Hướng dẫn viết hồ sơ tuyển sinh đại học 2023 năm 2024

Mỗi phương thức xét tuyển Đại học lại yêu cầu thí sinh chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ riêng. Để không bỏ sót bất cứ giấy tờ quan trọng nào, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về từng loại hồ sơ. Dưới đây, Prep tổng hợp đầy đủ các loại giấy tờ, hồ sơ xét tuyển Đại học theo từng phương thức, hãy tham khảo để chuẩn bị đầy đủ nhé!

Những điều cần biết về hồ sơ xét tuyển đại học

Hồ sơ xét tuyển Đại học là các giấy tờ quan trọng, bắt buộc thí sinh phải nộp lại khi đăng ký xét tuyển vào Đại học bằng bất cứ phương thức nào.

Giấy tờ của thí sinh sẽ được trường dùng để đối chiếu, chứng thực cũng như lưu trữ làm hồ sơ sinh viên trong trường hợp thí sinh đậu vào trường. Mỗi hình thức xét tuyển và mỗi trường Đại học sẽ có những yêu cầu riêng trong hồ sơ, tuy nhiên, về cơ bản, hồ sơ xét tuyển bao gồm các giấy tờ như:

  • * Giấy chứng nhận tốt nghiệp
    • Sổ hộ khẩu
    • Ảnh thẻ
    • Căn cước công dân
    • Hồ sơ xét tuyển đại học gồm những gì?

II. Hồ sơ xét tuyển Đại học gồm những gì?

Dưới đây là danh sách hồ sơ xét tuyển Đại học được phân chia theo từng hình thức xét tuyển, các bạn có thể tham khảo qua!

1. Hồ sơ xét tuyển Đại học sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT

Đối với những ai sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT làm điểm xét tuyển, hồ sơ xét tuyển Đại học phân chia theo từng đối tượng thí sinh dự thi như sau:

1.1. Đối với thí sinh là học sinh lớp 12 THPT

Với thí sinh là học sinh lớp 12 THPT, hồ sơ xét tuyển Đại học bao gồm các loại giấy tờ quan trọng sau đây:

Loại giấy tờ

Số lượng

Ghi chú

Bằng tốt nghiệp THCS [bản chính]

1

Phiếu đăng ký dự thi Đại học

2

Phiếu số 1; phiếu số 2

Giấy CMND hoặc CCCD photo công chứng

1

Ảnh 4×6 ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh ra sau ảnh, đựng trong phong bì cẩn thận

4

Ảnh chụp mới gần nhất trong vòng 6 tháng

Phong bì dán sẵn tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại của thí sinh

2

Giấy chứng nhận được hưởng chế độ xét tuyển ưu tiên

1.2. Đối với thí sinh tự do

Có 2 đối tượng là thí sinh tự do, đó là thí sinh đã tốt nghiệp THPT và thí sinh chưa tốt nghiệp THPT, hồ sơ xét tuyển Đại học bao gồm các giấy tờ cơ bản sau đây:

Trường hợp

Hồ sơ

Số lượng

Ghi chú

Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT

Phiếu đăng ký dự thi

2

Phiếu số 1; phiếu số 2

Ảnh 4×6 ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh ra sau ảnh, đựng trong phong bì

4

Ảnh chụp mới trong 6 tháng

Giấy CMND hoặc CCCD photo có công chứng

1

Phong bì dán sẵn tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại của thí sinh

2

Giấy chứng nhận đối tượng hưởng điểm đối tượng ưu tiên tuyển sinh

Học bạ THPT

1

Bằng tốt nghiệp THCS hoặc Trung cấp [bản sao]

1

Giấy xác nhận điểm bảo lưu được cấp bởi Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước

1

Thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT

Phiếu đăng ký dự thi

2

Phiếu số 1; phiếu số 2

Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp [bản sao]

1

Ảnh 4×6

4

Ảnh chụp mới trong 6 tháng

Phong bì dán sẵn tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc của thí sinh

2

2. Hồ sơ xét tuyển Đại học bằng học bạ

Xét tuyển học bạ cũng là hình thức đem lại cho thí sinh nhiều cơ hội để đỗ vào trường Đại học mơ ước. Dưới đây là những giấy tờ quan trọng trong hồ sơ xét tuyển Đại học bằng học bạ mà các bạn nên chuẩn bị sẵn sàng, cẩn thận:

Loại giấy tờ

Số lượng

Ghi chú

Đơn đăng ký xét tuyển học bạ

1

Lấy chuẩn mẫu trên website của từng trường và mẫu quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời

1

Bắt buộc

Photo công chứng học bạ THPT

1

Bắt buộc

Photo công chứng CCCD hoặc CMND

1

Phong bì ghi đầy đủ địa chỉ liên lạc, số điện thoại và dán tem để nhận giấy báo trúng tuyển nếu đỗ

Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên nếu có

Ảnh 3×4

4

Ảnh chụp mới trong vòng 6 tháng

3. Hồ sơ xét tuyển Đại học sử dụng điểm thi Đánh giá năng lực

Đối với hình thức xét tuyển bằng điểm thi Đánh giá năng lực, giấy tờ trong hồ sơ xét tuyển Đại học sẽ phụ thuộc vào quy định của từng trường, cụ thể như sau:

3.1. Đối với trường Đại học quốc gia Hà Nội

Điều kiện tiên quyết đầu tiên để sử dụng điểm thi đánh giá năng lực đó là thí sinh phải tham gia kỳ thi và có giấy chứng nhận kết quả thi. Hồ sơ xét tuyển Đại học cơ bản gồm các giấy tờ sau đây:

Giấy tờ

Số lượng

Phiếu đăng ký xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực [theo mẫu của từng trường quy định sẵn]

1

Giấy chứng nhận kết quả thi ĐGNL của ĐH Quốc gia Hà Nội [bản sao công chứng]

Học bạ THPT công chứng

1

Ảnh chân dung 4×6 có ghi rõ họ tên, ngày sinh, số điện thoại

2 đến 4 ảnh, ảnh chụp mới

Lệ phí đăng ký xét tuyển có thể gửi qua bưu điện hoặc qua ngân hàng

3.2. Đối với trường Đại học Quốc gia TPHCM

Với thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TPHCM, hồ sơ xét tuyển Đại học bao gồm các giấy tờ cơ bản sau:

STT

Giấy tờ

Số lượng

1

Đơn đăng ký xét tuyển [theo mẫu của từng trường]

1

2

Bản photo công chứng Giấy chứng nhận kết quả thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TP.HCM

1

3

Photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.

1

4

Giấy tờ chứng nhận đối tượng, khu vực ưu tiên nếu có

1

3.3. Đồ sơ xét tuyển bằng điểm đánh giá tư duy Đại học Bách khoa

Đối với việc sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa, hiện tại chưa có thông tin yêu cầu hồ sơ. Prep đang cập nhật và sẽ cung cấp đến các bạn sớm nhất. Ngoài ra, để xem thông tin hồ sơ xét tuyển, các bạn hãy thường xuyên theo dõi tin tức trên các kênh chính thống của trường nhé!

III. Một số mẫu đơn xét tuyển Đại học và cách điền đơn

Dưới đây là một số mẫu đơn xét tuyển Đại học, và hướng dẫn cách điền đơn cơ bản có thể bạn đang cần, hãy lưu lại nhé!

1. Phiếu đăng ký xét tuyển Đại học

Mẫu phiếu đăng ký xét tuyển Đại học:

Mẫu phiếu đăng ký dự thi

Link tải mẫu phiếu đăng ký xét tuyển Đại học:

TẠI ĐÂY

2. Phiếu đăng ký xét tuyển học bạ

Phiếu đăng ký xét tuyển học bạ sẽ có quy định riêng theo từng trường, tuy nhiên, mẫu cơ bản sẽ theo form sau:

Mẫu phiếu đăng ký xét tuyển học bạ

Mẫu phiếu đăng ký xét tuyển học bạ: TẠI ĐÂY

Dưới đây là một số lưu ý cách điền phiếu đăng ký xét tuyển học bạ mà bạn nên tham khảo:

  • * Phần tên ngành: điền tên ngành mà bạn đăng ký xét tuyển.
    • Mã ngành: có 7 số, điền tương ứng vào ô. Chú ý tra cứu mã ngành đúng để tránh nhầm lẫn nhé!
    • Họ tên: điền đầy đủ họ tên theo giấy khai sinh. Chú ý viết bằng chữ in hoa có dấu.
    • Giới tính: giới tính nam điền 0, giới tính nữ điền 1.
    • Ngày, tháng năm sinh điền theo trên giấy khai sinh.
    • Nơi sinh: trong trường hợp thí sinh là người nước ngoài thì ghi tên quốc gia. Thí sinh là người Việt Nam thì ghi đến tỉnh/thành phố.
    • Dân tộc: điền theo giấy khai sinh.
    • Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân: đối với CCCD điền đủ 12 số, với CMND điền 9 số, trừ 3 ô đầu tiên.
    • Mã tỉnh, mã xã, mã huyện: tra cứu và điền đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    • Nơi học: điền đầy đủ tên trường và địa chỉ trường.
    • Đối tượng ưu tiên tuyển sinh: khoanh vào đối tượng tương ứng.
    • Số điện thoại: điền ghi rõ số điện thoại nhận thông báo.
    • Email: điền email rõ ràng để nhận thông báo.
    • Tổ hợp xét tuyển: chọn đánh dấu x vào ô tổ hợp bạn muốn xét tuyển, đồng thời điền điểm từng môn của tổ hợp đó.

IV. Lưu ý khi làm hồ sơ xét tuyển Đại học

Trong quá trình làm hồ sơ xét tuyển Đại học, các bạn hãy chú ý những vấn đề quan trọng sau đây nhé!

  • * Hãy chú ý đến thời gian xét tuyển học bạ: Mỗi trường sẽ có thông báo xét tuyển học bạ theo lịch riêng. Và hầu như, thời gian xét tuyển học bạ, công bố kết quả xét tuyển cũng sẽ sớm hơn rất nhiều so với các phương thức xét tuyển khác. Vì thế, các bạn phải thực sự lưu ý để tránh trường hợp bị lỡ lịch xét tuyển của trường.
    • Một số giấy tờ quan trọng như giấy tờ tùy thân, hồ sơ cần công chứng, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng trước 1 tháng để tránh trường hợp phải chờ đợi thời gian được công chứng, được chứng thực tại các cơ quan.
    • Hãy xin công chứng và chuẩn bị ít nhất 2 bộ hồ sơ phòng trường hợp có sự cố xảy ra, bạn vẫn có thể sử dụng hồ sơ dự phòng.
    • Đặc biệt, xét tuyển học bạ là hình thức đem lại nhiều cơ hội tuy nhiên độ cạnh tranh cũng khá cao. Vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn hình thức xét tuyển Đại học để có thể giành được cơ hội tốt nhất cho bản thân nhé!
    • Các mẫu xét tuyển học bạ và giấy tờ sẽ thay đổi theo yêu cầu của từng trường. Vì thế, hãy chú ý theo dõi kênh tuyển sinh chính thống của các trường để cập nhật tin tức chuẩn xác nhất nhé!
    • Túi hồ sơ xét tuyển Đại học cũng là thành phần quan trọng cần để tâm. Bạn cần học cả cách ghi bìa hồ sơ xét tuyển Đại học đầy đủ, ghi tất cả các giấy tờ bên trong túi đựng, chi tiết đến số lượng để hồ sơ đảm bảo lịch sự đồng thời tránh mất mát các giấy tờ nhỏ bên trong.
      Lưu ý khi làm hồ sơ xét tuyển đại học

Trên đây là toàn bộ các hồ sơ xét tuyển Đại học theo từng phương thức 2023 đầy đủ nhất mà Prep cập nhật cho bạn. Hãy cẩn thận và chuẩn bị đầy đủ nhất hồ sơ xét tuyển Đại học các bạn nhé!

Chủ Đề