Huyết hồng là gì

Ra máu báo sinh là một trong những dấu hiệu sớm báo hiệu thời điểm thai nhi chuẩn bị chào đời, thế nhưng không phải mẹ bầu nào cũng xuất hiện tình trạng này trước sinh.

1. Ra máu báo sinh là gì?

Dân gian còn gọi dấu hiệu Ra máu báo sinh là ra máu cá chuyển dạ hay huyết hồng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng tưởng bản thân chuẩn bị chuyển dạ. Tuy nhiên ra máu báo sinh chỉ là giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ, lúc này mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sinh nở.

Ra máu là dấu hiệu báo chuyển dạ sớm

Ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ, tử cung của người mẹ bắt đầu co thắt, khiến cổ tử cung mỏng đi và giãn nở nhiều hơn. Sau đó ống mao dẫn trong cổ tử cung bị phá vỡ, gây tiết dịch nhờn cùng các sợi máu đỏ hoặc màu cà phê.

Đặc điểm của máu báo sinh là:

- Số lượng máu ra thường ít: Thông thường mẹ bầu chỉ phát hiện được tình trạng này khi nhìn vào quần lót thấy có vệt màu hồng. Hầu hết trường hợp ra máu báo sinh không nhiều đến mức mẹ phải dùng đến băng vệ sinh.

- Máu có màu đỏ hoặc nâu cà phê, thường tiết ra cùng dịch nhờn âm đạo.

Thông thường sau khi ra máu báo sinh, mẹ bầu sẽ không chuyển dạ và sinh nở ngay trong ngày hoặc thậm chí trong tuần, do đó không nên cuống cuồng tới bệnh viện. Thay vào đó thai phụ nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý và sức khỏe cho quá trình vượt cạn chuẩn bị diễn ra cũng như theo dõi thêm các dấu hiệu khác của cơ thể.

2. Ra máu báo bao lâu thì sinh?

Rất khó để trả lời chính xác ra máu báo sinh bao lâu thì sinh bởi quãng thời gian này còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa và trải nghiệm sinh nở của từng thai phụ. Tuy nhiên, vẫn có thể ước lượng khoảng thời gian để mẹ bầu có thể chuẩn bị tốt hơn cho thời khắc quan trọng nhất của thai kỳ.

Mặc dù ra máu báo sinh là dấu hiệu sớm của quá trình chuyển dạ song phần lớn trường hợp máu báo xuất hiện trước khi sinh khoảng 1 tuần. Đôi khi tình trạng này sẽ tái diễn nhiều lần cho tới thời điểm sinh mỗi khi có sự giãn nở tử cung của mẹ bầu.

Có nhiều trường hợp thai phụ sinh sau vài giờ kể từ thời điểm ra máu báo sinh, cũng có những thai phụ trải qua quá trình này muộn hơn 1 - 2 tuần. Điều này còn phụ thuộc vào các triệu chứng đi kèm với ra máu báo sinh như:

2.1. Rò rỉ, vỡ ối

Thai phụ trước khi sinh có thể thấy chất dịch gần như trong suốt, không có mùi khai chảy từ vùng kín ra ngoài, đây chính là nước ối bị rò rỉ hoặc vỡ khi chuẩn bị sinh. Nếu dấu hiệu này xuất hiện, mẹ bầu cần sớm tới ngay bệnh viện kiểm tra vì trẻ sẽ rất nhanh chóng chào đời.

Ra nước ối là dấu hiệu cần nhập viện càng sớm càng tốt

Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa rò dịch ối và việc tăng tiết dịch nhầy kèm máu báo sinh, đây là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau. Máu báo sinh có màu đỏ hoặc nâu, tiết cùng chất nhầy vùng kín có màu vàng nhạt hoặc nâu, dai, hơi lợn cợn. Tình trạng tăng tiết nhầy kèm máu báo sinh thường xuất hiện trước thời điểm sinh khá lâu, không giống với tình trạng bị rò rỉ hoặc vỡ ối.

2.2. Đau bụng dưới

Đau bụng kèm theo những cơn co thắt liên tiếp, khoảng 10 phút mỗi cơn và ngày càng tăng thì đây chính là dấu hiệu báo cơn chuyển dạ đến gần. Cũng cần phân biệt các cơn chuyển dạ thực sự và chuyển dạ giả bằng cách thay đổi tư thế, nếu cơn đau quặn không giảm mà đến ngày càng dồn dập hơn thì bạn nên nhập viện càng sớm càng tốt.

