Hướng dẫn copy win từ hdd sang ssd

Việc thay đổi vùng dữ liệu Window nằm sẵn từ lâu trong ổ đĩa HDD sang ổ đĩa SSD mới tưởng chừng như khó khăn, ấy vậy mà lại vô cùng dễ dàng và thao tác vô cùng nhanh chóng. Bài hướng dẫn sau đây sẽ chỉ cho bạn cách chuyển Window từ HDD sang SSD trong 5s bằng phần mềm Macrium Reflect. Mời bạn đọc ngay nhé!

Ổ đĩa SSD ưu việt hơn như thế nào so với ổ đĩa HDD?

#1. SSD có tốc độ xử lý nhanh hơn

SSD có tốc độ ghi rất ấn tượng lên đến 3.200 MB/s, cao hơn gấp nhiều lần tốc độ ghi của HDD [khoảng 160 đến 250 MB/s]. Nếu như bạn chỉ dùng máy tính cho nhu cầu sử dụng thông thường thì chỉ cần ổ cứng HDD là đủ, còn nếu bạn muốn thực hiện các tác vụ nặng hơn như chơi game đồ họa, chỉnh sửa video,...thì nên chuyển sang ổ cứng SSD.

#2. SSD mát hơn

Khác với HDD, ổ cứng SSD không được trang bị các bộ phận chuyển động do đó nó không tỏa ra nhiều nhiệt như trên HDD trong quá trình sử dụng. Bạn có thể yên tâm sử dụng nhiều tác vụ đồng thời trong điều kiện môi trường có nhiệt độ cao mà vẫn đảm bảo nhiệt độ vừa phải cho ổ cứng.

#3. SSD hầu như không tạo ra tiếng ồn

Việc không trang bị bộ phận chuyển động cũng không tạo ra âm thanh ồn ào phát ra từ máy tính hay tại vị trí ổ cứng. Có chăng bạn chỉ nghe âm thanh của quạt gió nhưng không quá lớn bởi độ "mát" của ổ cứng SSD.

#4. SSD có tuổi thọ lâu hơn

Theo một báo mới đây cho biết thì có khoảng 4 đến 10% ổ cứng SSD phải thay mới sau 4 năm sử dụng, nhưng lại có 2 đến 9% ổ cứng HDD phải thay mới sau chỉ 1 năm sử dụng. Do đó, ổ cứng SSD chính là sự lựa chọn đáng tin cậy để bạn có thể yên tâm lưu trữ dữ liệu mà không phải lo lắng đến vấn đề ổ cứng bị "đột tử".

#5. SSD không bị ảnh hưởng bởi từ tính

Trên các ổ cứng HDD đều sử dụng từ tính để lưu trữ dữ liệu do đó nếu bạn đặt thiết bị vào những khu vực có từ tính mạnh thì rất dễ gây mất dữ liệu. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được giải quyết triệt để nếu bạn sử dụng ổ cứng SSD.

Những thứ cần chuẩn bị trước khi chuyển dữ liệu Window

Việc chuyển hệ điều hành từ ổ cứng này sang ổ cứng khác, có thể được xem như việc copy dữ liệu các phân vùng của Windows sang ổ cứng mới. Vì vậy, bạn cần phải sao lưu dữ liệu cẩn thận tránh mất oan uổng.

Bạn có thể dùng chức năng sao lưu System Image Backup, Backup and Restore trên Windows hoặc khôi phục máy tính Restore point.

Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị phụ kiện kết nối ổ SSD với máy tính, công cụ EaseUS Todo Backup hỗ trợ chuyển Windows và USB cứu hộ hệ thống đề phòng trong trường hợp có lỗi xảy ra.

Về việc lựa chọn ổ cứng SSD chất lượng nhất giúp tăng tốc tối đa tốc độ ghi-đọc dữ liệu, mời bạn xem qua bài viết Top 4 chiêc ổ cứng SSD tốt nhất hiện nay cải thiện tốc độ vượt bậc trải nghiệm máy tính. Đảm bảo với bạn sau khi dùng một trong 4 chiếc SSD sau thì máy tính của bạn sẽ khởi động cực kì nhanh và ổn định.

Hướng dẫn chi tiết chuyển dữ liệu từ HDD sang SSD bằng phần mềm Macrium Reflect

Bước 1: Bạn tải phần mềm Macrium Reflect tại trang chủ. Đây là phần mềm uy tín được nhiều người trên thế giới tin dùng với chức năng hỗ trợ sao chép ổ cứng nhanh chóng. Bạn có thể dùng link tải phần mềm Macrium Reflect

Bước 2: Bạn mở phần mềm  Macrium Reflect ra để chúng ta bắt đầu sử dụng. Phần mềm này thuộc dạng Portable nên bạn có thể sử dụng luôn mà không cần phải cài đặt.

Note: Các bước thực hiện trực tiếp trong môi trường Windows hoặc trong môi trường Mini Windows là hoàn toàn giống nhau.

Đây là giao diện chính của phần mềm. Trước tiên bạn hãy chuyển qua tab Backup trước đã, ở đây chúng ta sẽ  thực hiện Clone các phân vùng < 500 MB và phân vùng chứa hệ điều hành bằng cách tích chọn các phân vùng cần thiết => sau đó nhấn vào Clone this disk... như hình bên dưới.

Các bạn nhớ bỏ tích ở các phân vùng chứa dữ liệu đi nhé, để giảm bớt thời gian Clone.

Bước 3: Một cửa sổ mới hiện ra, bạn nhấn vào Select a disk to clone to... => sau đó chọn đến ổ SSD mà chúng ta cần lưu dữ liệu.

Bước 4: Tiếp theo nhấn Next để tiếp tục.

Bước 5: Tiếp theo bạn cứ nhấn Next => sau đó nhấn Finish.

Bước 6: Bước này thì bạn chỉ cần ngồi đợi cho quá trình Clone hoàn tất. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm thì còn phụ thuộc vào lượng dữ liệu bạn sẽ di chuyển và băng thông, tốc độ của ổ cứng SSD, tốc độ đọc ghi của ổ cứng HDD….

Note: Lưu ý là trong quá trình Clone thì bạn không nên làm gì cả nhé, đợi cho quá trình Clone kết thúc thì mới nên thao tác sử dụng máy tính.

Bước 7: Bây giờ chúng ta sẽ làm nốt bước cuối đó là Set phân vùng khởi động ưu tiên là phân vùng EFI nằm trên ổ cứng SSD.

Bởi vì mặc dù chúng ta đã chuyển hệ điều hành từ ổ HDD sang SSD rồi nhưng mặc định phân vùng khởi động vẫn nằm trên ổ HDD cũ.

Thực hiện:

Bạn mở phần mềm EasyUEFI có trong Mini Windows ra.

Nhấn vào dòng boot khởi động, như Windows của mình thì tiêu đề của nó là Windows Boot Manager => tiếp theo bạn nhấn vào Edit để chỉnh sửa lại đường dẫn.

Cuối cùng bạn tích vào phân vùng có định dạng FAT32 [100 MB] => nhấn OK để hoàn tất.

Bước 8: Bây giờ bạn hãy khởi động lại máy tính để tận hưởng tốc độ tuyệt vời mà ổ cứng SSD mang lại.

Bước 9: Sau khi chuyển hệ điều hành xong, khi mà bạn đã cảm thấy nó hoạt động ổn định rồi thì có thể xóa phân vùng hệ điều hành cũ trên ổ HDD đi để làm ổ chứa dữ liệu. Bạn cũng có thể sử dụng phần mềm Partition Wizard để làm việc này một cách đơn giản.

Nếu như bạn muốn thay ổ cứng mới hoặc nâng cấp lên ổ SSD mà không muốn cài đặt lại Win thì bài viết này sẽ dành cho bạn. Dưới đây Tuong.Me xin hướng dẫn các bạn các cách chuyển Win từ HDD sang SSD vô cùng đơn giản mà không gặp lỗi.

Ổ cứng SSD và HDD là 2 loại thiết bị lưu trữ phổ biến nhất hiện nay trên máy tính. Ổ HDD [Hard disk drive] là dạng ổ cứng cơ truyền thống với dữ liệu được ghi lên các phiến đĩa [gọi là platter]. Còn SSD [Solid state drive] là loại ổ cứng mới ở dạng thể rắn.
Ưu điểm nổi trội của SSD so với HDD là loại ổ cứng này có tốc độ đọc ghi nhanh hơn rất nhiều lần. Từ đó sẽ cho phép bạn các thao tác trên máy tính sẽ được nhanh hơn như khởi động máy tính, copy, sao chép dữ liệu, mở ứng dụng, game,…. Và đặc biệt máy tính khi sử dụng ổ cứng SSD sẽ không gặp phải lỗi Full Disk 100% Win 10 gây khó chịu. Nếu bạn đang gặp phải lỗi này trên ổ cứng HDD thì có thể xem bài viết này để có biết cách sửa lỗi.
Ngoài ra ổ cứng SSD sẽ cho tuổi thọ cao hơn so với HDD. Khi bạn chuyển win sang SSD thì bạn sẽ không phải lo lắng về các vấn đề như rung lắc mạnh có thể ảnh hưởng đến độ bền. Vì SSD là ổ thể rắn, còn HDD ổ cơ sử dụng động cơ, đĩa và các đầu đọc để hoạt động nên rất dễ hỏng hóc. Một lỗi điển hình mà bạn hay gặp trên ổ cứng HDD đó là lỗi bad sector. Để kiểm tra xem sức khỏe ổ cứng của bạn có được tốt và ổ cứng có bị bad sector hay không thì có thể xem bài viết hướng dẫn tại đây. Tuy nhiên HDD cũng có điểm mạnh của riêng mình. Đó là giá thành rẻ hơn và dung lượng lưu trữ lớn hơn. Bạn có thể dễ dàng mua ổ cứng HDD 1TB, 2TB, 5TB với giá thành khá là rẻ nhưng phải bỏ ra số tiền lớn để có thể sở hữu ổ 128GB, 256GB, 512GB SSD.

Một giải pháp mà bạn có thể sử dụng chi phi đó là sử dung 2 ổ SSD và HDD cùng lúc. Bạn có thể chuyển Win từ HDD sang SSD và sau đó sử dụng HDD để lưu trữ các dữ liệu có kích thước lớn. Điều này vẫn giúp máy tính hoạt động mượt mà mà bạn không cần phải tốn quá nhiều chi phí để lưu trữ.

Như đã nói ở trên, bạn có thể sử dụng ổ SSD để làm nơi chứa hệ điều hành và các ứng dụng, game thường xuyên sử dụng. Còn ổ HDD sẽ làm nơi chứa dữ liệu. Nếu hiện tại bạn đang sử dụng ổ HDD làm ổ chứa win thì có 2 cách để chuyển hệ điều hành sang SSD đó là cài đặt lại Win hoặc sử dụng phần mềm di chuyển mà không cần cài đặt lại.
Việc cài đặt lại Win cũng không quá phức tạp, Tuong.Me đã có bài viết hướng dẫn cách cài đặt Win 10 chi tiết mà các bạn có thể xem qua. Tuy nhiên nếu phiên bản Windows hiện tại đang cài đặt nhiều game, phần mềm và chứa các dữ liệu quan trọng mà bạn không muốn cài đặt lại thì sử dụng phần mềm để copy hệ điều hành sang ổ cứng mới là một giải pháp tối ưu.
Và tất nhiên bài viết này Tuong.Me sẽ hướng dẫn các bạn chuyển Windows sang SSD từ HDD mà không cần cài đặt lại. Trước khi thực hiện, các bạn cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

  1. Chuẩn bị ổ cứng SSD. Bạn nên lưu ý rằng cần chuẩn bị ổ SSD có dung lượng lưu trữ lớn hơn kích thước dữ liệu nằm trên ổ C hiện tại.
  2. Sở hữu phần mềm hỗ trợ. Một số phần mềm hỗ trợ chuyển hệ điều hành từ HDD sang SSD đó là MiniTool Partition Wizard, EaseUS, Macrium Reflect,….
  3. Backup, sao lưu dữ liệu của bạn trước khi thực hiện. Bạn có thể sử dụng chức năng System Restore, Backup and Restore trên Windows để tạo điểm khôi phục hệ thống khi cần thiết.

Dưới đây là các phần mềm hỗ trợ chuyển win sang SSD mà bạn có thể sử dụng. Để tránh gặp các lỗi không mong muốn trong quá trình thực hiện thì bạn nên sử dụng các phần mềm này trong môi trường WinPE. Làm sao để truy cập vào WinPE thì bạn hãy làm theo hướng dẫn tạo USB Boot cứu hộ máy tính tại đây.

Hầu hết USB Boot cứu hộ máy tính đều có phần mềm này. Đây là phần mềm quản lý phân vùng ổ đĩa rất nổi tiếng và được nhiều người sử dụng. Phần mềm này có tính năng migrate os to SSD cho phép bạn chuyển Win 10 từ HDD sang SSD dễ dàng.
Nếu bạn sử dụng USB Boot thì chỉ cần khởi động WinPE và chạy phần mềm này lên mà không cần phải cài đặt gì thêm. Còn không bạn có thể tải MiniTool Partition Wizard bằng đường link tại đây.
Sau khi mở MiniTool Partition Wizard lên bạn sẽ có giao diện như hình dưới. Các bạn nhấn chọn vào mục Migrate OS to SSD/HD Wizard từ bên cột phía bên trái của giao diện phần mềm.

Nhấn vào mục Migrate OS to SSD/HD Wizard Xuất hiện một cửa sổ nhỏ, tại đây có 2 lựa chọn cho bạn:

  • A. I would like to replace my system disk with another hard disk. Khi bạn nhấn lựa chọn này thì phần mềm sẽ di chuyển tất cả dữ liệu từ HDD sang SSD bao gồm phân vùng chứa hệ điều hành và tất cả các phân vùng khác.
  • B. I would like to move my operating system to another hard disk. And keep the original hard disk in my computer. Lựa chọn này cho phép bạn chuyển hệ điều hành từ HDD sang SSD mà không di chuyển các phân vùng khác.
Có 2 lựa chọn di chuyển win từ hdd sang ssd để bạn chọn Nếu lựa chọn Option A
Đầu tiên, lựa chọn đích đến là ổ cứng mà bạn muốn di chuyển dữ liệu sang rồi nhấn Next.
Chọn ổ cứng đích Sau đó, chọn một tùy chọn để copy ở mục Copy Options. Tùy chọn 1 là điều chỉnh phân vùng cho toàn bộ đĩa và lựa chọn 2 là sao chép phân vùng mà không thay đổi kích thước. Ngoài ra bạn có thể chỉnh sửa kích thước phân vùng theo cách thủ công bằng cách nhập kích thước phân vùng chính xác theo MB, GB hoặc TB.
Lưu ý:
  • Tích chọn Align partitions to 1MB có thể giúp cải thiện hiệu suất cho SSD và các đĩa định dạng nâng cao [nếu ổ đĩa đích là SSD].
  • Tích chọn Use GUID Partition Table for the target disk giúp bạn có thể sử dụng tất cả dung lượng của ổ đĩa lớn hơn 2TB [ổ đĩa cần định dạng GPT]. Và bạn phải lựa chọn chế độ khởi động UEFI – GPT trong BIOS.
  • Nếu ổ đĩa đích định dạng theo kiểu MBR thì không được tích vào mục Use GUID Partition Table for the target disk.
  • Nếu Windows 10 của bạn hiện đang được cài đặt ổ cứng GPT, thì tùy chọn Use GUID Partition Table for the target disk sẽ bị ẩn đi [mặc đinh kích hoạt].

Tiếp theo, đọc lưu ý và nhấn vào Finish để tiếp tục.


Cuối cùng, nhấn vào nút Apply để thực hiện chuyển dữ liệu từ HDD sang SSD và click vào Yes trong cửa sổ nhắc bật lên để cho phép thay đổi.

Nếu lựa chọn Option B [nên chọn] Đây là Option mà các bạn nên lựa chọn. Vì như đã nói ở trên thì máy tính bạn nên sử dụng 2 ổ cứng. Một ổ SSD dung lượng thấp để chứa hệ điều hành và các phần mềm, game thường xuyên sử dung. Còn 1 ổ HDD dung lượng cao để chứa dữ liệu.

Lựa chọn này giúp bạn di chuyển Win từ HDD sang SSD mà không di chuyển các dữ liệu từ các phân vùng khác. Sau khi nhấn vào lựa chọn thì các bạn chọn ô cứng mà bạn muốn di chuyển hệ điều hành Windows 10 sang và nhấn Next.


Chọn ổ cứng đích Lựa chọn tùy chọn trong Copy Options rồi nhấn Next > Finish.

Cuối cùng nhán vào Apply để chuyển win 10 từ HDD sang SSD mà không di chuyển các phân vùng khác. Nếu có cửa sổ bật lên thì nhấn YES để đồng ý thay đổi.

EaseUS Partition Master là phần mềm quản lý phân vùng có nhiều chức năng trong đó có chức năng copy hệ điều hành sang ổ cứng mới. Nếu các bạn đã cài đặt phần mềm này thì hãy mở nó lên, còn nếu chưa thì có thể tải về tại đây và cài đặt.
Giao diện của phần mềm EaseUS như hình, các bạn nhấn vào mục Migrate OS từ thanh trên cùng.

Nhấn vào Migrate OS rồi chọn ổ SSD đích và nhấn Next Chọn ổ đĩa cứng mà bạn muốn di chuyển hệ điều hành sang rồi nhấn Next. Lưu ý là dữ liệu và phân vùng trên ổ cứng đích sẽ bị xóa. Đảm bảo rằng bạn đã sao lưu trước dữ liệu quan trọng, nếu chưa thì hãy thực hiện nó ngay bây giờ.
Một cảnh báo xuất hiện, các bạn click vào Migrate để tiếp tục.

Xem trước bố cục phân chia các phân vùng của ổ cứng đích. Bạn cũng có thể nhấn vào từng phần để thay đổi phân vùng của ổ cứng đích theo ý muốn. Sau đó nhấp vào Proceed để bắt đầu chuyển Win từ HDD sang SSD.

Macrium Reflect là một giải pháp sao lưu mạnh mẽ cho người dùng cá nhân và doanh nghiệp. Nó cũng bao gồm một tùy chọn để thực hiện sao chép ổ đĩa. Mặc dù Macrium Reflect là một phần mềm trả phí nhưng nó cũng cung cấp một phiên bản miễn phí, bạn có thể sử dụng phiên bản này khi muốn di chuyển Windows từ ổ HDD sang ổ SSD để tăng tốc hệ thống.
Tải phần mềm Macrium Reflect và cài đặt miễn phí tại đây.
Sau khi cài đặt xong thì tiến hành mở phần mềm lên, giao diện chương trình sẽ như hình. Nhấn vào Clone this disk vào ổ cứng gốc để bắt đầu quá trình migrate os to SSD.

Ở bên dưới ổ cứng HDD muốn di chuyển thì các bạn nhấn vào Clone this disk Trong cửa sổ hiện ra ở phần Source thì các bạn tích vào các phân vùng muốn sao chép. Nếu chỉ muốn copy hệ điều hành sang ổ cứng mới mà không copy các phân vùng chứa dữ liệu khác thì hãy bỏ tích vào các phân vùng này đi.
Ở phần Destination nhấn vào Select a disk to clone to… để chọn đến ổ cứng đích.
Tùy chỉnh các phân vùng để sao chép Bạn có thể sửa đổi kích thước của từng phân vùng để phù hợp với ổ cứng SSD mới bằng cách nhấn vào Cloned partition Properties.

Nhấn Next để sang bước tiếp theo.
Ở đây là tùy chọn thêm, chỉnh sửa, xóa lịch biểu. Nếu không muốn thêm thì bạn có thể nhấn Next để bỏ qua.

Xem lại các cài đặt của bạn và nhấn vào Finish.

Xác minh cài đặt trong Backup Save Options và nếu thích hợp, hãy nhấp vào OK.

Một hộp Cảnh báo sẽ xuất hiện, nhấn vào Continue để bắt đầu quá trình chuyển windows sang ssd.

Sau khi thực hiện xong các cách chuyển Win 10 từ HDD sang SSD ở trên thì sau khi khởi động lại máy tính thì mặc định ổ HDD vẫn sẽ được khởi động. Vì vậy chúng ta cần cài đặt lựa chọn ổ SSD là ổ khởi động mặc định.
Các bước thực hiện như sau:

  1. Khởi động lại PC và truy cập vào BIOS. Nếu bạn chưa biết cách truy cập vào BIOS trên máy tính của bạn thì có thể xem bài viết tại đây.
  2. Di chuyển đến phần Boot. Tùy vào từng dòng máy sẽ có các phím chức năng khác nhau nhưng mục đích là bạn sẽ cần đưa ổ SSD mới của bạn lên trên cùng để ưu tiên làm Boot mặc định.
  3. Lưu lại và khởi động lại máy tính rồi xem kết quả.

Trên đây là các cách mà Tuong.Me chia sẻ để các bạn di chuyển Win từ HDD sang SSD. Nhìn chung khi bạn sử dụng các phần mềm này thì tương đối đơn giản, chỉ cần thực hiện theo vào bước cơ bản bên trên là là sẽ thành công. Xin lưu ý lại với các bạn là các bạn nên backup, sao lưu dữ liệu quan trọng trước khi thực hiện và nên sử dụng các phần mềm này trong môi trường WinPE để chúng có thể hoạt động chính xác nhất. Sau khi di chuyển xong thì các bạn hãy lựa chọn ổ SSD alfm ổ khởi động mặc định trong phần Boot Option nhé!
Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề