Hướng dẫn tập thiền trường sinh học


Thời gian qua, rất nhiều trường hợp khỏi bệnh hiểm nghèo nhờ phương pháp thiền trường sinh học đã được đăng tải. Với những người mới bắt đầu tìm hiểu phương pháp thiền trường sinh học sẽ có rất nhiều thắc mắc như luân xa là gì, tư thế ngồi thiền thế nào... Qua mục Kiến thức y học, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của độc giả.
-Hỏi:Tôi thấy trong bài viết có nói đến mở luân xa. Vậy luân xa là gì, nếu không có thầy mở luân xa thì có tập thiền được không?

-Trả lời: Luân xa là những đại huyệt nằm trên mạch nhâm và đốc của cơ thể. Mở luân xa là dùng năng lượng của người đã từng tu tập thiền đạt đến một đẳng cấp nhất định để tác động vào các đại huyệt, giúp đại huyệt đó khai mở.

Khi mở luân xa, người tập thiền sẽ dễ dàng nhận được nhiều năng lượng từ vũ trụ vào cơ thể. Nếu không được mở luân xa, quá trình thiền sẽ khó khăn hơn và nếu bạn kiên trì tu tập đúng phương pháp, đến một lúc nào đó, luân xa của bạn sẽ tự khai mở. Chính vì như vậy, bạn sẽ tốn thời gian hơn rất nhiều so với được người khác mở luân xa giúp. Nhưng nếu luân xa của bạn được khai mở rồi mà bạn không chăm chỉ thiền, luân xa sẽ dần dần đóng lại.

- Hỏi:Tôi thấy người ta ngồi thiền thiền theo tư thế kiết già rất đau, không thể tập trung để thiền. Tôi đã đổi sang tư thể bán già để tập cho dễ nhưng vẫn bị tê chân rất nhiều. Có cách nào để tập vừa hiệu quả, vừa không bị tê chân không?

-Trả lời:Đối với người mới tập thiền, điều quan trọng nhất là sự tập trung, tư thế tập không quan trọng lắm. Nếu ngồi kiết già khiến bạn bị đau, bạn không nên cố ngồi tư thế này vì nếu cố, bạn sẽ chỉ để ý đến sự đau đớn mà không thể tập trung vào thiền, vào hơi thở. Bạn có thể ngồi bán già, hoặc ngồi xếp bằng tròn, thậm chí ngồi trên ghế cũng được, miễn sao là lưng bạn phải thẳng. Sau này khi thiền đã quen, bạn có thể đổi sang tư thế khó hơn mà vẫn không bị mất tập trung.

Người mới tập thiền hay bị tê chân, đó là do họ chưa quen tập trung vào hơi thở, hoặc hơi thở của họ không được sâu. Bạn hãy hít sâu, để không khí tràn đầy vùng bụng rồi thở ra nhẹ nhàng. Thở đều đặn như vậy, bạn sẽ không còn bị tê chân nữa.

Bạn có thể ngồi bán già, hoặc ngồi xếp bằng tròn, thậm chí ngồi trên ghế cũng được, miễn sao là lưng bạn phải thẳng

- Hỏi:Tôi thấy thiền là phải ngồi càng yên càng tốt, vậy khi bị muỗi đốt hoặc bị ngứa, ta có đánh muỗi hoặc gãi ngứa không?

- Trả lời:Đây là thắc mắc mà người tập thiền rất hay gặp phải. Đúng là ngồi thiền là phải thật yên, thật tĩnh từ tâm hồn cho đến thể xác. Sự tĩnh lặng đó giúp cơ thể thả lỏng, thư thái, và tâm hồn trút bỏ mọi vướng bận.

Với người mới tập, nếu đangthiền định, đang cố gắng tập trung mà bị muỗi đốt, bị ngứa thì quả là bực. Ta bực vì ta đang cố gắng tĩnh tâm, mà con muỗi đó khiến ta liên tục bị phân tâm. Để nảy sinh bực bội là điều rất không tốt trong thiền định.

Vậy nên, nếu bạn chưa đạt đến cảnh giới bị muỗi đốt mà không phân tâm, thì tốt nhất là bạn hãy cứ đánh nó rồi tĩnh tâm mà thiền tiếp. Nếu vết ngứa khiến bạn mất tập trung, bạn cứ việc gãi cho hết ngứa rồi tập trung vào thiền tiếp. Sự cố gắng ngồi im và cưỡng lại sự khó chịu thậm chí còn khiến bạn bực mình và phân tâm hơn. Trước khi thiền, bạn nên chắc chắn là xung quanh thoáng mát, không ruồi muỗi. Nếu không, tốt nhất bạn nên thiền trong màn để tránh bị lũ côn trùng làm phiền.

- Hỏi:Tôi thấy cảnh người tập thiền đặt tay lên huyệt đạo của người khác để truyền năng lượng mở luân xa hoặc chữa bệnh. Vậy, năng lượng đó là cái gì? Tập bao nhiêu lâu thì sẽ có năng lượng đó và dùng năng lượng đó để chữa bệnh?

- Trả lời:Năng lượng là thứ vốn đã sẵn có trong vũ trụ. Ánh sáng mặt trời cũng là năng lượng, gió cũng là năng lượng, từ trường trái đất cũng là năng lượng. Con người là một tiểu vũ trụ và cũng có năng lượng sinh học. Khi tập thiền, cơ thể tiếp nhận năng lượng của vũ trụ nhiều hơn, và đương nhiên năng lượng cơ thể cũng mạnh hơn.

Khi tậpthiền trường sinh học, ngay từ buổi đầu tiên, bạn sẽ cảm nhận được năng lượng là gì. Bạn sẽ cảm thấy năng lượng tác động lên khắp cơ thể. Nếu chăm chỉ luyện tập, bạn sẽ dần dần làm chủ được nguồn năng lượng này. Bạn có thể dùng nó để mở luân xa hoặc để chữa bệnh cho người khác.

Thế nhưng với người tập thiền thì càng nóng vội, càng mong muốn đạt được thành quả thì lại càng thất bại. Khi mới tập, bạn chỉ cần chú tâm vào từng hơi thở và cảm nhận sự khác biệt của cơ thể trong mỗi lần thiền định là đủ. Dần dần, tự dưng những thành quả sẽ đến với bạn.

Bác sĩ đời sống

[Theo Tuổi trẻ Đời sống]



Video liên quan

Chủ Đề