Hướng dẫn soạn bài hai chữ nước nhà năm 2024

Qua đoạn trích “Hai chữ nước nhà”, Á Nam trần Tuấn Khải đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. Tech12h xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

Hướng dẫn soạn bài hai chữ nước nhà năm 2024

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

  • Trần Tuấn Khải (1895-1983) bút hiệu á Nam, quê ở làng Quang Xán, xã Mĩ Hà, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông thường mượn những đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng nghệ thuật để bộc lộ lòng yêu nước của đồng bào và bày tỏ khát vọng độc lập, tự do của mình.
  • Tác phẩm chính của Trần Tuấn Khải bao gồm các tập thơ: Duyên nợ phù sinh I, II; Bút quan hoài I, II; Với sơn hà I, II...

2. Tác phẩm

  • “Hai chữ nước nhà” là bài thơ mở đầu tập thơ “Bút quan hoài” (1924); lấy cảm hứng từ đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta: Nguyễn Phi Khanh (cha Nguyễn Trãi) bị giặc bắt đưa sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo, nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con nên quay trở về để lo tính chuyện trả thù nhà; đền nợ nước. Á Nam đã mượn lời người cha dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình. Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần mở đầu của bài thơ.
  • Qua đoạn trích “Hai chữ nước nhà”, Á Nam trần Tuấn Khải đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. Tình cảm sâu đậm, mãnh liệt đối với nước nhà, sự lựa chọn thể thơ thích hợp và giọng điệu trữ tình, thống thiết của tác giả đã tạo nên giá trị đoạn thơ trích.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 162 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1 Đọc diễn cảm đoạn thơ. Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này. Thể thơ song thất lục bát (mà em đã quen qua các đoạn trích tác phẩm Chinh phụ ngâm học ở lớp 7) đã góp phần vào việc thể hiện giọng điệu đó như thế nào?

Câu 2: Trang 162 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1 Đoạn thơ có thể chia làm ba phần: 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối. Em hãy tìm hiểu ý chính từng phần.

Câu 3: Trang 162 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1 Ở 8 câu thơ đầu, hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện :

  • Bối cảnh không gian.
  • Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha và con. Trong bối cảnh không gian và tám trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào?
  • Bối cảnh không gian biên ải được gợi ra ở 4 câu thơ đầu.

Câu 4: Trang 162 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1 Phân tích đoạn thơ thứ hai.

  • Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào?
  • Tìm hiểu sức gợi cảm của đoạn thơ (chú ý cách biểu hiện cảm xúc của tác giả và bối cảnh tâm trạng của người đương thời vào đầu những năm 20 của thế ki XX).

Câu 5: Trang 163 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1 Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích gì?

LUYỆN TẬP: Trang 163 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1

Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ này một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.

Câu 1: Đọc diễn cảm đoạn thơ. Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này. Thể thơ song thất lục bát (mà em đã quen qua các đoạn trích tác phẩm Chinh phụ ngâm học ở lớp 7) đã góp phần...

Trả lời:

  • Giọng điệu: lâm li, chan chứa tình cảm, nỗi đau đớn, thống thiết đối với đất nước và giống nòi.
  • Thể thơ song thất lục bát: giúp diễn tả cảm xúc, nói lên tâm sự trong lòng. Nhịp thơ lúc dồn dập, lúc da diết xoáy sâu, các thanh bằng trắc và hiệp vần làm tăng tính nhạc.

Câu 2: Đoạn thơ có thể chia làm ba phần: 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối. Em hãy tìm hiểu ý chính từng phần.

Trả lời:

  • Phần 1 (8 câu đầu): Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
  • Phần 2 (20 câu tiếp): Đất nước đau thương và lời dặn của cha.
  • Phần 3 (8 câu cuối): Sự bất lực của người cha và lời trao gửi trọng trách cho con.

Câu 3: Ở 8 câu thơ đầu, hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện : Bối cảnh không gian. Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha và con. Trong bối cảnh không gian và tám trạng ấy...

Trả lời:

Bối cảnh không gian: mọi cảnh vật đều nhuốm màu thê lương.

Hoàn cảnh éo le: Người cha bị đi đày, sẽ phải chết nơi đất Bắc, bỏ lại vĩnh viễn gia đình, quê nhà. Nhưng hơn cả là nỗi đau nước nhà, vì thế nên khi Nguyễn Trãi muốn theo cha để chăm sóc thì đã khuyên con vì nghĩa lớn mà ở lại, gánh vác chữ trung.

\=> Tâm trạng đầy xót thương, đau đớn. Tình cảm cha con thật thiêng liêng, vĩnh hằng.

Câu 4: Phân tích đoạn thơ thứ hai. Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào? Tìm hiểu sức gợi cảm của đoạn thơ (chú ý cách biểu hiện cảm xúc của tác giả và bối cảnh tâm trạng...

Trả lời:

Ở đoạn thơ thứ hai: tác giả đóng vai cha khuyên con mình và gợi nhắc về ruyền thống đánh giặc của cha ông, cùng tình cảnh đất nước => lòng tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc, căm phẫn tội ác của giặc và nỗi đau đơn mất nước.

Qua các thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, từ ngữ diễn tả cảm xúc mạnh,... đã cho thấy sự đau đớn tâm can và khiến đoạn thơ gợi cảm.

Câu 5: Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Mục đích: khơi dậy trách nhiệm, ý chí gánh vác non sông của người con, khích lệ để người con nối gót tổ tông làm nên nghiệp lớn.