Hướng dẫn cách nuôi sóc

sóc đất

Cũng như bất kỳ loại thú cưng nào. Sóc cảnh nói chung và đất đất nói riêng cũng có nhiều điều cần lưu ý khi chăm sóc các bé. Cùng PetXinh tìm hiểu các vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc nuôi dưỡng các bé sóc cảnh dưới đây nha.

Các vấn đề lưu ý về thức ăn cho sóc

Thực phẩm ăn được và các vấn đề cần lưu ý khi nuôi sóc

Sóc thuộc nhóm loài động vật ăn tạp. Chúng có thể ăn được nhiều thứ. Tuy nhiên nguồn thực phẩm chính vẫn là các loại hạt và các loại rau xanh củ quả. Trong quá trình ăn uống, bạn nên chọn loại quả chín vừa có vị ngọt. Các loại thực phẩm như dưa chuột cà chua, cam táo cũng có thể cho sóc ăn. Không nên cho sóc ăn các loại chín dập, chín hư, có dấu hiệu oxi hóa thâm đen. Khi thấy cái cây, hạt quả có mùi vị không bình thường, bị lên men. Thì không nên cho các bé ăn để tránh gây tiêu chảy.

Các bé sóc ăn thức ăn là trái cây, rau quả tươi do vậy lượng nước tiêu thụ hằng ngày cũng không cần cao. Tuy nhiên phải chú ý cho các bé uống nước sạch. Nước đã qua lọc và xử lý đun sôi để nguôi. Nên thay nước thường xuyên để tránh nước bị vi khuẩn.

Sóc cũng rất thích ăn các loại hạt chẳng hạn như hạt hướng dương, hạt bí, hạt dưa… Sóc đất thích ăn hạt hướng dương. Tuy nhiên nên lưu ý hàm lượng chất béo trong hạt hướng dương cao và ăn quá nhiều có thể gây béo phì, thiếu hụt dinh dưỡng và các vấn đề khác. Nên chúng ta cho ăn theo liều lượng hợp lý. Không phải cứ thấy bé thích ăn là cho ăn nhiều.

Một điểm cũng cần lưu ý là vào mùa đông, các bé cần nhiều năng lượng hơn để giữ ấm. Do đó, hạt hướng dương chỉ có thể được sử dụng làm đồ ăn nhẹ hoặc là một loại thức ăn không thiết yếu để tăng cường năng lượng cho các bé sóc.

Thực phẩm không thể cho sóc ăn

Sóc là động vật ăn tạp. Tuy nhiên lưu ý không nên cho ăn các loại thứ ăn sau:

  • Thực phẩm cay [tính kích thích]: Như hạt tiêu, tiêu xanh, hành tây, tỏi, gừng, tỏi tây.
  • Hạt đào, mận, táo… : Được cho là khiến nhịp tim của sóc đập nhanh, có thể dẫn đến sốc và các triệu chứng khác.
  • Thức ăn của con người: Thức ăn đã được nấu chín, quá nhiều dầu mỡ và lượng muối quá lớn, rất có hại cho sức khỏe của sóc.
  • Không cho các bé ăn sản phẩm từ thịt cá hay các loại động vật khác.
  • Sóc không nên ăn côn trùng. Mặc dù côn trùng rất bổ dưỡng, nhưng chúng sẽ làm tăng sự hoang dã của sóc sau khi ăn
  • Không cho sóc ăn socola và các thực phẩm chứa cafein hay các chất kích thích. Các sản phẩm này có thể làm bé kích thích quá mức. Ảnh hưởng tâm trạng các bé sóc, nguy hiểm hơn có thể gây tim đập quá nhanh gây trụy tim.
  • Một số loại trái cây và rau quả không nên ăn quá nhiều: bắp cải, hạt cải, rau diếp, xà lách, cỏ linh lăng, dưa chuột, cà chua, cà tím, chuối, cam, dưa hấu, lê [Những thực phẩm trên có thể ăn, nhưng không quá nhiều]

Tuyệt đối không cho sóc ăn thực phẩm có vị cay nồng như ớt, tỏi, tiêu, gừng…

Đối với khay thức ăn, chúng ta nên chọn loại chuyên dụng dành cho thú cưng. Chọn loại có khóa gắn vô chuồng, tránh các bé đùa giỡn chạy nhảy lật chén ăn. Đã từng xuất hiện trường hợp khay thức ăn lật úp đè chết sóc con.

Những điều cần lưu ý về môi trường sống

Để chuồng sóc nơi khô tháng, mát mẻ. Trong môi trường ẩm ướt, dễ phát sinh các bệnh về da cho sóc. Môi trường ẩm ướt dễ gây nấm mốc, chất thải và thức ăn phân hủy sẽ có mùi gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp cho sóc.

Sóc là động vật ưa hoạt động, thích nhảy nhót. Vì vậy không nên nuôi dưỡng các bé trong không gian chật hẹp, cản trở sự phát triển của sóc và ảnh hưởng lớn đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm hàng ngày của sóc, gây thiếu canxi, còi xương, bệnh đường tiêu hóa.

Sóc là động vật khá nhút nhát. Không nên đem bé tới nơi đông người hay những nơi ồn ào như công viên, rạp hát. Điều này dễ dọa sợ các bé, ảnh hướng đến tâm trạng, gây stress. Làm các bé sóc sợ hãi, khó ăn, khó tiêu, nghiêm trọng là có thể stress và tử vong.

Không đặt chuồng sóc nơi bụi bặm, nhiều vi khuẩn gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Đặt lồng sóc cách xa TV, máy tính, tủ lạnh và các thiết bị gia dụng khác và thiết bị không dây. Người ta biết rằng bức xạ có hại cho con người. Đương nhiên, chúng ta cũng không thể ngăn chặn bức xạ và tránh phóng xạ, nhưng chúng ta có thể tránh xa phóng xạ nhiều nhất có thể.

Sóc không thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào mùa hè trong một thời gian dài, sẽ gây ra say nắng. Và đặc biệt, Không nên tắm bằng nước cho sóc khi bạn không biết cách. Sóc rất nhỏ, sức đề kháng khi bị trúng nắng trúng nước rất thấp. Đặc biệt sóc là động vật khá nhạy cảm với nhiệt độ. Vì thế đừng tắm bằng nước cho các bé sóc nha.

Không nên tắm bắng nước. Hãy sử dụng bọt tắm khô hoặc phấn tắm khô để tắm cho sóc nhé.

Nếu người các bé sóc quá dơ, bạn có thể dùng khăn bông, vải bông, xịt bọt tắm khô cho thú cưng để lau chùi vét dơ. Nếu người các bé lỡ dính nước, hoặc quá hôi. Bạn hãy lau khô thật nhanh và dùng các loại phấn tắm khô cho thú cưng rắc làm khô phần lông bị ướt nhé.

                    NGOÀI SÓC CẢNH , CHÚNG MÌNH BÁN ĐA DẠNG CÁC LOẠI ĐỘNG VẬT VÀ PHỤ KIỆN , XIN MỜI CÁC BẠN THAM KHẢO MENU VÀ RẤT MONG ĐƯỢC MỌI NGƯỜI QUA THAM QUAN — WWWWEEELLLCOOOMMMEEE

Bạn tình cờ nhìn thấy một chú sóc nhỏ bị bỏ rơi? Cách tốt nhất là tìm mẹ cho sóc con, nhưng bạn vẫn có thể tự mình chăm sóc và nuôi nó lớn. Nếu ở Mỹ, bạn cần nhớ là việc này có thể bị cấm ở một số tiểu bang. Đầu tiên bạn nên liên lạc với nhân viên cứu trợ thú hoang. Nuôi động vật hoang dã thường khó khăn và nguy hiểm hơn nhiều so với nuôi động vật đã thuần hóa từ lúc sinh. Nếu được cung cấp thực phẩm và chỗ ở phù hợp, được chăm sóc tốt thì sóc con sẽ phát triển tốt ngay trong nhà bạn đến khi đủ khả năng quay về đời sống hoang dã.

  1. 1

    Đầu tiên bạn nên tìm mẹ cho sóc con. Mặc dù bạn chắc chắn có thể nuôi dưỡng sóc con nhưng không ai chăm sóc con tốt hơn mẹ. Vì vậy khi tìm thấy sóc con bị bỏ rơi, quan trọng là bạn phải tìm mẹ cho nó trước khi làm bất kì việc gì khác. Sóc mẹ sẽ đi tìm và nhận lại con nếu sóc con vẫn còn ấm.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Sóc mẹ không nhận lại con khi sóc con đã lạnh vì chúng nghĩ con bị bệnh hoặc sắp chết. Bạn cần tự quyết định có nên theo dõi tình hình hay không. Nếu sóc con bị thương, bị lạnh hay lúc đó là ban đêm và sóc mẹ không đến mang con đi trong vòng 1-2 giờ thì có lẽ nó đã bị bỏ rơi và cần được bạn giúp đỡ.
    • Mùi tay người trên cơ thể sóc con sẽ không cản trở sóc mẹ nhận lại con, do đó việc đụng vào người sóc con không phải điều đáng lo.
    • Nếu có hai con trở lên và một con đã chết thì sóc mẹ sẽ không nhận lại con còn sống. Vì vậy, việc này là tùy bạn quyết định có nên mang chúng về nuôi hay không, để xem sóc mẹ có chịu chấp nhận chúng sau một thời gian và mùi của đứa con bị chết đã giảm hay không.

  2. 2

    Nhẹ nhàng nhặt sóc con lên. Nhớ mang găng tay da dày [để an toàn cho bạn], và tận dụng cơ hội này để quan sát và tìm các chấn thương, rệp, vết máu, vết sưng hay vết thương. Nếu sóc đang chảy máu hoặc bạn thấy có xương gãy hay chấn thương nghiêm trọng, bạn phải tìm bác sĩ thú y chữa bệnh cho nó càng sớm càng tốt. Đa số các bác sĩ thú y sẽ không chấp nhận khám bệnh cho sóc nếu bạn không có giấy phép nuôi nó. Nếu gặp trường hợp này thì bạn phải gọi điện ngay cho bất kì nhân viên cứu trợ thú hoang nào trong khu vực.

  3. 3

    Giữ ấm cho sóc con. Sóc con không thể tự sinh ra nhiệt nên bạn phải sưởi ấm cho chúng. Tìm hay thuê một tấm sưởi, chăn điện, chai nước nóng hoặc thậm chí là túi sưởi ấm tay. Tấm sưởi chứa nước nóng tuần hoàn bên trong có khả năng kiểm soát nhiệt tốt nhất. Đảm bảo dụng cụ sưởi ấm bạn chọn có nhiệt độ từ thấp đến trung bình.

    • Sóc con nên được giữ ấm ở khoảng 37 độ C. Nếu có sẵn nhiệt kế [hoặc mượn] thì bạn có thể dùng để tạo ra môi trường phù hợp cho sức khỏe của sóc.
    • Một số tấm sưởi sẽ tự tắt sau vài giờ, do đó bạn nên kiểm tra thường xuyên để đề phòng thiết bị ngừng hoạt động. Nếu không còn lựa chọn nào khác là tự mình nuôi sóc con, bạn nên mua một tấm sưởi không tự động tắt. Sự sống của nó sẽ phụ thuộc vào tấm sưởi. Bạn cũng có thể đặt một chiếc khăn tắm lên miệng hộp hoặc nắp hộp có đục lỗ thông khí để giữ nhiệt bên trong.

  4. 4

    Tìm một chiếc hộp nhỏ. Sau khi tìm được dụng cụ giữ ấm, thứ tiếp theo bạn cần là chiếc hộp nhỏ, rổ hoặc hộp nhựa đựng thực phẩm khoảng ba tấc vuông [đục lỗ thông khí trên nắp]. Đặt dụng cụ giữ ấm ở một bên. Với cách đặt này, nếu con sóc quá nóng thì nó có thể bò sang bên kia. Nếu sử dụng tấm sưởi thì bạn phải đặt bên dưới hộp, không đặt trong hộp cùng với sóc con.

    • Làm ổ trong hộp với vật liệu lấy từ nơi bạn tìm được sóc con. Làm ổ hình tròn và đặt sóc con vào trong. Bạn nên ép sát nguồn nhiệt vào ổ nhưng không tiếp xúc trực tiếp với sóc.
    • Nếu cần, bạn có thể sử dụng vải mềm từ quần áo bỏ đi. Không sử dụng khăn tắm vì con sóc có thể mắc ngón chân vào vải và làm gãy mắt cá chân hay gãy chân v.v...

  5. 5

    Cố gắng tìm sóc mẹ một lần nữa. Đặt chiếc ổ ra ngoài trời. Nếu khu vực đó không có chó, mèo, gấu trúc và các loài săn mồi khác thì bạn có thể đặt ổ trên mặt đất. Nếu không chắc chắn thì bạn nên đặt lên nhánh cây hay cây cột để an toàn.

    • Vì cơ thể sóc được giữ ấm nên nó sẽ tự gọi mẹ theo bản năng. Nếu sóc mẹ có mặt quanh đó thì đây là cơ hội tuyệt vời để nó đến mang con đi. Sóc mẹ mang con theo giống như mèo nên bạn không cần lo về chiếc ổ đặt trên cây.

  1. 1

    Mang ổ vào nhà. Sau khoảng 1-2 giờ là lúc bạn cần chấp nhận thực tế. Có nhiều lý do khiến sóc mẹ không đến, có thể nó bị thương hay đã chết. Trong bất kì trường hợp nào thì đây là lúc bạn phải cưu mang sóc con.

    • Nếu nhà có chó hay mèo thì bạn phải đặt sóc con trong không gian được bảo vệ, và các con thú khác không bao giờ được tiếp cận sóc.
    • Nhớ thường xuyên giữ ấm cho ổ.

  2. 2

    Tìm trung tâm cứu trợ sóc. Gọi điện cho bác sĩ thú y ở địa phương, trung tâm cứu trợ động vật, hiệp hội nhân đạo và các nhóm bảo vệ động vật hoang dã để được giới thiệu một nhân viên cứu trợ thú hoang nhận nuôi sóc. Bạn cũng có thể tìm trên mạng bằng cụm từ khóa "cứu trợ sóc" cùng với tên tiểu bang và thành phố.

    • Ghé thăm trang //www.thesquirrelboard.com để xem hướng dẫn nuôi sóc con đến khi tìm được người cứu trợ. Đây là một diễn đàn mà bạn có thể tham gia và đặt câu hỏi, họ giúp bạn nuôi thú con đến khi tìm được người cứu trợ.
    • Nếu bạn không tìm được người cứu trợ thì ủy ban về sóc sẽ giúp bạn nuôi thú con đến khi có thể thả về thiên nhiên.

  3. 3

    Nên nhớ một số quốc gia và tiểu bang có quy định nghiêm ngặt về việc nuôi sóc con. Tại Anh, việc nuôi dưỡng, giữ hay thả sóc xám về môi trường tự nhiên là tội hình sự, và hình phạt có thể lên đến 2 năm tù giam. Một số tiểu bang tại Mỹ như Washington có quy định không cho phép sở hữu hay nuôi dưỡng động vật hoang bị bệnh, bị thương hay bị bỏ rơi, chẳng hạn như sóc, trừ khi bạn đang vận chuyển nó đến trung tâm cứu trợ có giấy phép hoạt động.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Tìm hiểu về luật pháp tại khu vực bạn sống và nhớ rằng bạn có thể bị truy tố nếu pháp luật không cho phép nuôi động vật hoang bị bỏ rơi.

  4. 4

    Làm vệ sinh cho sóc con. Bạn nên biết sóc con có thể mang ký sinh trùng như bọ chét, ve, rệp và giòi. Sử dụng lược và/hoặc nhíp loại bỏ bọ chét và ve. Nhãn hiệu Petco cũng có sản phẩm chai xịt tiêu diệt bọ chét và rệp được sản xuất đặc biệt cho các loài thú nhỏ như chuột hamster. Luôn luôn kiểm tra để đảm bảo sản phẩm an toàn cho sóc con. Bạn có thể dùng các sản phẩm không chứa hóa chất như bột điatomit và xà phòng rửa bát đĩa Dawn màu xanh [chỉ dùng loại màu xanh].

    • Nếu sóc còn rất non thì bạn không được thoa hóa chất lên da nó. Xịt hóa chất lên vải xung quanh sóc con, và không được xịt vào vết thương. Hóa chất sẽ làm nó đau nếu bạn xịt vào vết thương.
    • Rửa sạch tay ngay sau khi làm vệ sinh cho thú con vì ký sinh trùng có thể lây sang bạn hay các loài vật khác.

  5. 5

    Kiểm tra tình trạng mất nước. Bạn có thể kiểm tra tình trạng mất nước bằng cách véo nhẹ lên da sóc. Nếu phần da bị véo vẫn giữ nguyên trạng thái từ một giây trở lên thì nó đang bị mất nước. Sóc con mất nước cần phải được uống nước càng sớm càng tốt vì bạn không biết lần cuối cùng nó được ăn hay uống là khi nào.

    • Da nhăn nheo, mắt lõm hay trông hốc hác cũng là các dấu hiệu của tình trạng mất nước.

  6. 6

    Chọn chất lỏng. Đa số thú con bị bỏ rơi đều cần được uống nước. Một giải pháp tốt hơn là đến siêu thị hay nhà thuốc để tìm mua nước điện giải Pedialyte tại khu sản phẩm dành cho em bé. Pedialyte cũng có sản phẩm riêng dùng để tái cấp nước cho em bé [nhãn hiệu Gerber cũng có loại sản phẩm này]. Sóc thích hương vị hoa quả, nhưng bạn có thể sử dụng nước không có hương vị nếu không còn loại nào khác. Không sử dụng nước Gatorade hay bất kì thức uống thể thao nào.

    • Nếu không có siêu thị hay nhà thuốc nào gần nhà thì đây là công thức để bạn tự chế biến:
    • Một thìa cà phê muối
    • Ba thìa cà phê đường
    • Một lít nước ấm
    • Hòa tan đều

  1. 1

    Sử dụng xi lanh bơm miệng. Đây là loại xi lanh không có kim tiêm. Không sử dụng loại xi lanh lớn hơn 5cc, tốt nhất bạn nên chọn xi lanh 1cc. Bạn có thể đến nhà thuốc gần nhà hỏi mua xi lanh không kim tiêm.

  2. 2

    Kiểm tra thân nhiệt của sóc. Bạn không cần dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt chính xác, chỉ cần sờ tay vào mình sóc để xem có ấm không. Đây là bước quan trọng trước khi bạn cấp chất lỏng cho sóc vì nó sẽ không thể tiêu hóa thức ăn nếu cơ thể bị lạnh.

  3. 3

    Thật cẩn thận khi cho sóc non chưa mọc lông ăn. Nếu sóc còn đỏ chưa mọc lông thì có lẽ nó chỉ dài khoảng 5-7,5cm. Sóc non cỡ này rất dễ bị sặc và chất lỏng sẽ chảy vào phổi. Việc này có thể gây ra viêm phổi và dẫn đến tử vong. Để tránh bị sặc, giữ sóc thẳng đứng trong lòng bàn tay với xi lanh chĩa vào vòm trên của miệng. Đừng ép sóc con ăn - bơm chậm khi nó vẫn còn chịu ăn. Thời gian để sóc ăn hết 1cc khoảng một giờ, và bạn phải làm việc này đến khi nó biết mút xi lanh.

    • Chất lỏng phải ấm nhưng không quá nóng. Bạn có thể bảo quản phần chưa sử dụng trong tủ lạnh.
    • Đối với sóc non ở giai đoạn này, bạn chỉ nên nhỏ một giọt lên môi nó và để nó tự mút vào. Nếu sóc không mút chất lỏng vào thì bạn nhỏ một giọt vào miệng để nó nếm mùi vị trước. Một số con sẽ mở rộng miệng để mút chất lỏng vào.
    • Nếu mắt chúng đã mở thì bạn có thể đẩy xi lanh vào miệng và nhẹ nhàng bơm cho chúng vài giọt.
    • Nếu chất lỏng tràn khỏi miệng hay đi ra từ mũi thì nghĩa là bạn đang bơm quá nhanh. Ngay lập tức dốc đầu chúng xuống trong 10 giây, sau đó thấm hết chất lỏng trong hai lỗ mũi rồi chờ khoảng một phút trước khi tiếp tục cho ăn.

  4. 4

    Cho ăn với lượng thích hợp. Đối với sóc non còn đỏ chưa mở mắt thì cho ăn 1cc mỗi hai giờ; sóc đã mọc đủ lông nhưng chưa mở mắt là 1-2cc mỗi hai giờ; sóc đã mở mắt là 2-4cc mỗi ba giờ cho đến khi người cứu trợ gọi điện cho bạn để hướng dẫn. [3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu sóc nhất quyết ngậm miệng hoặc không phản hồi khi được cho ăn, hãy mang nó đến nhân viên cứu trợ động vật ngay và yêu cầu truyền dịch điện giải. Nếu thực hiện đúng thì chú sóc của bạn sẽ bắt đầu ăn trở lại.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Cho ăn sau mỗi hai giờ trong cả ngày đến khi sóc con đủ hai tuần tuổi. Sau đó bạn cho ăn sau mỗi ba giờ đến khi nó mở mắt. Bạn cần tiếp tục cho sóc ăn sau mỗi bốn giờ đến khi sóc ngừng bú, khoảng bảy đến mười tuần tuổi.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Kích thích sóc con. Bạn cần kích thích sóc con để chúng đi vệ sinh khi mắt chưa mở, do đó trước và sau mỗi lần bơm thức ăn bạn phải lau nhẹ khu vực bộ phận sinh dục và hậu môn bằng bông gòn tẩm nước ấm, hoặc bằng tăm bông đến khi chúng có thể đi tiểu hay đại tiện. Nếu không, bụng sóc sẽ bị chướng lên và có thể dẫn đến tử vong.

    • Ở môi trường thiên nhiên, sóc mẹ sẽ thực hiện việc này cho sóc con. Nếu sóc con bị thiếu nước nghiêm trọng và đã không ăn một thời gian thì chúng có thể không đi tiểu đến khi được cho ăn vài lần, và có thể không đại tiện trong cả ngày.

  6. 6

    Giảm thời gian giữa các bữa ăn. Nếu sóc con ăn uống tốt và phát triển liên tục mà không gặp sự cố gì, bạn hãy cho ăn mỗi giờ trong bốn đến sáu giờ. Sử dụng công thức sau đây:[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • 1 phần sữa bột cho chó con
    • 2 phần nước cất
    • 1/4 phần kem tự đánh bông [whipping cream] hoặc sữa chua nguyên chất

  7. 7

    Hâm nóng thức ăn. Có thể sử dụng lò vi sóng để hâm thức ăn. Cũng như chất lỏng, bạn nên cho sóc ăn loại thức ăn mềm này một cách từ từ. Tuy nhiên, giống như Pedialyte, bạn sẽ tăng tốc độ các bước cho ăn khá nhanh.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Không trộn Pedialyte với sữa bột công thức. Bắt đầu với hỗn hợp sữa bột lỏng. 4 phần nước với 1 phần bột trong 1 ngày. 3 phần nước với 1 phần bột trong 1 ngày. 2 phần nước với 1 phần bột đến khi sóc ngừng ăn thức ăn mềm.

  8. 8

    Cai thức ăn mềm cho sóc con. Khi sóc có thể ăn thức ăn rắn [khi mắt đã mở], bạn có thể mua các thực phẩm như Rodent Block [của Kaytee], Oxbow hay Mazuri tại hầu hết các cửa hàng bán đồ cho thú cưng. Những loại thức ăn này chứa đầy đủ và đúng loại dinh dưỡng cho sóc. Bạn có thể mua thực phẩm dạng cục được sản xuất riêng cho sóc tại HenrysPets.com. Cho sóc ăn thực phẩm công nghiệp dạng cục đến khi được thả về thiên nhiên. [8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  9. 9

    Ban đầu bạn không được cho sóc ăn hạt. Bắt đầu với rau xanh lành mạnh [bông cải xanh, cải xoăn, rau trộn...]. Khi sóc có thể ăn được tất cả thực phẩm dạng cục và rau xanh, bạn bắt đầu cho ăn quả và hạt. Mỗi ngày bạn chỉ cho ăn một hạt và 1-2 miếng hoa quả nhỏ.

    • Cũng như em bé, sóc con sẽ không chịu ăn thực phẩm công thức khi nó quá lứa tuổi này.
    • Nếu sóc đi tiểu trên thực phẩm, đừng lo vì đó chỉ là thói quen của sóc con.
    • Mỗi lần bạn chỉ cho nó ăn một loại thực phẩm với lượng ít để tránh tiêu chảy.
    • Tránh nhặt quả đấu cho sóc ăn vì nhiều hạt có độc tố có thể giết chết nó trong tích tắc.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Mua một cái lồng lớn. Sóc cần không gian để chạy nhảy chút đỉnh. Bạn nên mua lồng có kích thước tối thiểu 60x60x100cm kèm giá đỡ, có giường và nơi để ấn náu, leo trèo.

    • Đặt khay nước bằng sứ trong lồng. Nếu sử dụng bình nước nhựa thì sóc sẽ nhai, phá hỏng hay ăn phải nhựa.
    • Cung cấp đồ chơi cho sóc. Ví dụ một số đồ chơi như quả thông, que hay khúc xương to dành cho chó đã rửa sạch. Không nên cho sóc chơi bất kì thứ gì có thể xé rách, nuốt được và quăng ném bừa bãi [như đồ chơi nhồi hạt đậu].[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Đặt vào lồng các đồ vật để chúng mài răng vì răng sóc liên tục phát triển.

  2. 2

    Chơi với sóc con. Sóc cần có tương tác xã hội, đặc biệt khi nó ở một mình. Nghĩa là bạn nên cho sóc ra khỏi lồng chơi ít nhất một giờ mỗi ngày. Nếu không gian bên ngoài không an toàn, bạn có thể cho nó vào một chiếc lồng lớn ở ngoài trời [dù sao thì sau này bạn cũng cần một cái, nhưng đừng chuyển sóc qua lồng ngoài trời mà không có lồng vận chuyển] hoặc chuyển nó qua một cái lồng khác nằm ở vị trí khác trong nhà. Không để sóc chơi bên ngoài mà không che chắn. Diều hâu và các loài săn mồi khác nhanh hơn bạn rất nhiều, chúng có thể chộp lấy con sóc trước khi bạn kịp phản ứng. Sóc có thể bị hoảng sợ và bỏ chạy không biết đường về.

    • Để chúng làm quen với độ cao là một ý tưởng hay, do đó thanh treo màn sẽ rất có ích ở đây. Bạn không nên để sóc chạy trên mặt đất khi ra ngoài chơi, nhiều sóc nuôi thường được chủ cho chạy như vậy và đã trở thành mồi của rắn, mèo...
    • Nhân viên cứu trợ sẽ ghép đôi sóc con với một con sóc khác trước khi chúng mở mắt, do đó chúng sẽ rất quấn quít nhau khi lớn lên. Đây là một lý do khác khiến bạn nên đưa sóc con đến nhân viên cứu trợ: hai con sóc sẽ hỗ trợ nhau tồn tại trong môi trường hoang dã bằng nhiều cách khác nhau.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Sóc con nuôi trong lồng nhỏ quá lâu có thể bị khuyết tật thể chất, do không gian chật hẹp hoặc do chạy vòng quanh lồng quá nhỏ.
    • Sau khi sóc ngừng ăn thực phẩm công thức hoàn toàn thì bạn đừng đưa nó ra khỏi lồng. Sóc cần phải duy trì bản năng sợ người để đảm bảo an toàn trong môi trường hoang dã.

  3. 3

    Di chuyển nơi nuôi dưỡng ra môi trường tự nhiên. Khi được 4-5 tháng tuổi, bạn cần di chuyển sóc ra lồng ngoài trời càng lớn càng tốt, tối thiểu nên cao khoảng 2 mét. Đảm bảo lồng có thể chống lại thú săn mồi.

    • Lồng cần phải có ổ, các cây que để làm đồ chơi, tạo nhiều bề mặt để sóc leo trèo và nhảy qua lại, che một phần lồng để chắn mưa. Lồng nên có đáy liền, nếu không sóc có thể trốn thoát. Nếu bạn tự làm lồng thì nên dùng cửa chống trốn để đảm bảo sóc không nhảy ra ngoài khi bạn đang mở cửa cho nó ăn. Nhớ làm một cái cửa có kích thước vừa thân sóc để sau này thả nó ra ngoài. Cửa này nên được làm hình vuông cạnh 10cm. Với thiết kế như vậy, khi sóc bị thú săn mồi rượt đuổi thì nó có thể quay về lồng an toàn mà không lo con thú đó chạy theo. Khi đến thời gian thả, bạn chỉ mở cánh cửa này và cho phép sóc tự ra ngoài khám phá.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Bạn nên để sóc trong lồng ngoài trời tối thiểu bốn tuần trước khi thả. Trong thời gian này, bạn phải cho sóc ăn các thực phẩm thiên nhiên để nó biết phải đi tìm thức ăn gì.

  4. 4

    Thả sóc ra ngoài. Vì sóc không có mẹ hay anh em nên bạn phải đảm bảo khu vực thả không có chó, mèo, những người ghét sóc và thú săn mồi. Khu vực này cần có nhiều nước, thức ăn, hoa quả và cây có hạt.

    • Cung cấp đủ thức ăn trong tối thiểu ba tuần sau khi thả. Nếu bạn thả sóc trong sân thì nên đặt một khay thức ăn và thường xuyên cung cấp thức ăn tươi. Sau cùng thì bạn đã biết chú sóc nhà mình thích ăn thứ gì.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Thả sóc về môi trường tự nhiên nơi bạn đã tìm thấy nó trước đây là tốt nhất, nếu ở đó an toàn và có đủ thức ăn.
    • Điều đặc biệt quan trọng là không được thả sóc quá sớm. Bốn tháng tuổi vẫn còn quá sớm để sóc con tự tồn tại, và nó sẽ dễ dàng trở thành mồi cho các con thú khác.
    • Bạn phải theo dõi sóc trong tuần đầu tiên để đảm bảo nó có thể tìm được thức ăn, nước uống và tự tin với không gian sống mới.

  • Vì đặc điểm của thực phẩm công thức, nước tiểu sóc sẽ có mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, sau khi sóc ngừng ăn thực phẩm công thức thì mùi nước tiểu sẽ hết.
  • Sóc con cần có bạn bè. Bạn nên cố gắng đưa sóc đến nhân viên cứu trợ thú hoang để nó có bạn bè. Chúng sẽ học hỏi lẫn nhau, làm quen với nhau và cùng nhau tồn tại.
  • Khi bắt đầu cho ăn hạt khô thì bạn nhớ cho sóc ăn hạt sống. Hạt đã nướng/rang muối hoàn toàn không tốt cho sóc. Cho chúng ăn hạt có vỏ cứng sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Bài viết này đã được cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS. Bác sĩ Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 và làm bác sĩ phẫu thuật thú y trong 7 năm. Sau đó, bác sĩ Elliott làm bác sĩ thú y tại một phòng khám trong hơn một thập kỷ. Bài viết này đã được xem 27.221 lần.

Chuyên mục: Động vật

Trang này đã được đọc 27.221 lần.

Video liên quan

Chủ Đề