Hướng dẫn báo cáo quyết toán hải quan

Thực hiện báo cáo theo điều 60 thông tư 39/2018/TT-BTC theo đúng sổ sách kho, nhưng thực hiện báo cáo theo mã nguyên liệu sản phẩm đã kê khai trên tờ khai hải quan hoặc mã quản lý nội bộ nhưng phải có files quy đổi từ mã quản lý nội bộ sang mã hải quan.Vấn đề này cực kỳ nan giải vì những vấn đề sau:

– Đồng bộ mã không chính xác : Có nhiều lý do, có nhiều vấn đề dẫn tới khi chúng ta xây dựng mã khai báo hải quan bị trùng lặp hoặc sai về bản chất hoặc sai về đơn vị tính nên sẽ gặp vướng mắc khi chúng ta đồng bộ.

a, Một mã hàng có nhiều đơn vị tính : Trong nhiều thời điểm [ Nhất là các công ty gia công] chúng ta không xây dựng nhất quán được đơn vị tính của từng mã nguyên vật liệu sản phẩm dẫn đến tình trạng một mã hàng có nhiều đơn vị tính, và khi đồng bộ thì mỗi mã này phải được theo dõi riêng dẫn đến sự sai lệch về tồn kho. Ví dụ: Chỉ – Mét, Chỉ 1000 m, Chỉ Rol, Chỉ Yards..

  1. Một tên hàng có nhiều mã : Cùng một tên hàng, về cơ bản đây là những nguyên vật liệu có thể thay thế cho nhau trong sản xuất thực tế, nhưng vì lý do nào đó chúng ta lại xây dựng nó thành nhiều mã. Đa phần là do : mỗi nhà cung cấp thì có một mã khác nhau, khi nhập khẩu chúng ta không gộp mà mở tách theo từng mã riêng lẻ, nhưng khi sản xuất thì lại dùng thay thế cho nhau. Hoặc có trường hợp màu sắc khác nhau chúng ta cũng để một mã khác nhau hoặc trường hợp do yêu cầu của hệ thống buộc phải theo dõi riêng biệt … Điều này, rất khó giải quyết bài toán về đồng bộ và định mức.
  1. Nhầm lẫn trong khi khai báo : Trong quá trình khai báo, việc xử lý chứng từ trước khai báo nếu chúng ta làm hời hợt qua loa có thể dẫn tới hàng này thành hàng khác, mã này thành mã khác.
  1. Mã nguyên vật liệu Hải quan và mã kế toán, kho có cùng đơn vị tính nhưng tỷ lệ quy đổi lại khác nhau. Ví dụ cùng là PCE nhưng Hải quan là 1 tấm gồm 6 chiếc trong khi kế toán lại là 6 PCE.

Vấn đề này nói ở đây thì không thể hết, nhưng trước khi đi làm báo cáo quyết toán chúng ta cần hệ thống, phải chấn chỉnh lại và liệt kê được những vấn đề cần phải kiểm tra.

DỊCH VỤ LẬP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN HẢI QUAN 2021 – SIÊU UY TÍN

2. VẤN ĐỀ VỀ HỒ SƠ XUẤT NHẬP KHẨU.

Hầu hết các doanh nghiệp đều phải tạo bảng nhập xuất tồn nguyên vật liệu và sản phẩm để nhằm giải trình Hồ sơ xuất nhập khẩu phù hợp với sổ sách kế toán. Rất nhiều công ty sử dụng từ 1 đến nhiều FWD, đôi khi chứng từ xuất nhập khẩu chưa đầy đủ dẫn đến tình trạng chúng ta xử lý không đúng và là lỗ hổng khi chúng ta thiết lập định mức trung bình cung cấp cho cơ quan Hải quan.

  1. Tờ khai thiếu : Phải đảm bảo tờ khai đầy đủ trước khi đi vào thực hiện bảng theo dõi nhập xuất tồn.
  1. Tờ khai hủy, tờ khai sửa: Phải đồng bộ lại dữ liệu AMA ít nhất là về lượng trước khi sử dụng dữ liệu đó. Phải loại bỏ những tờ khai hủy mà chúng ta chưa loại bỏ trên bảng theo dõi tờ khai nhập xuất.
  1. Tờ khai sai về chủng loại, tên gọi, số lượng …
  1. Hệ thống những tờ khai khác thuộc loại hình mình báo cáo như : A31,B13,G51,G61, B12, A42,A21…

3. VỀ SỔ SÁCH KẾ TOÁN.

Trước khi đi lập bảng nhập xuất tồn chúng ta phải tìm hiểu sổ sách kế toán có rất nhiều phương pháp kiểm tra sổ sách kế toán, nhưng tất cả những tham chiếu đó chúng ta cần tìm ra nguyên nhân để giải thích, rà soát và khắc phục.

4. ĐỐI CHIẾU SỔ SÁCH KẾ TOÁN

Bước này cực kỳ quan trọng bởi nó có thể đem đến lợi thế tuyệt vời cho chúng ta trong công việc kiểm soát nhập xuất tồn và báo cáo quyết toán cũng như việc phục vụ kiểm tra sau thông quan. Lợi thế của nó là:

1. Là cơ sở để đồng bộ mã xuất nhập khẩu và mã hải quan [ Yêu cầu báo cáo quyết toán].

2. Tính toán được định mức thực tế theo mẫu 16 phụ lục V thông tư 39/2018/TT-BTC.

3. Tìm ra những nguyên nhân gây lệch tồn kho cuối kỳ từ đó đưa ra cácphương án xử lý.

4. Tìm ra được lượng xuất trong kỳ [vào sản xuất] theo các mẫu 15 phụ lục V thông tư 39/2018/TT-BTC.

Muốn kiểm tra sổ sách kế toán và tìm ra sự phù hợp với hồ sơ xuất nhập khẩu cũng không khó mà cũng chẳng dễ. Phần lớn bi giờ ngại đọc, đọc nhiều thành ra đau đầu nhưng đơn giản thôi chỉ cần học 4 thằng theo hình 1 [ Bên dưới] và tham chiếu tại thông tư 200/2014/TT-BTC.

+ 151 : Hàng đi đường : Chỉ cần hiểu hàng đã mở tờ khai nhưng chưa về đến kho. + 152 : Nguyên vật liệu : Hàng đã nhập kho nguyên vật liệu. + 154 : Sản phẩm dở dang + 155 : Thành phẩm.

Việc tiếp theo chúng ta phải biết được mối liên kết giữa các tài khoản đó.

Theo đó thì 151 là bước đầu tiên, tiếp theo đó là 152,154,155 cứ xuất đối tượng này thì là nhập đối tượng kia [ Trừ những trường hợp xuất khác, ở đây chúng ta chỉ tính theo mẫu báo cáo quyết toán theo thông tư 39/2018/TT-BTC.

Dễ dàng nhận thấy xuất trong kỳ ở đây không phải chỉ quy đổi theo thành phẩm xuất khẩu theo tờ khai mà đầy đủ sẽ là tính toán được lượng 152 xuất vào 154.

//binhphuoc.gov.vn/vi/haiquan/thong-bao/huong-dan-khai-hai-quan-va-bao-cao-quyet-toan-doi-voi-vat-tu-tieu-hao-cong-cu-dung-cu-31.html /themes/binhphuoc/images/no_image.gif

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

Thực hiện hướng dẫn tại Công văn số 3304/TCHQ-GSQL ngày 27/5/2019 của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn khai hải quan và báo cáo quyết toán đối với vật tư tiêu hao, công cụ, dụng cụ; Chi cục Hải quan Chơn Thành hướng dẫn Doanh nghiệp khai báo như sau: 1. Về việc khai hải quan đối với vật tư tiêu hao nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và công cụ, dụng cụ nhập khẩu:

  1. Vật tư tiêu hao:
  • Căn cứ quy định tại điểm c khoản 4 Điều 2, khoản 6, khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất nhập khẩu; khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ thì nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu là đối tượng được miễn thuế. Hàng hóa nhập khẩu chỉ sử dụng trong doanh nghiệp chế xuất [DNCX] là đối tượng không chịu thuế.
  • Căn cứ Điều 54 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 34 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính có quy định:

“+ Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu; + Vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu; Vật tư làm bao bì hoặc bao bì đế đóng gói sản phẩm xuất khẩu; ” Như vậy, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu bao gồm vật tư làm bao bì, đóng gói và vật tư tiêu hao. Theo đó, vật tư tiêu hao nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu được hiểu là vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu, ví dụ như phấn vẽ trên vải trong ngành may mặc; hóa chất làm sạch bề mặt vi mạch trong ngành công nghiệp điện tử.

  • Về mã loại hình khai hải quan khi nhập khẩu vật tư tiêu hao:

+ Đối với hoạt động nhập khẩu vật tư tiêu hao gia công cho thương nhân nước ngoài sử dụng mã loại hình E21; đối với hoạt động nhập khẩu vật tư tiêu hao để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sử dụng mã loại hình là E31; + Đối với hoạt động nhập khẩu vật tư tiêu hao của DNCX từ nước ngoài sử dụng mã loại hình E11; khi nhập khẩu từ trong nước sử dụng mã loại hình E15.

  1. Công cụ, dụng cụ:
  • Căn cứ quy định tại Điều 26 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính thì công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ ví dụ như: các đà giáo, ván, khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp; búa, kìm, cờ lê, mỏ lết; phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng; quần áo, giầy dép chuyên dùng để làm việc...
  • Về mã loại hình sử dụng khi doanh nghiệp nhập khẩu công cụ, dụng cụ sử dụng mã loại hình A12 [bao gồm cả DNCX], trừ trường họp công cụ, dụng cụ do bên đặt gia công cung cấp theo họp đồng gia công với thương nhân nước ngoài thì sử dụng mã loại hình G13.

2. Về việc nộp báo cáo quyết toán và thông báo định mức thực tế đối với vật tư tiêu hao, công cụ, dụng cụ nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu

  1. Về việc nộp báo cáo quyết toán và thông báo định mức thực tế đối với vật tư tiêu hao: Việc nộp báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 55, Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35, khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Theo đó, doanh nghiệp thực hiện loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu hoặc là DNCX thực hiện báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo năm tài chính. Đối với vật tư tiêu hao không xây dựng được định mức theo sản phẩm thì doanh nghiệp không phải xác định định mức thực tế sử dụng, nhưng phải phản ánh rõ “KXDĐM” tại chỉ tiêu thông tin số 27.11 mẫu số 27 Phụ lục I trong trường họp thông báo định mức qua hệ thống hoặc tại cột ghi chú [9] mẫu số 16/ĐMTT/GSQL Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
  2. Về việc nộp báo cáo quyết toán và thông báo định mức thực tế đối với công cụ, dụng cụ: Doanh nghiệp không phải xây dựng, thông báo định mức thực tế sử dụng cũng như nộp báo cáo quyết toán với cơ qụan hải quan về tình hình sử dụng công cụ, dụng cụ. Riêng đối với DNCX thì khi nhập khẩu công cụ, dụng cụ là đối tượng không chịu thuế nên DNCX có trách nhiệm sử dụng công cụ, dụng cụ này trong doanh nghiệp, khi thanh lý phải thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 79 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 55 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Chi cục Hải quan Chơn Thành thông báo đến các Doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục tại Chi cục thực hiện đúng theo quy định tại hướng dẫn trên. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu gặp khó khăn vướng mắc, đề nghị Doanh nghiệp liên hệ Đồng chí Lê Văn Tuấn - Đội trưởng Đội Nghiệp vụ Hải quan [SĐT: 0918 422 422] hoặc Đồng chí Nguyễn Như Thành – Đội trưởng Đội Nghiệp vụ Hải quan Đồng Phú[SĐT: 0903 818 346] để được hướng dẫn.

Khi nào làm báo cáo quyết toán?

Căn cứ theo điểm 1 Điều 60 TT 38/2015/TT-BTC, thời hạn nộp báo cáo quyết toán định kỳ hằng năm, chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Quá thời hạn mà doanh nghiệp chưa nộp báo cáo quyết toán sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Báo cáo quyết toán hải quan nộp khi nào?

Thời hạn nộp báo cáo: Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan.

Báo cáo quyết toán hải quan là gì?

Báo cáo quyết toán là gì ? Báo cáo quyết toán hải quan là công việc bắt buộc phải làm của doanh nghiệp gia công [ gia công ngược ], sản xuất xuất khẩu, chế xuất. Theo đó, doanh nghiệp phải đối chiếu lượng nguyên liệu nhập khẩu với thành phẩm xuất khẩu thông qua định mức tiêu hao nguyên vật liệu.

Báo cáo quyết toán là gì?

Báo cáo quyết toán là các báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các dòng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về tài chính, kinh doanh.

Chủ Đề