Hợp đồng chuyển giao công nghệ có phải đăng ký

Hợp đồng chuyển giao công nghệ có bắt buộc phải đăng ký không

Hợp đồng chuyển giao công nghệ có bắt buộc phải đăng ký không?

Câu hỏi: Bên Công ty mình muốn chuyển giao công nghệ, không biết có bắt buộc phải đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ với Bộ Khoa học và Công nghệ không?

Luật sư trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Liên quan đến thắc mắc của bạn, tôi xin tư vấn như sau:

Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 có quy định về việc đăng ký chuyển giao công nghệ như sau:

– Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:

+ Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;

+ Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;

+ Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

– Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ không thuộc trường hợp phải đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này.

– Hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị đăng ký chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;

+  Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực văn bản giao kết chuyển giao công nghệ thể hiện nội dung theo quy định tại Điều 23 của Luật này; trường hợp không có văn bản giao kết bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực.

-> Xét những quy định trên thì việc có phải đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ hay không còn phụ thuộc mà công nghệ bạn chuyển giao là công nghệ gì?

» Các nội dung trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ bao gồm:

a] Văn bản đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;

b] Văn bản về tư cách pháp lý của các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ;

c] Bản gốc bằng tiếng Việt hoặc bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển giao công nghệ; trường hợp không có hợp đồng bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực;

d] Danh mục tài liệu công nghệ, máy móc, thiết bị [nếu có] kèm theo hợp đồng chuyển giao công nghệ;

đ] Bản sao có chứng thực văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ [nếu có];

e] Tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ do ứng dụng công nghệ chuyển giao;

g] Giải trình về điều kiện sử dụng công nghệ;

h] Văn bản thẩm định giá công nghệ được chuyển giao trong trường hợp bên nhận chuyển giao công nghệ sử dụng vốn nhà nước.

2. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Khoa học và Công nghệ, tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ tiến hành ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.

3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, bên có nghĩa vụ thực hiện việc đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ đến Bộ Khoa học và Công nghệ.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì có văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung, các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc có văn bản đề nghị gia hạn thời gian việc sửa đổi, bổ sung. Thời gian gia hạn không quá 60 ngày, hết thời hạn này, nếu các bên không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu thì Bộ Khoa học và Công nghệ ra thông báo từ chối cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ và trả lại hồ sơ nếu có yêu cầu.

5. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thẩm định và cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ; trường hợp từ chối cấp Giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6. Trường hợp cần thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép chuyển giao công nghệ thì phải đề nghị cấp Giấy phép mới.

7. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, mẫu Giấy phép chuyển giao công nghệ.

Điều 31. Đăng ký chuyển giao công nghệ

1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều của Luật này thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:

a] Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;

b] Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;

c] Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ không thuộc trường hợp phải đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ bao gồm:

a] Văn bản đề nghị đăng ký chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;

b] Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực văn bản giao kết chuyển giao công nghệ thể hiện nội dung theo quy định tại Điều 23 của Luật này; trường hợp không có văn bản giao kết bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực.

4. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký văn bản giao kết chuyển giao công nghệ, bên có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký chuyển giao công nghệ gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:

a] Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao;

b] Hợp đồng không có đối tượng công nghệ, nội dung chuyển giao công nghệ;

c] Nội dung hợp đồng trái với quy định của Luật này.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Trong thời kỳ hội nhập phát triển hiện nay, chuyển giao công nghệ được coi là rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Đặc biệt là đối với những nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc tiếp cận ứng dụng công nghệ vào thực tiễn sản xuất ở từng lĩnh vực góp phần bảo đảm phát triển bền vũng. Theo quy định của pháp luật, trường hợp chuyển giao công nghệ cần phải được cấp giấy đăng ký. Vậy thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ thực hiện như nào?

Đối với chuyển giao công nghệ không thuộc trường hợp quy định phải đăng ký chuyển giao công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ. Nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký chuyển giao công nghệ thì trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định pháp luật.

Trong trường hợp thực hiện đăng ký chuyển giao công nghệ theo quy định. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký văn bản giao kết chuyển giao công nghệ. [ Hay còn gọi là hợp đồng chuyển giao công nghệ ]. Bên nhận công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Chuyển giao công nghệ trong nước hoặc bên giao công nghệ. Trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài thay mặt các bên. Từ đó gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp GCN đăng ký chuyển giao công nghệ.

Hồ sơ tiến hành đăng ký chuyển giao công nghệ theo quy định bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.
  • Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trong trường hợp các bên tham gia chuyển giao công nghệ là tổ chức. Hay cá nhân Việt Nam thì chỉ cần bản hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng tiếng Việt. Ngoài ra, hợp đồng phải được các bên ký kết, đóng dấu và có chữ ký tắt của các bên. Đóng dấu giáp lai vào các trang của hợp đồng và phụ lục nếu một trong các bên tham gia hợp đồng là tổ chức.
  • GCN đầu tư [hoặc Giấy phép đầu tư. Đăng ký kinh doanh, Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ,….] của các bên tham gia hợp đồng.
  • Giấy xác nhận tư cách pháp lý của người đại diện các bên tham gia trong hợp đồng.
  • Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư. Đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ [nếu có sử dụng vốn nhà nước].
  • Giấy uỷ quyền [trong trường hợp uỷ quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ].

Cơ quan có thẩm quyền là Sở Khoa học và Công nghệ. Cụ thể, Sở Khoa học và Công nghệ cấp GCN đăng ký chuyển giao công nghệ đối với chuyển giao công nghệ của dự án đầu tư. Trên địa bàn quản lý thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân các cấp. UBND các cấp, Ban Quản lý KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công. Dự án thuộc diện cấp GCN đăng ký đầu tư không thuộc trường hợp phải có quyết định chủ trương đầu tư của CQQLNN có thẩm quyền. Trường hợp tự nguyện đăng ký theo quy định.

Ngoài ra, đối với chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng. Hoặc chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách đặc biệt cho quốc phòng. Bộ Quốc phòng GCN đăng ký chuyển giao công nghệ. Đối với trường hợp đăng ký gia hạn chuyển giao công nghệ, thẩm quyền cấp GCN đăng ký gia hạn chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định pháp luật.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định. Và thời hạn giải quyết hồ sơ là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Video liên quan

Chủ Đề