Hướng dẫn thanh lý vũ khí không rõ nguồn gốc năm 2024

Người dân rất lo ngại trước tình trạng xuất hiện tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ công dân, một phần do sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước về hành vi mua, bán, sử dụng vũ khí tự chế, vũ khí có xuất xứ từ Trung Quốc [dao găm, kiếm, súng hoa cải, roi điện...]. Đề nghị Bộ Công an có chế tài đủ mạnh để hạn chế tình trạng trên.

Ngày hỏi: 28/11/2017 Lượt xem: 9669

Câu trả lời

Để ngăn chặn, xử lý các hành vi sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ trái phép, Bộ luật Hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan, nhất là Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự đã có các quy định cụ thể, chặt chẽ với những chế tài nghiêm khắc.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều băng, nhóm tội phạm sử dụng súng tự chế, súng bắn đạn hoa cải, kiếm, dao có xuất xứ từ Trung Quốc gây ra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích... Trước tình hình đó, Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác đấu tranh, điều tra xử lý các hành vi vi phạm; phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quan có biện pháp ngăn chặn các loại vũ khí có nguồn gốc từ Trung Quốc vào thị trường Việt Nam; vận động nhân dân vùng biên tham gia đấu tranh với các hành vi buôn lậu các loại vũ khí từ Trung Quốc. Đồng thời, tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 902/CT-TTg ngày 25/6/2009 về tăng cường quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới; phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật Hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại vũ khí, vật liệu nổ [trong đó tập trung chủ yếu vào việc xử lý các loại súng săn, súng tự chế, thuốc nổ tự chế, vũ khí thô sơ có tính chất bạo lực mà trong Bộ luật Hình sự chưa quy định]; ban hành Kế hoạch số 77/KH-BCA[C11] ngày 10/7/2009 về việc tổng kiểm tra vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và chấn chỉnh công tác quản lý của lực lượng Công an nhân dân.

Hiện nay, Bộ Công an đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự án Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội [dự kiến thông qua vào tháng 8/2010]. Về lâu dài, Bộ Công an sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, tổng kết để xem xét, kiến nghị việc xử lý các hành vi trái phép liên quan đến vũ khí thô sơ cho phù hợp hơn.

+ Bước 1: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương có nhu cầu làm mất tính năng, tác dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật nộp hồ sơ tại cơ quan Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.

+ Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiếp nhận hồ sơ, ghi vào sổ theo dõi hồ sơ đã tiếp nhận; ghi và giao giấy biên nhận hồ sơ cho người được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cử đến nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai chưa chính xác thì hướng dẫn bằng văn bản ghi rõ thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai lại. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do không tiếp nhận cho cơ quan, tổ chức doanh nghiệp đã đề nghị.

+ Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy biên nhận hồ sơ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương có nhu cầu làm mất tính năng, tác dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả văn bản chấp thuận cho phép làm mất tính năng, tác dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Thành phần hồ sơ

Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trong đó nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nguồn gốc, xuất xứ của từng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, thời gian, tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp làm mất tính năng, tác dụng. Người được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu và xuất trình một trong các giấy tờ sau: Thẻ căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng minh do Quân đội nhân dân cấp còn giá trị sử dụng.

Số lượng hồ sơ [bộ] 01 [một] bộ Thời hạn giải quyết

05 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức.

Cơ quan thực hiện TTHC Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Kết quả thực hiện TTHC

Văn bản chấp thuận cho phép làm mất tính năng, tác dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Phí, lệ phí [nếu có]

Không.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC

Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

+ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ [Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017].

+ Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

+ Thông tư số 16/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

+ Thông tư số 17/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.

+ Thông tư số 18/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu và trình tự cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy phép, Giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ.

Chủ Đề