Hướng dẫn kê khai co form d

CO Form D là một chứng từ quan trọng được sử dụng để xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu. Vậy CO Form D là gì? CO Form D gồm những nước nào? Theo dõi bài viết dưới đây để cùng DHD Logistics tìm hiểu thêm những thông tin chi tiết về mẫu CO Form D!

CO form D là mẫu giấy chứng nhận xuất xứ áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước Đông Nam Á (ASEAN) thuộc diện ưu đãi thuế quan đối với các thành viên trong Hiệp định CEPT bao gồm: Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Lào, Campuchia, Đông Timor, Brunei, Singapore.

Khi nhập khẩu hàng hóa, nếu nhà nhập khẩu xuất trình mẫu C/O Form D cho cơ quan hải quan thì hàng hóa sẽ được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu (Thông thường hàng hóa sẽ được áp thuế nhập khẩu xuống còn 0%).

Hướng dẫn kê khai co form d
Mẫu chứng từ chứng nhận xuất C/O Form D

Hướng dẫn kê khai thông tin trên mẫu CO Form D

Thứ tự ô Thông tin kê khai Mục 1. Goods consigned from – Người gửi hàng (Nhà xuất khẩu) Kê khai đầy đủ thông tin bao gồm: Tên, địa chỉ của nhà xuất khẩu và quốc gia xuất khẩu. Mục 2. Goods consigned to – Người nhận hàng (Nhà nhập khẩu) Ghi rõ tên, địa chỉ của nhà nhập khẩu, quốc gia nhập khẩu. Mục 3. Means of transport and route – Chi tiết về vận tải Kê khai các thông tin bao gồm:

  • Ngày khởi hành
  • Tên tàu/Máy bay
  • Tên cảng dỡ hàng Mục 4. For official use – Dùng cho cơ quan cấp phát Ô này dành riêng cho cơ quan cấp phát. Mục 5. Item number – Số thứ tự hàng hóa Trong trường hợp có nhiều loại hàng hóa khác nhau được thể hiện trên C/O mẫu D thì cần ghi số thứ tự hàng hóa. Mục 6. Marks and numbers of packages – Ký và số hiệu bao bì đóng gói Ghi ký và mã hiệu đóng gói hàng hóa xuất khẩu. Mục 7. Number and kind of packages, description of good – Mô tả hàng hóa và số, loại kiện tương ứng Mô tả chi tiết hàng hóa như tên hàng, nhãn hiệu và các thông tin bổ sung khác (nếu cần). Mục 8. Origin criterion – Tiêu chí xuất xứ hàng hóa Ô này dùng để khai báo tiêu chí xuất xứ theo quy định. Các tiêu chí này được quy định cụ thể tại trang sau của C/O. Mục 9. Gross weight or other quantity and value (FOB) where RVC is applied – Trọng lượng cả bì hoặc số lượng khác và giá trị khác khi áp dụng RVC. Điền trọng lượng cả bì hoặc số lượng hàng hóa xuất khẩu khác. Mục 10. Number and date of invoices – Số và ngày Invoice (hóa đơn thương mại) Ghi chi tiết về số và ngày hóa đơn thương mại (invoices). Mục 11. Declaration by the exporter – Khai báo của nhà xuất khẩu Ô này dùng cho nhà xuất khẩu khai báo các thông tin trên C/O là chính xác và hàng hóa được sản xuất đúng quốc gia đó, tuân thủ các yêu cầu về xuất xứ quy định đối với hàng hóa xuất khẩu. Sau đó nhà xuất khẩu sẽ ký tên và đóng dấu tại ô này. Mục 12. Certification – Xác nhận Ô này dùng cho cơ quan cấp C/O ký xác nhận và đóng dấu. Mục 13. Loại C/O Thông thường ở mục này sẽ tích chọn vào ô “Issued Retroactively”.

Hồ sơ đề nghị cấp CO Form D

Tùy thuộc vào doanh nghiệp đề nghị cấp mới hay cấp lại CO mà bộ hồ sơ cần chuẩn bị cũng sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là thông tin chi tiết về hồ sơ đề nghị cấp CO mẫu D:

Hồ sơ đề nghị cấp C/O Form D mới

Căn cứ theo Điều 15, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, bộ hồ sơ đề nghị cấp mới CO mẫu D gồm có các loại chứng từ, giấy tờ sau:

Chứng từ xuất khẩu:

  • Đơn đề nghị cấp C/O (Theo mẫu số 4 của Nghị định số 31/20018/NĐ-CP);
  • Phiếu ghi chép (Mẫu VCCI HCM);
  • Mẫu C/O tương ứng đã được kê khai thông tin hoàn chỉnh;
  • Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu (Có dấu xác nhận của thương nhân);
  • Bản sao hóa đơn thương mại (Có chữ ký và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
  • Bản sao vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (Ký, đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).

Chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu:

  • Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc xuất xứ không ưu đãi theo mẫu quy định;
  • Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu trong nước (Phụ lục X của Thông tư số 05/2018/TT-BCT);
  • Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu);
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn mua bán nguyên vật liệu, phụ liệu trong nước (Đối với trường hợp sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất);
  • Gấy phép xuất khẩu (nếu có),…

Hồ sơ đề nghị cấp lại C/O mẫu D

Căn cứ theo Điều 18, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, bộ hồ sơ đề nghị cấp lại CO bao gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp C/O (Theo mẫu số 4 của Nghị định số 31/20018/NĐ-CP);
  • Phiếu ghi chép (Mẫu VCCI HCM);
  • Mẫu C/O tương ứng đã được kê khai thông tin hoàn chỉnh (thông thường là 1 bản chính và 3 bản copy);
  • Các trường hợp cấp lại C/O căn cứ vào điều 18 của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

Bạn có thể quan tâm:

  • CO Form AJ là gì? Điều kiện áp dụng mẫu C/O Form AJ
  • CO Form VJ là gì? Hướng dẫn kê khai mẫu CO Form VJ

Những trường hợp từ chối cấp CO Form D

Trong một số trường hợp, cơ quan cấp CO Form D có thể từ chối cấp tài liệu này. Dưới đây là một số trường hợp từ chối cấp CO thường gặp:

  • Hàng hóa không đảm bảo được tiêu chuẩn cũng như xuất xứ: Để được cấp CO, hàng hóa xuất khẩu phải có nguồn gốc từ quốc gia xuất khẩu hoặc được sản xuất theo các quy định cụ thể. Nếu không đáp ứng điều kiện này, cơ quan cấp CO Form D có thể từ chối cấp tài liệu.
  • Thông tin trên mẫu CO không đầy đủ hoặc không chính xác, có sự mâu thuẫn.
  • Bộ hồ sơ xin cấp C/O Form D không đầy đủ và hợp lệ.
  • Các thông tin trên mẫu CO được khai bằng chữ viết tay hoặc đã bị tẩy xóa, bị mờ hoặc in bằng nhiều màu mực khác nhau.

Trên đây là giải đáp toàn bộ thông tin về CO Form D là gì, các quy định về CO Form D. Hy vọng qua những chia sẻ về CO mẫu D của DHD Logistics ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!