Trong những tháng cuối của thai kỳ, mẹ có thể gặp nhiều cơn chuyển dạ giả xuất hiện do tử cung co thắt chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

2.3. Đau lưng

Rất nhiều thai phụ gặp phải tình trạng đau lưng dưới dữ dội trong những ngày chuẩn bị chuyển dạ, tuy nhiên hầu hết trường hợp cơn đau không quá nặng. Nếu vượt sức chịu đựng của mẹ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chăm sóc giảm đau.

Cổ tử cung mở là dấu hiệu sắp sinh chính xác nhất

2.4. Cổ tử cung mở

Đây là dấu hiệu sắp sinh chính xác nhất bởi khi bé chuẩn bị chào đời, cổ tử cung mới bắt đầu giãn nở để thực hiện đẩy thai nhi khỏi tử cung qua âm đạo và ra ngoài. Trong tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu đi khám thai định kỳ mỗi tuần sẽ được kiểm tra độ mở cổ tử cung để dự đoán thời điểm sinh chính xác nhất.

3. Khi nào mẹ bầu cần nhập viện chuẩn bị sinh?

Rất nhiều thai phụ lo lắng nhập viện khi ra máu báo sinh, tuy nhiên cần theo dõi thêm các triệu chứng đặc trưng của quá trình chuyển dạ. Nếu hiện tượng ra máu báo sinh xảy ra độc lập, phải từ vài ngày - 2 tuần nữa cơn chuyển dạ thực sự mới diễn ra.

Thời điểm hợp lý thai phụ nên nhập viện chuẩn bị sinh là khi các cơn co thắt tử cung của quá trình chuyển dạ diễn ra, tiêu chuẩn là xuất hiện cơn co thắt 3 phút một lần tương đương với cơn co tần số 3 trong 10 phút. Lúc này cổ tử cung thường đã mở khoảng 2cm, trung bình sau khoảng 8 - 16 giờ nữa em bé sẽ chào đời. Một số trường hợp khác thai phụ sẽ cần thời gian chuyển dạ lâu hơn.

Thời gian chuyển dạ sinh ở mỗi thai phụ là khác nhau

Bên cạnh việc theo dõi các dấu hiệu như ra máu báo sinh, việc kiểm tra sức khỏe và siêu âm xét nghiệm sàng lọc dị tật thai là vô cùng cần thiết. Dịch vụ chăm sóc thai sản tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giúp thai kỳ của mẹ khỏe mạnh, an toàn và hạnh phúc hơn.

Trong suốt quá trình mang thai, các bác sỹ Sản khoa hàng đầu MEDLATEC sẽ cùng đồng hành, đưa ra những tư vấn, điều trị, hướng chăm sóc xử lý tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ thăm khám, chăm sóc sức khỏe thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56. Hi vọng những thông tin về dấu hiệu ra máu báo sinh trong bài viết này cũng như sự đồng hành của MEDLATEC sẽ giúp mẹ có thai kỳ an toàn và trọn vẹn hơn.

Khí hư màu hồng nhạt có thể do hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,... Làm sao để phân biệt và cải thiện, phòng ngừa tình trạng này cho hiệu quả? Tham khảo tư vấn từ các chuyên gia trong bài viết dưới đây.

1. Yên tâm “cho qua” nếu khí hư màu hồng nhạt là dấu hiệu sinh lý

Huyết trắng là dịch nhầy âm đạo, xuất hiện từ độ tuổi dậy thì. Huyết trắng thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, dưới sự tác động của nội tiết tố trong cơ thể, nhất là estrogen. Khi gần tới ngày rụng trứng hoặc khi có kích thích tình dục, huyết trắng sẽ ra nhiều hơn và vẫn là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể.

Thông thường, chị em sẽ thấy huyết trắng có màu hồng nhạt sau chu kỳ kinh nguyệt và đây là hiện tượng sinh lý không đáng lo ngại. Nguyên nhân của tình trạng này là do máu kinh còn sót lại trong lòng tử cung và đẩy ra ngoài dần dần.

Tuy nhiên, chị em cũng cần lưu ý, khi bị ra huyết trắng có màu hồng nhạt sau chu kỳ kinh nguyệt chỉ xuất hiện vài ngày chứ không kéo dài. Còn nếu tình trạng khí hư màu hồng nhạt kéo dài thì có thể chị em đang bị rong kinh, rong huyết - do rối loạn nội tiết tố, áp lực tâm lý, viêm nhiễm,... gây ra.

2. Khí hư màu hồng nhạt là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm phụ khoa

2.1. Khí hư màu hồng nhạt là dấu hiệu của Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị nhiễm khuẩn. Tác nhân có thể là nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng Trùng roi Trichomonas. Ngoài biểu hiện khí hư bất thường màu trắng đục, màu vàng xanh hoặc màu hồng nhạt, viêm âm đạo còn gây nên tình trạng vùng kín thường xuyên ngứa ngáy khó chịu, đau khi quan hệ, đau rát khi đi tiểu,... Trong số các dạng viêm âm đạo thì viêm âm đạo do nấm Candida Albicans là dạng dễ gặp và dễ tái phát nhất.

2.2. Viêm cổ tử cung gây ra khí hư màu hồng nhạt

Viêm cổ tử cung là tình trạng sưng và viêm ở ống cổ tử cung do nhiễm khuẩn, nấm hay ký sinh trùng gây ra. Triệu chứng của viêm cổ tử cung có thể là khí hư ra nhiều bất thường, màu hồng nhạt, đau khi quan hệ, ngứa và tiết dịch bất thường,... Viêm cổ tử cung gồm hai dạng là viêm cổ tử cung cấp tính và mãn tính. Trong đó, viêm cổ tử cung mãn tính là tình trạng bệnh tái phát nhiều lần hoặc không được điều trị kịp thời ngay từ sớm.

2.3. Viêm lộ tuyến cổ tử cung khiến huyết trắng [khí hư] màu hồng nhạt

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng cổ tử cung bị viêm nhiễm kèm theo lộ tuyến. Bệnh được thành 3 cấp độ khác nhau, trong đó cấp độ 1 là cấp độ nhẹ nhất. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang cấp độ nặng hơn.

Vùng kín xuất huyết khi quan hệ, đau bụng dưới, đau lưng, huyết trắng ra nhiều bất thường, có thể ra suốt cả kỳ kinh, huyết trắng có màu hồng nhạt... là những biểu hiện phổ biến của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Nếu thấy huyết trắng có màu hồng nhạt, có mùi hôi, ngứa chị em không nên bỏ qua nguy cơ bệnh viêm lộ tuyến bởi nếu để bệnh kéo dài hoặc không được chữa trị triệt để sẽ dễ gây viêm tắc vòi trứng, có thể gây vô sinh – hiếm muộn, chửa ngoài dạ con, dễ sảy thai, sinh khó, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi,…

2.4. Khí hư [huyết trắng] màu hồng là dấu hiệu của Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo là tình trạng niệu đạo [hoặc ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể bị viêm hoặc kích ứng, do nhiễm khuẩn. Viêm niệu đạo cũng là một trong những bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến bởi niệu đạo của phái yếu thường ngắn, chỉ dài khoảng 1,5 inch, khiến vi khuẩn dễ dàng thâm nhập hơn.

Viêm niệu đạo gây nên khí hư màu hồng nhạt kèm theo các biểu hiện bất thường khác như: đau rát và chảy máu âm đạo khi giao hợp, tiểu rát buốt, ngứa, mùi hôi...

2.5. Khí hư màu hồng là dấu hiệu của Nhiễm virus HPV

HPV là loại virus lây nhiễm qua đường tình dục, thông qua quan hệ tình dục virus ngày hoàn toàn có thể lây từ nữ sang nam. Loại virus này có khoảng 100 chủng loại, trong đó có đến 40 loại gây ra các bệnh ở cơ quan sinh dục cả nam và nữ và có đến 15 loại cực nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản. Trong số các loại virus HPV, virus HPV 16 và HPV 18 là hai loại có khả năng gây viêm nhiễm sâu nhất ở cổ tử cung của nữ giới.

Mụn có sinh dục là biểu hiện điển hình của bệnh. Ngoài ra, các biểu hiện khác gồm khí hư có màu hồng nhạt, đau khi quan hệ,...

3. Cách cải thiện tình trạng khí hư màu hồng nhạt

Khi bị ra khí hư màu hồng nhạt, nhiều chị em mua các sản phẩm vệ sinh về sử dụng hoặc tự áp dụng các bài thuốc theo sự mách bảo của người khác. Tuy nhiên, những hành động này không những khiến bệnh không đỡ mà còn có thể tiến triển nặng hơn vì chữa không đúng bệnh, không đúng thuốc.

Nếu bị ra khí hư màu hồng, hồng nhạt bất thường do các bệnh viêm nhiễm, bệnh lý phụ khoa gây ra, chị em cần có sự can thiệp và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Khi đó, bác sĩ có thể soi tươi khí hư để tìm ra tác nhân gây viêm. Mỗi tác nhân có thể sẽ được điều trị bằng các thuốc khác nhau. Nhiều trường hợp lấy đơn thuốc của người khác điều trị sẽ tự "rước họa vào thân".

Do đó, nếu thấy huyết trắng bất thường, chị em cần nhanh chóng tới các bệnh viện lớn, cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn điều trị. Nếu được bác sĩ kê đơn thuốc, chị em cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn, không lạm dụng, không bỏ dở đơn thuốc.

Và chị em cần lưu ý, các loại thuốc kháng sinh tây y sẽ giúp diệt mầm bệnh rất tốt nhưng lại không có cơ chế ngăn ngừa kháng thuốc, nhờn thuốc hay bảo toàn vi khuẩn có lợi, môi trường âm đạo.

Vì vậy, bên cạnh đơn thuốc của bác sĩ, chị em nên kết hợp sử dụng sản phẩm dạng viên uống chứa Immune Gamma [chiết tách từ thành tế bào vi khuẩn có lợi Lactobacillus] và các thảo dược Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh,... Sản phẩm này sẽ giúp cân bằng PH âm đạo [do viêm trước đó hoặc do dùng kháng sinh], kiểm soát dịch tiết, làm lành tổn thương và đặc biệt tăng sức đề kháng cho cơ thể, vùng kín, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh phụ khoa tái phát hoặc biến chứng.

Sản phẩm chứa các thành phần thảo dược tự nhiên nên rất an toàn khi sử dụng, chị em có thể yên tâm sử dụng lâu dài, không cần sự kê đơn và theo dõi chặt chẽ từ các bác sĩ.

Kết hợp sản phẩm chứa các thảo dược như trên cũng là cách điều trị Đông - Tây y kết hợp, vừa giúp rút ngắn thời gian điều trị lại giúp bệnh nhanh khỏi.

4. Lời khuyên của chuyên gia giúp phòng tránh khí hư màu hồng nhạt

Để tránh tình trạng huyết trắng thay đổi bất thường thành màu hồng nhạt hoặc các màu khác lạ, chị em nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Giữ cho âm đạo sạch sẽ
  • Không sử dụng xà phòng thơm và các sản phẩm xịt vùng kín.
  • Không thụt rửa âm đạo: Nếu chị em càng thụt rửa, vi trùng, vi khuẩn càng có cơ hội xâm nhập sâu vào bên trong. Chị em chỉ nên vệ sinh bên ngoài âm hộ, giữ cho âm hộ luôn được khô thoáng.
  • Sau khi đi vệ sinh, luôn lau từ trước ra sau để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo và gây nhiễm trùng từ đường hậu môn.
  • Mặc quần lót chất liệu cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi, mặc quần vừa size.
  • Thay quần áo khi ẩm ướt, sau khi đi bơi.
  • Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch... để tắm rửa.
  • Vệ sinh cho cả hai người trước, sau khi quan hệ tình dục
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy.
  • Lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín thích hợp, an toàn khi dùng hằng ngày. Sản phẩm đó nên đảm bảo các yêu cầu: Làm sạch nhẹ nhàng, giảm ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa; khử mùi hôi vùng kín; dưỡng da vùng kín đem lại cảm giác thoải mái, tự tin. Bạn có thể sử dụng sản phẩm chứa Nano bạc, pH =[4-6], tinh chất bạc hà, chè xanh đáp ứng được các yêu cầu trên, đang được rất nhiều chị em tin dùng.
  • Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín vì sẽ làm mất cân bằng pH âm đạo, khiến vùng kín dễ viêm nhiễm.
  • Không lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày.
  • Với băng vệ sinh trong những ngày "đèn đỏ", cần thay sau 3 - 4 giờ sử dụng, dùng loại có chất lượng đảm bảo.
  • Đi khám khi có dấu hiệu bất thường và khám phụ khoa định kì: Khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường, chị em cần sớm tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Hoặc dù không có bất kì dấu hiệu bất thường nào, chị em cũng nên duy trì thói quen khám phụ khoa định kì ít nhất mỗi năm 1 lần, để sớm phát hiện và điều trị bệnh, tránh để bệnh nặng rồi mới điều trị vì vừa gây khó khăn cho điều trị, vừa tốn kém.

Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn cho bạn về tình trạng khí hư màu hồng nhạt và cách điều trị, phòng tránh hiệu quả nhé [miễn phí].

Video liên quan

Chủ Đề