vực dành cho khách du lịch đến xem. 

-Tuyệt đối không xả rác khi đi xem đua thuyền và chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường và không phá hoại cảnh quan.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng là điểm dừng chân khám phá văn hóa và bản sắc làng quê Việt ấn tượng. Đây luôn được xem là một trong những nét đẹp văn hóa được gìn giữ qua rất nhiều thế hệ. Đến khám phá lễ hội, bạn sẽ cảm nhận được không khí hòa vang, nhộn nhịp và tinh thần đoàn kết của người Việt. MIA.vn chúc cho bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị và tuyệt vời trong hành trình khám phá Đà Nẵng. 

Lễ hội đua thuyền là một nét đẹp truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam, nó không chỉ biểu trưng nét đẹp văn hóa mà còn thể hiện tinh thần thể thao, tinh thần đoàn kết của người dân đất Việt. Cho đến nay, các lễ hội đua thuyền ở Việt Nam vẫn được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, là một dịp vui để cho mọi người dân tụ hội đua thuyền, hò reo cổ vũ.

Nếu các bạn muốn thử sức với những trải nghiệm mới mẻ này mà chưa biết lễ hội đua thuyền ở đâu vui nhất, trong bài viết này, Check in Vietnam sẽ gợi ý hai lễ hội đua thuyền lớn tại Việt Nam: lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang [Quảng Bình] và lễ hội đua thuyền Đà Nẵng.

Lễ hội đua thuyền truyền sống trên sông Kiến Giang, Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình là hoạt động được tổ chức hằng năm trên quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngày trước, lễ hội đua thuyền truyền thống Lệ Thủy được tổ chức với mục đích cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu với hình ảnh tượng trưng là các chàng trai, cô gái trẻ góp sức đương đầu với mưa giông bão lũ, chế ngự thiên nhiên. 

Tương truyền rằng hàng năm sông Kiến Giang thường khô cạn nước vào mùa hè nhưng đến tháng 8 có mưa, nước sông lại dâng đầy, ruộng đồng có nước tưới tiêu sản xuất. Nước về đem lại chim muông, tôm cá, quét hết sâu bọ, bồi đắp phù sa cho đồng bằng. Vì vậy, đối với người dân Lệ Thủy đây là một dịp rất vui trong năm; họ tổ chức đua thuyền ăn mừng, trổ tài trổ sức và cầu cho một mùa mưa thuận gió hòa trong năm tới.

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang

Hiện nay, nền văn minh lúa nước không còn dấu ấn đậm nét như thời trước, lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang vẫn được tổ chức đều đặn vào ngày 2/9 hàng năm thể hiện niềm tự hào văn hóa địa phương cũng như tinh thần thể thao, tinh thần thượng võ, đoàn kết của người dân Quảng Bình.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, người dân nơi đây bắt đầu tổ chức kết hợp “ăn Tết Độc Lập” và “Lễ hội đua thuyền” quy mô cấp huyện, biến đây trở thành dịp đặc biệt thứ hai trong năm chỉ sau Tết Nguyên Đán. Nhân dịp này, người dân vừa ghi nhớ công ơn Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng thời nhớ về cội nguồn cha ông đất Lệ Thủy đã xây dựng nét đẹp văn hóa đua thuyền.

Mỗi năm vào dịp 2/9, sông Kiến Giang lại nô nức tiếng trống, tiếng reo hò, cổ vũ cho những màn đua tranh quyết liệt trên khúc sông. Không chỉ người dân vùng này mà những người dân nơi khác cũng tụ lại đây để háo hức xem đua thuyền từ tờ mờ sáng. Quãng đường đua dài tầm 24km [thuyền nam] và 18km [thuyền nữ], xuất phát từ ngã ba Mũi Viết [Thượng Phong].

Theo hành trình của chặng đua, niềm phấn khích lan tới từng thôn xóm hai bên bờ sông Kiến Giang với vô vàn cơ hoa cổ vũ, tiếng tường thuật trận đua trên loa phát thanh trong xóm - tất cả tạo nên không khí hân hoan, tự hào của Tết Độc lập.

Hiện nay, lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang đã được xếp vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nếu muốn trải nghiệm không khí đặc sắc này, 2/9 năm nay hãy ghé thăm Quảng Bình ngay nhé!

Người dân cổ vũ các thuyền đua trên sông Kiến Giang

Cách Quảng Bình không xa, Đà Nẵng cũng là nơi tổ chức lễ hội đua thuyền lớn hàng năm. Nằm trong khuôn khổ lễ hội Đà Nẵng, lễ hội đua thuyền tại đây thường được tổ chức trên sông Hàn - địa điểm du lịch đã quá nổi tiếng cùng với tiếng tăm của du lịch Đà Nẵng.

Khác với vẻ hiện đại thường ngày của cảnh quan sông Hàn, cứ mỗi dịp tháng Giêng âm lịch tại lễ hội đua thuyền, sông Hàn lại khoác lên mình màu sắc truyền thống sông nước đậm nét. Mỗi năm tại lễ hội, có khoảng 20 đội thuyền đua với những chiếc thuyền rồng sặc sỡ nhiều màu sắc được chuẩn bị kỹ lưỡng ra trận. 

Tương truyền thuở xa xưa, lễ hội đua thuyền là lễ hội khai xuân của người Đà Nẵng với ước mong mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng để ngư dân an tâm ra khơi trở về. Trước lễ hội, bà con họp bàn nhau, khuyến khích thanh niên trẻ tuổi đại diện làng đi đua thuyền. Làng nào giành chiến thắng trong cuộc đua thì năm đó chắc chắn sẽ may mắn phát tài. 

Đoàn thuyền đua đi qua cầu sông Hàn

Người dân khắp vùng xôn xao bàn tán về lễ hội, các trưởng lão cùng các trai tráng đứng bên mũi thuyền thắp hương cầu nguyện. Đến khoảnh khắc đã định, sau khi tiếng còi vang lên, những chiếc thuyền rực rỡ chứa toàn trai tráng ra trận trong tiếng đếm nhịp chèo và tiếng hò reo cổ vũ của người dân.

Kết thúc cuộc đua, dù thắng thua như thế nào, người dân Đà Nẵng vẫn rất vui mừng ăn chơi, giao lưu cùng nhau. Cho đến nay, không khí ấy vẫn được giữ trọn vẹn trong các lễ hội đua thuyền mỗi dịp tháng Giêng được chính quyền địa phương chú trọng phát huy, giữ gìn. Tận mắt chứng kiến lễ hội, bạn sẽ cảm nhận thật sống động nét đẹp văn hóa phi vật thể của người Đà Nẵng với tính nhân văn sâu sắc - tinh thần đoàn kết và khát vọng vươn lên trong cuộc sống. 

Đoàn thuyền đua đi qua cầu Rồng Đà Nẵng   

Trên đây là những dấu ấn văn hóa của hai lễ hội đua thuyền ở Việt Nam. Mong rằng bài viết có thể khơi gợi niềm đam mê, hứng thú của các bạn đối với nét đẹp văn hóa tinh thần sâu sắc của lễ hội đua thuyền.

[Nguồn: Tổng hợp]

  • cùng chủ đề
  • cùng địa danh
  • bình luận

Video liên quan

Chủ Đề