Huyện đông sơn tỉnh thanh hóa là khu vực mấy

Với quy hoạch này, đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính TP Thanh Hóa và toàn bộ huyện Đông Sơn, có diện tích từ 147 km2 lên hơn 228 km2.

Đây là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa, đô thị tỉnh lỵ với vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa...

Theo quyết định, đất xây dựng đô thị hiện trạng khoảng 7.634 ha, chiếm khoảng 34% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị. Đến năm 2030, đất xây dựng đô thị khoảng 11.181 ha, chiếm khoảng 49% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị. Đến năm 2040, đất xây dựng đô thị khoảng 14.019 ha, chiếm khoảng 61% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị.

Không gian đô thị với ý tưởng chủ đạo là tựa núi ngàn Nưa, bên sông Mã, hướng ra vịnh Bắc Bộ. Đô thị Thanh Hóa sẽ phát triển theo mô hình "tập trung, đa tâm" điều chỉnh mô hình "vành đai - xuyên tâm" thành mô hình "vành đai mở kết hợp mạng lưới mềm".

Lấy trục đại lộ Lê Lợi kéo dài làm trục trung tâm, lấy sông Mã làm trục cảnh quan của đô thị; tăng cường các dải đô thị song song với trục cảnh quan sông Mã; hình thành vành đai số 3 kết nối các dải đô thị.

Lấy trung tâm đô thị hiện hữu làm hạt nhân, hình thành khung cấu trúc đô thị "3 trục phát triển - 6 trung tâm - 1 hành lang sinh thái tự nhiên".

Trong đó, 3 trục phát triển gồm: Trục truyền thống: Theo hướng Bắc - Nam dọc Quốc lộ 1A cũ, nối các khu vực phát triển truyền thống của đô thị gồm khu vực Hàm Rồng; khu vực Hạc Thành và khu vực cầu Quán Nam.

Quy hoạch chung đưa ra mục tiêu xây dựng TP Thanh Hóa trở thành địa phương dẫn đầu cả tỉnh về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là một trong những trung tâm lớn của vùng nam đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Trục phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: Theo các trục đường Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, Đại lộ Đông - Tây, Đại lộ Nam sông Mã, nối các khu vực phát triển đô thị hiện đại từ nút giao đường bộ cao tốc, qua Trung tâm hiện hữu của TP, kết nối với TP du lịch biển Sầm Sơn.

Trục phát triển mới theo hướng Tây Nam - Đông Bắc: từ đường trung tâm TP đi Cảng hàng không Thọ Xuân qua đại lộ Lê Lợi, đại lộ Nguyễn Hoàng đi biển Hải Tiến, kết nối các khu vực có vai trò động lực phát triển mới.

6 trung tâm tích hợp gồm: Trung tâm hiện hữu: Chức năng trọng tâm là trung tâm hành chính, chính trị của TP và của cả tỉnh Thanh Hóa; trung tâm Hàm Rồng - Núi Đọ: Chức năng trọng tâm là trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái; trung tâm Đông Nam: Chức năng trọng tâm là trung tâm thể dục thể thao cấp tỉnh, trung tâm dịch vụ khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực và trung tâm đô thị mới theo hướng liên kết TP Thanh Hóa - TP Sầm Sơn…

Với quy hoạch mới này, TP Thanh Hóa sẽ trở thành địa phương dẫn đầu cả tỉnh về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là một trong những trung tâm lớn về thương mại dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, văn hóa khoa giáo, y tế, thể thao của vùng nam đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Theo lộ trình, trong năm 2023, toàn huyện Đông Sơn với 14 xã, thị trấn [dân số hơn 88.000 người] sẽ sáp nhập vào TP Thanh Hóa.

Mục tiêu của quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là "Phấn đấu đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao.

Tỉnh Thanh Hóa đã công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 [Ảnh: M.H].

Phấn đấu đến năm 2025, Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ Quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước; quốc phòng, an ninh đảm bảo vững chắc; giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội.

Trọng tâm ưu tiên thu hút đầu tư của Thanh Hóa là để đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế, gồm: 4 trung tâm kinh tế động lực; 3 trụ cột tăng trưởng; 6 hành lang kinh tế.

Đến năm 2025, toàn tỉnh Thanh Hóa sẽ có 47 đô thị các loại; trong đó, một thành phố là đô thị loại I [đô thị Thanh Hóa: Sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa]; 2 đô thị loại III [thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn]; một đô thị loại IV [thị xã Nghi Sơn] và 43 đô thị loại V.

Đến năm 2025, toàn tỉnh Thanh Hóa sẽ có 47 đô thị các loại [Ảnh: M.H].

Đến năm 2030, toàn tỉnh Thanh Hóa có 47 đô thị; trong đó, một thành phố là đô thị loại I [đô thị Thanh Hóa]; 2 đô thị loại III [thành phố Sầm Sơn, thành phố Nghi Sơn]; 4 đô thị loại IV [huyện Hà Trung sáp nhập vào thị xã Bỉm Sơn; thành lập mới 3 thị xã gồm: Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương]; 40 đô thị loại V.

Hoàn thành sân vận động trung tâm 30.000 chỗ ngồi; phát triển 13 sân golf gắn với phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng, khu đô thị sinh thái cao cấp và một số địa điểm khác có điều kiện phù hợp…

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển thực hiện quy hoạch tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2021 - 2030 là 1.650.000 tỷ đồng [tương đương gần 80 tỷ USD quy đổi theo tỷ giá hiện tại; trong đó giai đoạn 2021 - 2025 là 750.000 tỷ đồng; giai đoạn 2026 - 2030 là 900.000 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách nhà nước khoảng 242.000 tỷ đồng [chiếm khoảng 14,7%], vốn ngoài ngân sách nhà nước khoảng 1.019.000 tỷ đồng [chiếm khoảng 61,7%], vốn FDI khoảng 389.000 tỷ đồng [chiếm khoảng 23,6%].

Căn cứ kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ được giao, giám đốc các sở, trưởng các ban, ngành đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh trước ngày 15/4, xây dựng và ban hành chương trình, kế hoạch hành động, các văn bản cụ thể triển khai thực hiện kế hoạch này.

Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, công tác quy hoạch có vị trí, vai trò rất quan trọng, được ví như người công binh mở đường, quyết định đến thắng lợi của cuộc chiến [Ảnh: M.H].

Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là sự kiện rất có ý nghĩa, khẳng định khát vọng, tầm nhìn và mở rộng không gian, chỉ ra các động lực phát triển, để Thanh Hóa khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh, vững vàng trên hành trình trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ Quốc.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, công tác quy hoạch có vị trí, vai trò rất quan trọng, được ví như người công binh mở đường, quyết định đến thắng lợi của cuộc chiến. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã nhiều lần khẳng định "Muốn phát triển tốt thì phải có quy hoạch tốt, vì quy hoạch tốt thì mới có chương trình, dự án tốt, từ đó mới có nhà đầu tư tốt".

Chủ Đề