Lời khai bằng miệng gọi là gì

Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ buộc tội nếu lời khai đó phù hợp với chứng cứ khác của vụ án

Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Bị cáo là người hoặc pháp nhân dã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị can, bị cáo là những người bị buộc tội. Khi tham gia tố tụng họ trình bày những tình tiết của vụ án liên quan đến việc phạm tội của họ và việc phạm tội của những đồng phạm khác. Họ có quyền trình bày lời khai nhận tội hoặc lời khai chi rằng mình không phạm tội, hoặc phạm tội không phải tội đã bị khởi tố, truy tố, xét xử.

Căn cứ pháp lý về lời khai của bị can, bị cáo

Điều 98. Lời khai của bị can, bị cáo

1. Bị can, bị cáo trình bày những tình tiết của vụ án.

2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo ch có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.

Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.

Khái niệm về lời khai của bị can, bị cáo

Lời khai của của bị can, bị cáo là sự trình bày bằng miệng của của bị can, bị cáo về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự, cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án, được thực hiện trước các cơ quan tiến hành tố tụng, theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định.

Lời khai của của bị can, bị cáo là nguồn chứng củ mang tính chất đặc biệt, được quy định bởi địa vị pháp lý của họ trong tố tụng hình sự: i] Bị can, bị cáo là người biết rõ hơn ai hết mình cố thc hiện tội phạm hay không và nếu cố thực hiện tội phạm, biết rõ về động cơ, mục đích thc hiện tội phạm và những tình tiết khác có liên quan; ii] số phận của bị can, bị cáo phụ thuộc trực tiếp vào kết quả giải quyết vụ án, bởi lẽ, trong trường hợp bị tòa án tuyên có tội, họ có thể bị áp dụng hình phạt hoặc các biện pháp tư pháp hình sự khác.

Quy định về lời khai của bị can, bị cáo

Lời khai của bị can, bị cáo đề cập những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự, cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án, cho nên đây là nguồn chứng cứ quan trọng giúp các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc làm sáng tỏ vụ án.

Trên thực tế, có những vụ án, các bị can, bị cáo thông đồng khai ra những thông tin không chính xác để đánh lừa hướng điều tra của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong những trường hợp như vậy, thông tin về sự nhận tội của bị can, bị cáo dù cố phù hợp với các thông tin do các bị can, bị cáo khác đưa ra cũng không thể coi là chứng cứ. Đây là vướng mắc về mặt nhận thc đã xy ra ở nhiều địa phương. Đ khắc phục tình trạng này, cần phải coi chứng cứ về sự nhận tội của bị can, bị cáo cũng là một trong những chứng cứ khác của vụ án và đều cần được kiểm tra, đánh giá như đối với các chứng cứ khác.

Quyền đưa ra ý kiến của bị can, bị cáo

Sau khi đưa ra những chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, để có thể tự gỡ tội cho mình hoặc dùng làm tình tiết giảm nhẹ, bị can có quyền trình bày ý kiến của mình về những vật đó, và nếu cần thiết có thể yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá về tính xác thực, đúng đắn của những vật này.

Quyền được “Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá”. Thường thì những chứng cứ, tài liệu, đồ vật này có ý nghĩa gỡ tội cho bị cáo, chứng minh bị cáo không phạm tội hoặc chứng minh những tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Do vậy, Hội đồng xét xử khi nhận được các chứng cứ, tài liệu, đồ vật do bị cáo cung cấp thì phải tiến hành kiểm tra, đánh giá khách quan để xác định các chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó có phải là chứng cứ trong vụ án hay không và giá trị của nó trong việc xác định sự thật của vụ án.

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected]

Căn cứ Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 [BLTTHS] tuân thủ pháp luật về lời khai của bị hại được quy định như sau:

“Điều 92. Lời khai của bị hại

1. Bị hại trình bày những tình tiết về nguồn tin về tội phạm, vụ án, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội và trả lời những câu hỏi đặt ra.

2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do bị hại trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.”

2. Quy định của BLTTHS về lời khai của bị hại

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là lời khai? Trong luật, lời khai là môt dạng bằng chứng thu được từ một nhân chứng đưa ra tuyên bố thực tế. Lời khai có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản, và nó thường được thực hiện bằng lời khẳng định của nhân chứng đó.

Bị hại là người trực tiếp chịu tác động của hành vi phạm tội, nên bị thiệt hại thân thể [bị chết, bị thương tích], tinh thần [bị làm nhục, mất danh dự] hay thiệt hại về tài sản của mình. “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra” Theo từ điểm Bách khoa CAND Việt Nam, BCA – Viện Chiến lược và Khoa học Công an. Nxb CAND, Hà Nội 2005.

Trong nhiều vụ án, bị hại trực tiếp đối mặt với người phạm tội nên nhận biết rõ thủ phạm và diễn biến vụ án. Vì vậy, lời khai của bị hại có thể giúp các CQTHTT làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án.

Lời khai của bị hại là sự trình bày bằng miệng của bị hại về những tình tiết về nguồn tin tội phạm, vụ án, quan hệ giữa họ và người bị buộc tội và trả lời những câu hỏi đặt ra. Lời khai của bị hại được thực hiện trước các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định.

Bị hại là người thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra, nên xét về mặt tâm lý, người đó căm tức người phạm tội. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến lời khai của họ có thể được phóng đại về thiệt hại, thêu dệt thêm các tình tiết trong vụ án. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu bị hại nói rõ vì sao biết được những tình tiết đó. Lời khai của bị hại phải được kiểm tra, xác minh và phải phù hợp với các tài liệu khác của vụ án thì mới được coi là chứng cứ.

Như vậy, vị trí và vai trò của bị hại khi họ tham gia tố tụng theo BLTTHS 2003 tương đối mờ nhạt và chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn xét xử của toà án. Tuy nhiên đến BLTTHS 2015 Với quyền được tham gia các hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của BLTHHS 2015 thì vai trò của bị hại đã được chú trọng và nâng cao. Như vậy, bị hại có có thể được tham gia vào một số hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án. Với quyền được tham gia một số hoạt động tố tụng quy định tại BLTTHS 2015, bị hại hoàn toàn chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi của mình như họ có được thông tin từ các cơ quan tiến hành tố tụng mà không phải chờ đến khi được thông báo. Các cơ quan tiến hành tố tụng phải nỗ lực hết sức trong phạm vi khả năng của mình để bị hại được tham gia các hoạt động tố tụng theo luật định đồng thời phải tuân thủ những điều kiện nhất định như việc tham gia đó không ảnh hưởng đến tính khách quan của vụ án cũng như gây khó khăn hoặc cản trở đến hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác.

Theo khoản 4 Điều 62 Bộ luật Tố tụng Hình sự [BLTTHS], bị hại có nghĩa vụ: có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải. Tuy nhiên, cũng theo Điều 62 BLTTHS, thì bị hại không có nghĩa vụ khai báo và nghĩa vụ khai báo trung thực. Trường hợp họ bị từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối thì cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội từ chối khai báo theo Điều 383 Bộ luật Hình sự hoặc tội khai báo gian dối theo Điều 382 Bộ luật Hình sự:

“Điều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối

1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a] Có tổ chức;

b] Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a] Phạm tội 02 lần trở lên;

b] Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

“Điều 383. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu

1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Và việc bị hại có quyền trình bày những tình tiết về nguồn tin về tội phạm, về chứng cứ, tài liệu,đồ vật liên quan đến vụ án, những thiệt hại mà người bị buộc tội, những mâu thuẫn [nếu có] giữa họ với người bị buộc tội. Do đó, lời khai của người bị hại có thể giúp các cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự. Khi được lấy lời khai, bị hại trả lời những câu hỏi do người có thẩm quyền đặt ra.

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề