Kế hoạch phát triển nguồn lực trong nhà trường

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAM LÂM

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI

––––––––––––––––––––

Cam An Bắc, tháng 9/2014

PHÒNG GD&ĐT CAM LÂM         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------------                                      -------------------------

         Số :      /TTr-THCS.NT       CamAn Bắc,ngày 10 tháng 9 năm 2014

TỜ TRÌNH

V/v đề nghị phê duyệt kế hoạch phát triển trường THCS Nguyễn Trãi

Giai đoạn 2015-2020

Căn cứ  Kế hoạch số 45-KH/HU ngày 22/7/2014 của Huyện ủy Cam Lâm thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Kết luận số 51-KL/TW,ngày 29/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [Khóa XI] về Đề án “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

            Thực hiện công văn số 486/PGD&ĐT-TCCB ngày 11/8/2014 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Cam Lâm v/v hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020.  

            Trường THCS Nguyễn Trãi đã xây dựng kế hoạch phát triển của nhà trường trong giai đoạn 2015-2020 nhằm xác định mục tiêu và phương hướng phấn đấu trong 5 năm.Kế hoạch đã phác thảo được các định hướng mang tính chiến lược đồng thời cũng đã nêu rõ các biện pháp chủ yếu trong quá trình thực hiện.Đây là những quyết sách về các chủ trương lớn của nhà trường và toàn thể CB,GV,CNV đối với sự nghiệp giáo dục tại Cam An Bắc.

            Để có cơ sở pháp lý cho nhà trường trong việc thực hiện nội dung kế hoạch,trường THCS Nguyễn Trãi kính đề nghị Lãnh đạo phòng Giáo dục và đào tạo Huyện Cam Lâm phê duyệt “Kế hoạch phát triển trường THCS Nguyễn Trãi giai đoạn 2015-2020”.Xin chân thành cám ơn ./.

Nơi nhận:                                                        HIỆU TRƯỞNG

-Phòng GD&ĐT Cam Lâm

-Lưu VT

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI

GIAI ĐOẠN 2015-2020

–––––––––––––

          A. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

Việc xây dựng kế hoạch phát triển trường THCS Nguyễn Trãi giai đoạn 2015-2020 được căn cứ trên các văn bản pháp lý sau đây :

          - Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;

          - Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;

          - Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường THCS,trường THPH và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trunghọccơ sở,trường phổ thông trung học và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/2/2010của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường THCS, và trường phổ thông có nhiều cấp học  đạt chuẩn quốc gia;

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI vể “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

- Kế hoạch số 45-KH/HU ngày 22/7/2014 của Huyện ủy Cam Lâm thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Kết luận số 51-KL/TW,ngày 29/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [Khóa XI] về Đề án “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

Phần I

Phân tích bối cảnh và thực trạng nhà trường

          I. Khái quát tình hình kinh tế -xã hội của xã Cam An Bắc:

          Xã Cam An Bắc được thành lập theo Quyết định số 230 – HĐBTngày 18/10/1985 Hội động Bộ trưởngtrên cơ sở tách xã Cam An thành hai xã là Cam An Nam và Cam An Bắc., Về giáo dục, đến nay Cam An Bắc có một Trường Trung học cơ sở, một Trường tiểu học và một Trường mẫu giáo [đến năm 2010, cả hai trường THCS và tiểu học  đều đạt chuẩn quốc gia].Mặt bằng dân trí của người dân tương đối cao.

          Kinh tế phát triển theo cơ cấu nông nghiệp- dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp; 80% số dân sống bằng nông nghiệp, 10% kinh doanh dịch vụ, 10% còn lại sinh sống bằng nghề lao động dịch vụ khác. Tiềm năng kinh tế của xã Cam An Bắc là cây nông nghiệp, trong đó cây mía 780 ha và cây mì chiếm 200 ha.

          Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát kịp thời của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, UBND xã đã điều hành cụ thể trên từng mặt công tác, từng lĩnh vực kinh tế - xã hội; cùng với các cơ quan khối đoàn thể động viên tinh thần của toàn dân thi đua lao động sản xuất để hoàn thành vượt mức chỉ tiêu KT-XH đã đề ra.

          1. Sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục:

Đảng ủy và chính quyền địa phương xã Cam An Bắc rất quan tâm đến việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục trên địa bàn, đối với trường THCS Nguyễn Trãi địa phương rất quan tâm, cụ thể như sau:

 - Quan tâm đầu tư cho trường một diện tích đất rộng lớn với diện tích 9.997 m2, nằm trên trục lộ chính của xã,mặt bằng thoáng mát,rộng rãi nên thuận lợi cho việc học tập cảu học sinh.

