Hút dịch màng phổi bào nhiều tiến

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH MÀNG PHỔI

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH MÀNG PHỔI

1. MỤC ĐÍCH

Chọc hút dịch màng phổi nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị

2. CHỈ ĐỊNH

2.1. Chẩn đoán

- Chẩn đoán xác định có tràn dịch màng phổi

- Chẩn đoán căn nguyên: dựa vào tính chất vật lý, xét nghiệm sinh hóa, tế bào, vi sinh vật dịch màng phổi.

2.2. Điều trị

- Hút dịch điều trị các triệu chứng do tràn dịch màng phổi gây ra như đau ngực, khó thở [chủ yếu làm giảm khó thở].

- Kết hợp với thuốc điều trị căn nguyên, hút dịch cho đến khi hết dịch trong khoang màng phổi.

- Bơm rửa và đưa thuốc vào trong khoang màng phổi để gây dính màng phổi, trong tràn mủ màng phổi, ung thư màng phổi.

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Không có chống chỉ định tuyệt đối. Cân nhắc giữa lợi ích chọc dịch và các tai biến trong các trường hợp sau:

+ Rối loạn đông máu, chảy máu

+ Bệnh lý tim mạch: loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim…

+ Bệnh nhân quá sợ hãi hoặc suy hô hấp nặng.

4. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ THUỐC MEN

- Bơm tiêm 5ml – 10ml, kim tiêm

- Máy hút dịch hoặc bơm tiêm 50ml để hút dịch

- Kim chọc dò: loại kim chuyên biệt có van 3 chiều. Nếu không có kim chuyên biệt thì có thể lắp một đoạn cao su ở đốc kim và dùng kìm Kocher để mở thay cho van, đảm bảo hút kín.

- Khăn mổ có lỗ, khay đựng dịch, ống nghiệm, bông và cồn sát trùng [cồn Iod 1% và cồn 700].

Lidocain 0,25 x 5 – 10ml; Atropin 1/4mg; Seduxen 10mg và các thuốc cấp cứu khác: Depersolon 30mg, Adrenalin 10/00 … túi thở Oxy,

5. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN

- Giải thích động viên bệnh nhân

- Chụp Xquang phổi thẳng, nghiêng.

- Thử phản ứng thuốc Lidocain; đo mạch, nhiệt độ, huyết áp.

30 phút trước khi chọc dịch, có thể tiêm tiền tê Atropin 1/4mg x 1 – 2 ống; Sedexen 5mg 1 ống [nếu bệnh nhân bình tĩnh, sức khoẻ cho phép, có thể không dùng thuốc tiền tê].         

6. KỸ THUẬT

- Tư thế bệnh nhân: bệnh nhân ngồi kiểu cưỡi ngựa trên 1 ghế tựa, khoanh 2 tay đặt lên chỗ tựa của ghế, trán đặt vào 2 tay, lưng uốn cong.

- Xác định vị trí chọc kim [thường ở khoang liên sườn 8 – 9 đường nách sau].

- Sát trùng rộng vùng chọc kim bằng cồn Iod và cồn 700.

- Trải khăn lỗ

- Gây tê bằng Lidocain từng lớp tại điểm chọc kim: từ da, tổ chức dưới da, đến màng phổi thành.

- Chọc kim tại điểm gây tê, vuông góc với thành ngực, sát bờ trên xương sườn. Khi kim vào tới khoang màng phổi sẽ có cảm giác sựt và nhẹ tay, hút thử kiểm tra và giữ cố định kim sát thành ngực.

- Hút bằng máy hút hoặc bơm tiêm 50ml, đảm bảo nguyên tắc hút kín, ở lần hút đầu tiên lấy 30ml cho vào 3 ống nghiệm gửi ngay đến labo để xét nghiệm sinh hoá, tế bào, vi sinh vật. Mỗi lần hút không quá 800ml. Nếu cần có thể hút lại lần II sau 12 giờ.

- Khi hút dịch xong, rút kim, sát khuẩn vùng chọc kim và băng lại, cho bệnh nhân nằm nghỉ, lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp.

7. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Dị ứng thuốc. Cần phải thử phản ứng thuốc tê trước khi làm thủ thuật

- Chảy máu: do chọc vào động mạch gian sườn. Đau do đâm phải thần kinh liên sườn.

- Choáng do lo sợ, cơ thể yếu, hoặc do phản xạ phó giao cảm. Tuỳ theo mức độ có thể để bệnh nhân nằm đầu thấp, uống nước chè đường, thở Oxy,Depessolon 30mg x 1 ống tiêm tĩnh mạch, nâng huyết áp bằng tráng Adrenalin tĩnh mạch, hoặc Dopamin và các can thiệp hồi sức tích cực khác.

- Tràn khí màng phổi do chọc kim làm thủng phổi, hoặc có thể do khí lọt vào qua dốc kim. Cần hút hết không khí ra.

- Bội nhiễm gây mủ màng phổi. Cần thực hiện các bước hết sức vô trùng.

- Phù phổi cấp: do hút quá nhanh và quá nhiều. Xử trí như đối với phù phổi cấp.

- Một số tai biến khác như: tắc khí mạnh, chọc nhầm vào các phủ tạng cũng có thể xảy ra.

Không gian trong màng phổi [the pleural space] là một không gian trống được hình thành bởi màng phổi [*màng phổi: màng kép bao quanh hai lá phổi]. Một số bệnh lý sức khỏe, như suy tim, suy thận, suy gan, viêm phổi, ung thư, các bệnh lý viêm mãn tính liên quan tới hệ thống miễn dịch,…có thể là nguyên nhân dẫn tới tích tụ chất lỏng ở không gian trong màng phổi: hiện tượng trên gọi là “tràn dịch màng phổi”.

Khi có tràn dịch màng phổi, người bệnh sẽ thường thấy khó thở khi gắng sức, lâu dần đau vùng xương sườn khi hít thở sâu hoặc khi thay đổi tư thế, ho khan. Bác sĩ có thể nghi ngờ tràn dịch màng phổi khi nghe phổi và chỉ định chụp X-quang lồng ngực để xác định. Mặc dù có thể thấy tràn dịch màng phổi trên phim chụp X-quang lồng ngực, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc có thể xác định nguyên nhân gây ra tràn dịch.

Để xác định được nguyên nhân gây ra tràn dịch màng phổi, bác sĩ sẽ thực hiện chọc hút dịch màng phổi [pleural puncture hoặc thoracentesis] để lấy dịch mẫu làm xét nghiệm.

Phòng xét nghiệm sẽ kiểm tra:

  • Số lượng proteins và LDH [Lactate dehydrogenase]: điều này sẽ giúp biết được tràn dịch màng phổi do bệnh lý màng phổi hay do thiếu protein trong máu.
  • Số lượng và loại bạch cầu: điều này sẽ chỉ ra những nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh lý màng phổi. 
  • Sự hiện diện của vi khuẩn và độ nhạy cảm với kháng sinh thông thường.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác, kể đến như sinh thiết màng phổi, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể từng người bệnh.

Chọc hút dịch màng phổi cũng giúp bác sĩ loại bỏ tất cả các chất lỏng tích tụ ở khoang màng phổi làm giảm các triệu chứng ở người bệnh.

Thế nào là chọc hút dịch màng phổi?

Chọc hút dịch màng phổi là một thủ thuật xâm lấn nhỏ, cho phép bác sĩ lấy một mẫu dịch lỏng trong khoang màng phổi khi bạn bị tràn dịch màng phổi.

Bác sĩ sẽ bắt đầu thủ thuật bằng một loại kim mảnh và thực hiện dưới gây tê cục bộ trên da, xuyên qua thành ngực cho đến khi vào đến không gian màng phổi của người bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ hút chất dịch bằng ống tiêm.

Kim sẽ được tháo ra khi kết thúc thủ thuật.  

Nếu lượng chất lỏng không nhiều, thủ thuật này sẽ được thực hiện sau khi xác định vị trí tràn dịch bằng siêu âm.  

Người bệnh không cần phải nhập viện sau khi làm thủ thuật này nhưng người bệnh sẽ được theo dõi trong 4 tiếng sau đó và chụp X-quang trước khi rời khỏi bệnh viện để đảm bảo rằng người bệnh đang ở tình trạng ổn định, không biến chứng.

Thế nào là sinh thiết màng phổi?

Sinh thiết màng phổi là một thủ thuật xâm lấn cho phép bác sĩ trích lấy một mẫu xét nghiệm màng phổi – lớp màng bao quanh phổi.

Có hai cách thực hiện sinh thiết màng phổi:

  • Chọc hút dịch màng phổi:
    • Đây là một thủ thuật xâm lấn nhỏ được thực hiện dưới gây tê cục bộ bởi bởi bác sĩ hô hấp.
    • Bác sĩ sẽ bắt đầu thủ thuật bằng một loại kim sinh thiết với kỹ thuật tương tự như chọc hút dịch màng phổi và đưa kim vào thành ngực của người bệnh để lấy mẫu bệnh phẩm ở màng phổi. Kim sẽ được loại bỏ sau cùng khi thủ thuật kết thúc. 
    • Người bệnh sẽ không cần phải nhập viện nhưng cần phải ở lại bệnh viện trong 4 tiếng sau đó để chụp X-quang trước khi ra viện để đảm bảo rằng người bệnh đang ở tình trạng ổn định, không biến chứng.
  • Nội soi màng phổi:
    • Đây là một thủ thuật xâm lấn được bác sĩ phẫu thuật lồng ngực thực hiện dưới gây mê toàn thân. Người bệnh cần nhập viện trước lịch thực hiện vài ngày.
    • Thủ thuật trên không đề cập chi tiết trong tài liệu này.

Những rủi ro khi thực hiện chọc hút dịch màng phổi và sinh thiết màng phổi là gì?

Chọc hút dịch màng phổi và sinh thiết màng phổi thường là các thủ thuật chứa đựng một vài biến chứng, có thể kể đến như:

  • Đau trong khi làm thủ thuật, thường có thể giảm nhẹ bằng cách tiêm thuốc gây tê cục bộ và sẽ biến mất khi kim được gỡ bỏ.
  • Chảy máu: Người bệnh tối thiểu có thể bị chảy máu khi kim đâm vào da, hoặc khi làm sinh thiết màng phổi, đặc biệt trong trường hợp nếu người bệnh dùng thuốc làm loãng máu hoặc nếu người bệnh gặp các vấn đề về máu đông. Đó là lí do tại sao bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các thuốc điều trị thường xuyên và tiền sử bệnh lý sức khỏe, sau đó chỉ định người bệnh xét nghiệm máu kiểm tra vấn đề đông máu [nếu cần thiết]. Hiếm khi, chảy máu có thể chuyển biến phức tạp hơn sau khi thực hiện sinh thiết màng phổi và khi ấy người bệnh cần nhập viện đặt ống lồng ngực.
  • Tràn khí màng phổi: Dịch màng phổi có thể thay thế bởi không khí, hoặc do có lỗ thủng ở màng phổi trong quá trình thực hiện thủ thuật hoặc thường nhất là do sự giãn nở không hoàn toàn của phổi. Đó là lý do tại sao người bệnh nên chụp X-quang lồng ngực để kiểm tra sau thủ thuật. Trong một số trường hợp, không khí phải được loại bỏ bằng cách lồng ống dẫn lưu từ lồng ngực.
  • Ho ra máu trong khi thực hiện thủ thuật: Xảy ra rất hiếm và nguyên nhân thường do kim đâm vào phổi. Hiện tượng này thường không đáng lo ngại và sẽ dừng lại sau vài phút.

Khi nào người bệnh có kết quả?

Các mẫu mà bác sĩ trích [lấy] từ người bệnh sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm.

Kết quả phân tích tế bào, proteins và LDH sẽ nhận được sau 01 ngày. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm vi sinh, pathology và lao phổi cần đợi thêm.

Sau chọc hút dịch màng phổi và sinh thiết màng phổi, bác sĩ sẽ hẹn người bệnh khám lại trong vòng 05 ngày sau để giải thích các kết quả và kê đơn thuốc điều trị hoặc đề xuất thêm các xét nghiệm cần bổ sung [nếu cần thiết].

Khoa Hô hấp-Dị ứng của Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội có khả năng chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, về phổi và bao gồm cả Lao phổi và Lao ngoài phổi. Khoa thực hiện khám và điều trị bệnh hô hấp, như: viêm đường hô hấp trên: viêm phế quản cấp, mãn; viêm phổi; áp xe phổi; lao phổi và lao ngoài phổi; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; hen phế quản; giãn phế quản….

Đồng thời, Khoa Hô hấp-Dị ứng còn thực hiện các thủ thuật, như: Thăm dò chức năng hô hấp và test phục hồi phế quản; chọc dò và sinh thiết màng phổi; mở màng phổi, đặt sonde dẫn lưu màng phổi; nội soi phế quản ống mềm; sinh thiết khối u, thành phế quản; phối hợp với phẫu thuật viên lồng ngực…

Để tư vấn trực tuyến với Bác sỹ chuyên khoa, vui lòng liên hệ: [84-24] 3577 1100 hoặc gửi câu hỏi về cho chúng tôi tại đây

Video liên quan

Chủ Đề