Hướng dẫn chép nhạc trên phần mềm encore năm 2024

Các nốt nhạc ngân dài hoặc luyến láy thường được nối với nhau bằng dấu vòng cung từ nốt này đến nốt kia trong cùng một ô nhịp hoặc ở hai ô nhịp liền nhau. Để nối các nốt nhạc ấy với nhau, bạn có thể làm như sau:

Luyến các nốt nhạc

Hướng dẫn chép nhạc trên phần mềm encore năm 2024

Trường hợp các nốt cao thấp khác nhau, không cùng âm vực mà bạn muốn luyến lên bằng dấu vòng cung, bạn hãy chọn các nốt nhạc đó rồi nhấn Ctrl+L, hoặc mở menu Notes, chọn lệnh Slur Notes, Encore sẽ vẽ dấu vòng cung lên giùm cho bạn một cách dễ dàng.

7- Chọn giọng và nhạc cụ

Chọn và phân chia giọng

Một bản nhạc được phân định nhiều bè, nhiều giọng, nghĩa là bố trí nhiều loại nhạc cụ khác nhau như trong một bản tổng phổ, sẽ trở nên phong phú như một dàn nhạc hợp xướng hoặc một dàn nhạc hòa tấu thực sự. Encore có thể giúp ta làm được điều ấy nếu như ta biết phối khí, chọn loại nhạc cụ thích hợp và biết ký âm cho mỗi loại nhạc cụ. File xuất ra có thể để dạng ENC hoặc MID để có thể dùng cho các chương trình multimedia khác nhau.

Để viết một bài hát nhiều bè, mỗi bè có các nốt nhạc được sắp xếp khác nhau, bạn phải chọn giọng cho mỗi bè trong bài hát. Nếu bạn không chọn, Encore sẽ mặc định là giọng Voice 1. Thí dụ như bạn muốn viết một bài hát có 3 bè, bè nhất ở khuông nhạc trên (khoá Sol) dành cho giọng hát, bè nhì dành cho violon và bè ba dành cho Piano đều ở khuông nhạc dưới (khoá Fa), nhất thiết bạn phải chọn giọng cho bài hát mới dễ viết và sắp xếp theo thứ tự được. Cách làm như sau:

6- Sử dụng các nút trên thanh công cụ

Khi vừa mới cài đặt Encore 4.5.5 xong, thanh công cụ viết nhạc xuất hiện nằm dọc bên trái, ngầm định là thanh Notes (dùng để viết nốt nhạc), riêng thanh công cụ định dạng vẫn được giấu, chưa xuất hiện trên cửa sổ. Bạn nên xác lập các thanh công cụ theo ý mình để thuận tiện cho việc viết nhạc và định dạng về sau.

Thanh công cụ định dạng

Hướng dẫn chép nhạc trên phần mềm encore năm 2024

Để mở thanh công cụ này, bạn vào menu Windows – click chọn Toolbars, thanh công cụ định dạng sẽ xuất hiện trên màn hình, nằm dưới dưới thanh công cụ chuẩn, bạn có thể rê chuột di chuyển thanh này theo ý mình. Lúc này trên thanh công cụ chỉ chứa một số nút theo như Encore ngầm định, bạn có thể thay đổi thanh công cụ này theo yêu cầu của mình một cách dễ dàng. Để thay đổi, bạn mở menu Setup – click chọn Toolbars setup, hộp thoại xuất hiện như dưới đây:

5- Định dạng một trang nhạc

Định lại số khuông nhạc

Như chúng ta đã nói ở phần trước, trong một bản hợp ca hay tổng phổ, số lượng các khuông nhạc có lúc không đều nhau, lúc thì một dòng nhạc (system) có 6 khuông, lúc thì 2 khuông, lúc thì 1 khuông, nếu để trắng các khuông còn lại bằng cách ghi thêm dấu lặng thì vừa tốn giấy vừa xem không đẹp, do đó chúng ta sẽ giấu nó đi mà không xóa, để sau này nếu cần sẽ “lôi” nó ra ghi thêm bè sẽ hợp lý hơn.

Sau khi chép nhạc theo đúng trình tự cho mỗi khuông, khuông nhạc nào cần giấu thì đưa con trỏ chuột sang bên ngoài rìa trái của khuông nhạc ấy rồi click vào để chọn, cả khuông nhạc sẽ được bôi đen. Nếu muốn chọn tiếp các khuông khác nữa thì cũng thao tác như vậy, nhưng phải nhấn kèm thêm phím Shift khi click chọn.

Sau khi chọn xong, mở menu View – click vào Hide Staves là được, các khuông nhạc đã chọn sẽ được giấu đi.

Khi cần hiện khuông nhạc ấy lên lại để viết thêm chẳng hạn, bạn click chọn khuông nhạc chính, tức là khuông có nốt nhạc đã viết trước đây, rồi mở menu View – click vào Show Staves là các khuông nhạc đã giấu trước kia sẽ hiển thị lên ngay.

4- Cách chọn các nốt nhạc

Cũng giống như trong Word hoặc các chương trình khác, khi muốn thao tác lên đối tượng nào, ta phải chọn đối tượng ấy trước đã. Encore cũng thế, nếu muốn thao tác trên các nốt nhạc như nối kết, tăng giảm cường độ hay trường độ nốt nhạc, hoặc copy nốt nhạc chẳng hạn, bạn cần phải chọn các nốt nhạc đó rồi mới có thể dùng lệnh để thi hành. Xin lưu ý là khi chọn, bạn phải để con trỏ chuột ở trạng thái mũi tên, bằng cách nhấn vào nút mũi tên trên thanh công cụ ngang, hoặc nhấn phím A là được.

Hướng dẫn chép nhạc trên phần mềm encore năm 2024

  • Chọn các nốt nhạc riêng rẽ: Cách đơn giản là dùng chuột rê xéo nốt đó hoặc nhấn kèm phím Shift rồi click vào ngay nốt nhạc đó là được, nếu chọn tiếp nốt khác nữa thì nhấn kèm thêm phím Shift và click vào nốt muốn chọn thêm.
  • Chọn một chùm nốt nhạc: Dùng chuột rê xéo chùm nốt nhạc đó, nếu muốn chọn thêm chùm nốt nhạc khác thì nhấn kèm phím Shift rồi rê xéo y như trên.
  • Chọn tất cả các nốt nhạc trong trường canh (measure) đó: Đưa con trỏ chuột vào trong trường canh đó rồi nhấp đúp, cả trường canh sẽ được bôi đen.
  • Chọn tất cả các nốt trên khuông nhạc: Đưa con trỏ chuột sang bên ngoài rìa trái của khuông nhạc ấy rồi click vào để chọn, cả khuông nhạc sẽ được bôi đen.
  • Chọn toàn bài: Nhấn Ctrl+A hoặc đưa con trỏ chuột ra rìa trái khuông nhạc đầu tiên rồi nhấp đúp là được.
  • Chọn từng phần: Nếu đưa con trỏ chuột ra rìa trái khuông nhạc thứ mấy thì khi nhấp đúp, phần được chọn sẽ là từ khuông nhạc đó đến cuối bài.

Để bỏ chọn, click vào một điểm bất kỳ trên trang nhạc.

3- Cách viết nhạc thông thường

Khi vào chương trình, Encore đã ngầm định cho bạn chế độ AutoSpace và AutoGuess/Beam , nghĩa là nốt nhạc bạn ghi vào khuông sẽ được tự động sắp xếp về vị trí cũng như về nối kết.

Hướng dẫn chép nhạc trên phần mềm encore năm 2024
Để viết nhạc, bạn click vào nút có hình cây bút chì trên thanh công cụ chuẩn, muốn ghi nốt nào, bạn click vào hình nốt ấy trên thanh nút công cụ nằm bên trái màn hình có ghi chữ Notes rồi ghi vào khuông nhạc.

Hướng dẫn chép nhạc trên phần mềm encore năm 2024
Muốn xóa nốt vừa ghi sai, bạn click vào nút có hình cục tẩy (hoặc nhấn phím E), đưa trỏ chuột xuống rồi click vào ngay nốt ấy. Muốn ghi nốt thăng (#, phím tắt là S) hoặc giáng (b, phím tắt là F), bạn ghi nốt đó trước rồi hãy click vào dấu # trên thanh công cụ, sau đó, đưa dấu thăng ấy đến ngay nốt đó rồi click vào, các nốt có cùng cao độ ngay sau đó trong cùng một ô nhịp sẽ được tự động bình trở lại, bạn muốn thăng hoặc giảm các nốt nhạc đó trong cả trường canh thì phải ghi dấu thăng hoặc giảm chồng lên nốt đó. Thông thường thì các dấu hóa thăng giảm ghi ở đầu trường canh thì có giá trị cho cả trường canh đó nên các nốt sau không cần mang dấu hóa đó vẫn được xem là đã có, nhưng nếu bạn muốn nốt sau vẫn hiển thị dấu hóa đó thì khi ghi dấu hóa, bạn nhấn kèm phím Ctrl là được. Muốn ghi dấu chấm sau nốt để kéo dài trường độ, bạn click cả nốt và dấu chấm (phím tắt là D) rồi mới ghi vào khuông. Muốn ghi dấu liên ba (phím tắt là T), bạn cũng click cả nốt và dấu liên ba (3:2) rồi mới ghi vào khuông.

Các phím tắt thông dụng:

  • Phím số 1 : – Nốt tròn (dấu lặng tròn)
  • Phím số 2 : – Nốt trắng (Dấu lặng trắng)
  • Phím số 3 : – Nốt đen (Dấu lặng đen)
  • Phím số 4 : – Móc đơn (Dấu lặng móc đơn)
  • Phím số 5 : – Móc đôi (Dấu lặng móc đôi) v.v…
  • Phím R: Chuyển đổi qua lại giữa các nốt và dấu lặng tương ứng.

Bạn có thể nhấn phím chữ T để viết dấu liên ba, chữ D để viết dấu chấm kéo dài trường độ sau nốt, chữ S để ghi dấu thăng, chữ F để ghi dấu giáng…

Thí dụ để viết nốt đen, bạn nhấn phím số 3 rồi click vào khuông nhạc. Để viết nốt đen có chấm, bạn nhấn phím số 3 và phím D rồi click vào khuông nhạc. Để viết nốt Fa thăng, bạn viết nốt Fa trước, sau đó nhấn S rồi click vào nốt Fa trên khuông nhạc.

Theo chúng tôi, bạn nên kết hợp giữa bàn phím và chuột sẽ ghi nhạc nhanh hơn. Tay trái dùng bàn phím để gõ trường độ của nốt nhạc hoặc các phím tắt, tay phải dùng chuột để ghi cao độ nốt nhạc, luôn nhớ là nhấn phím R để chuyển đổi qua lại giữa dấu lặng và nốt nhạc, phím A để chuyển con trỏ chuột sang dạng mũi tên. Kết hợp lối viết kiểu này sẽ rất thuận tiện và rất chuyên nghiệp.

2- Tạo một trang nhạc mới

Khi vào Encore, một trang nhạc mới sẽ tự xuất hiện với kiểu ngầm định là Piano, gồm 5 dòng nhạc (systems), mỗi dòng 2 khuông (staves) dùng cho bè cao (khoá Sol) và bè thấp (khoá Fa), mỗi khuông 3 ô nhịp, còn gọi là trường canh (measures), đây là trang nhạc chuẩn cho piano. Nếu không ưa thích sự lựa chọn này, bạn mở menu File – New hoặc nhấn Ctrl+N để mở trang mới rồi chọn theo ý bạn, hộp thoại Choose Page Layout xuất hiện như sau:

Hướng dẫn chép nhạc trên phần mềm encore năm 2024

  • Staves per system: số khuông cho mỗi dòng nhạc
  • Systems per page: số dòng nhạc cho mỗi trang
  • Measures per system: số ô nhịp cho mỗi dòng nhạc.
  • Staff format: Định dạng khuông nhạc. Gồm có các kiểu Template (kiểu mẫu có sẵn trên bản Full mới có), Single staves (khuông nhạc đơn, không có bè trầm), Piano và Piano Vocal (soạn cho piano có thêm lời ca).
  • Để viết các bản nhạc thông thường, bạn cần chọn Single Staves, vì dạng này viết đơn giản cũng như có thể chuyển thành những bản tổng phổ nhiều bè, nhiều loại nhạc cụ khác nhau một cách dễ dàng chứ kiểu Piano hoặc Piano-vocal thì bạn không thể chọn tiếng, vì nó đã được định chuẩn tiếng Piano rồi.

Lưu ý là khi viết những bản nhạc nhiều bè để sau này xuất ra file Midi, bạn dùng dạng Single Staves và tùy theo số loại nhạc cụ cần có mà chọn khuông nhạc (staves) cho mỗi dòng nhạc (system). Thí dụ như viết một bản nhạc gồm 4 bè năm trên 4 khuông nhạc khác nhau, bạn nhấn Single Staves thì dòng Staves per system phía trên sẽ hiện rõ, bạn gõ số 4 thay cho số 2, nhấn OK là xong. Trường hợp có những bản nhạc lúc cần 4 khuông lúc chỉ cần 2 khuông thôi thì bạn vẫn chọn đúng 4 khuông, sau này những khuông không cần thì mình giấu nó đi chứ không phải xóa. Cách giấu khuông nhạc chúng ta sẽ đề cập trong những phần sau.