          - Đầu tư cơ sở vật chất khang trang, 12 phòng học được xây dựng mới hoàn chỉnh từ năm 2010 từ nguồn ngân sách của tỉnh và huyện; tạo điều kiện thuận lợi để trường đạt chuẩn Quốc gia từ năm 2011 và trở thành một trong những trường có khuôn viên đẹp về cảnh quang sư phạm của cụm trung du.

- Được sự quan tâm của Đảng ủy, Chi bộ Giáo dục đã được thành lập dành riêng cho các trường Mẫu giáo,Tiểu học,THCS nên   thuận lợi cho việc lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát các hoạt động dạy và học trong các nhà trường một cách có hiệu quả.

          - Quan tâm, chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối kết hợp cùng nhà trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục; công tác PCGDTHTHCS, công tác huy động, vận động học sinh ra lớp, chăm sóc và giáo dục học sinh trên địa bàn đạt hiệu quả.

2. Sự quan tâm của cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục:

          Cam An Bắc là xã trung du miền núi,ngày nay đời sống kinh tế của người dân tương đối ổn định. Nhiều phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của con em và đã phối hợp rất tốt với nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể là:

          - Phối hợp tốt với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh và chỉ bảo con em học tập tốt.

                    - Chi hội, Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên sinh hoạt định kỳ, phối hợp với lãnh đạo trường thực hiện việc giáo dục học sinh, tạo điều kiện hỗ trợ cho giáo viên và học sinh tham gia tốt các phong trào trong nhà trường và ngành tổ chức.

Hạn chế:

 Đời sống nhân dân có cải thiện nhưng sự chênh lệch giàu nghèo vẫn còn nhiều, hầu hết là nông dân,vụ mùa được làm theo thời tiết tự nhiên nên còn gặp nhiều khó khăn, điều này ảnh hưởng đến sự nhận thức về việc học tập cho con em mình ở một số phụ huynh học sinh, nhiều gia đình còn khoán trắng việc học tập của con em cho nhà trường.

          II. Thực trạng của nhà trường:

          1. Công tác tuyển sinh và lưu lượng học sinh:

          Trường THCS Nguyễn Trãi được thành lập năm 1995trên cơ sở tách trường PTCS Cam An Bắc.

Hiện nay,toàn trường có 16lớp :

Bảng 1 - Thống kê tình hình trường, lớp, học sinh [năm 2013-2014]

Stt

Khối

Số lớp

Tổng số

HS

Nữ

Dân tộc

Bình quân HS/lớp

Ghi chú

1

6

4

116

64

0

29

2

7

4

116

49

0

29

3

8

4

119

61

1

29

4

9

4

114

54

0

28

TC

16

465

228

1

          * Mặt ưu điểm:

          - Cơ sở vật chất trường hoàn toàn mới, đảm bảo đủ nhu cầu dạy và học.

          - Công tác tuyển sinh tại trường hằng năm được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định và đảm bảo chỉ tiêu cấp trên giao, tỉ lệ huy động trẻ 11 tuổi vào lớp 6 thực hiện 100%.

          * Mặt hạn chế:

          Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên nhiều hộ dân chưa quan tâm đến việc học tập của con em,còn khoán trắng cho nhà trường.

          2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:

          2.1. Số lượng:

          Tổng số cán bộ giáo viên công nhân viên trong nhà trường là 41 / 25 nữ

Bảng 2 - Thống kê tình hình đội ngũ [năm học 2013-2014]

Số lượng

Tuổi đời

Tuổi nghề

Trình độ

Tổng số

BGH

GV

CNV

45

10 năm

ĐH

TC

41

2

31

08

5

32

4

4

4

33

26

7

04

          2.2. Chất lượng:

          2.2.1. Đối với Cán bộ quản lý:

          Tổng số: 02. [Trong đó Đại học: 02; Trung cấp lý luận chính trị: 02; Đảng viên: 02].

          2.2.2. Đối với giáo viên:

          Tổng số: 31/20 nữ. Trong đó:

- Trình độ chuyên môn: Đạt chuẩn: 31/31, tỷ lệ 100% [24 ĐH; 7 CĐ]; Trên chuẩn: 24/31, tỷ lệ   74,4% [03 giáo viên đang học đại học].

          - Trình độ, chất lượng tay nghề giáo viên: Giỏi 20 [64,4%], Khá 11 [35,6%]

          - Số đảng viên của trường: 10/5 nữ, tỷ lệ 24,3% so với toàn trường.

          * Mặt ưu điểm:

          - Ban lãnh đạo nhà trường nhiệt tình, có năng lực lãnh đạo tốt, có uy tín với tập thể.

          - Tập thể  sư phạm là một khối đoàn kết, có ý thức kỷ luật tốt, có tinh thần tự giác.

          - Giáo viên nhiệt tình quan tâm đến việc giáo dục học sinh, được học sinh yêu mến.

          - Đa số giáo viên có tuổi nghề nhiều năm nên có bề dày về kinh nghiệm giảng dạy. