Hướng dẫn đánh giá ngoài trường tiểu học năm 2024

Đánh giá ngoài là quá trình khảo sát, đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước đối với trường tiểu học để xác định mức đạt được tiêu chuẩn đánh giá theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hướng dẫn đánh giá ngoài trường tiểu học năm 2024
Giáo viên đang dò tìm minh chứng để lưu hồ sơ (Ảnh tác giả)

Để nhà trường được đánh giá ngoài thì trước đó các trường phải trải qua một quy trình tự đánh giá.

Như việc: Thành lập hội đồng tự đánh giá/Lập kế hoạch tự đánh giá/Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.

Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí/ Viết báo cáo tự đánh giá/Công bố báo cáo tự đánh giá.

Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

Mệt mỏi và vất vả nhất chính là bước: Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.

Không chỉ Ban giám hiệu vất vả chuẩn bị hồ sơ, minh chứng mà giáo viên cũng bị xoáy vào vòng xoay đầy áp lực ấy.

Nếu vất vả mà đem lại lợi ích cho học trò, nâng cao chất lượng trong giảng dạy thì cũng là việc nên làm.

Có điều những công sức thu thập minh chứng mà nhà trường và giáo viên bỏ ra chỉ làm đẹp hồ sơ, liệu có ích gì và có cần thiết hay không?

Những minh chứng buộc phải thu thập hết sức vô lý

Hàng loạt minh chứng cần phải thu thập chỉ để kẹp hồ sơ làm mất không ít thời gian của nhà trường, của giáo viên.

Ví dụ Điều 9. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

1. Tiêu chí 3.1: Khuôn viên, sân chơi, sân tập

  1. Khuôn viên đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn để tổ chức các hoạt động giáo dục;
  1. Có công trường, biển tên trường và tường hoặc hàng rào bao quanh;
  1. Có sân chơi, sân tập thể dục thể thao.

Những tiêu chí này chỉ dùng mắt nhìn, quan sát là thấy được. Thế nhưng theo yêu cầu, giáo viên phải chụp hình ảnh khuôn viên trường, hình ảnh cổng trường, tường rào, hình ảnh sân choei, sân tập của học sinh để kẹp vào hồ sơ.

Hoặc tiêu chí Tiêu chí 3.2: Phòng học:

  1. Đủ mỗi lớp một phòng học riêng, quy cách phòng học theo quy định;
  1. Bàn, ghế học sinh đúng tiêu chuẩn và đủ chỗ ngồi cho học sinh; có bàn ghế phù hợp cho học sinh khuyết tật học hòa nhập (nếu có); bàn, ghế giáo viên, bảng lớp theo quy định;
  1. Có hệ thống đèn, quạt (ở nơi có điện); có hệ thống tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.

Giáo viên phải chụp hình ảnh phòng học bên ngoài, bên trong, những dãy phòng học hỗ trợ học tập…

Rồi những bức hình về tủ đựng hồ sơ, tài liệu, về nhà vệ sinh, hình ảnh khối phòng hành chính, nhà để xe…chỉ để kẹp vào hồ sơ,

Và còn nhiều, rất nhiều những minh chứng phải thu thập như biên bản kiểm kê thư viện, biên bản kiểm tra thiết bị hàng tháng, những hóa đơn thanh toán tiền điện nước…

Nhiều giáo viên cứ thắc mắc: “Người kiểm có thể nhìn thấy, sờ thấy, sao còn bắt nhà trường thu thập để lưu vào hồ sơ?

Những tài liệu khác đều có ở các bộ phận kế toán, chuyên môn…sao không trực tiếp đến kiểm tra tại đó?

Lại một lần nữa bắt phô tô, bắt chụp lại vừa lãng phí vừa mất thời gian.

Trường chuẩn cho ai?

Một hiệu trưởng từng chia sẻ: “Chủ trương xây dựng trường chuẩn, kiểm định chất lượng giáo dục đều là những chủ trương đúng nhưng cách làm như lâu nay đã thực sự mang tính hình thức mà không phản ánh lên bất kỳ một điều gì.

Nó hiển hiện lên là những hồ sơ, sổ sách, giấy tờ khô cứng, vô hồn mà các nhà trường phải cật lực đẻ ra cho đầy đủ”.

Yêu cầu về hồ sơ sổ sách trường chuẩn đang là nổi thất kinh cho nhà trường, cho giáo viên. Trường chuẩn bị lên chuẩn phải chuẩn bị hồ sơ đã khổ, trường lên chuẩn rồi cũng phải lo hồ sơ cho việc công nhận lại.

Thời gian chuẩn bị không thể tính bằng ngày, bằng tháng mà phải tính bằng năm.

Rõ ràng chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia không nằm ngoài mục đính tất cả học sinh sẽ được học trong một môi trường giáo dục tốt nhất.

Thế nhưng trong thực tế, không ít địa phương mới đạt được việc "chuẩn” quốc gia trên giấy tờ hồ sơ sổ sách, còn trong thực tế, chất lượng dạy và học của học sinh chưa hẳn đã hơn những trường chưa chuẩn.

Hy vọng rằng, ngành giáo dục hãy bớt đi những quy định nhiêu khê về minh chứng trường chuẩn để khỏi “hành” giáo viên lao vào vòng xoáy thu thập minh chứng một cách vô bổ thế này.

Ban tư vấn cho tôi hỏi theo quy định mới về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học thì quy trình đánh giá ngoài trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia được quy định như thế nào? Nhờ Ban tư vấn hãy giải đáp giúp tôi vấn đề trên trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn!

Quy trình đánh giá ngoài trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia được quy định tại Điều 28 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (có hiệu lực 10/10/2018), cụ thể:

Quy trình đánh giá ngoài trường tiểu học gồm các bước sau:

1. Nghiên cứu hồ sơ đánh giá.

2. Khảo sát sơ bộ tại trường tiểu học.

3. Khảo sát chính thức tại trường tiểu học.

4. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.

5. Lấy ý kiến phản hồi của trường tiểu học về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.

6. Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài.

Trên đây là tư vấn về quy trình đánh giá ngoài trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.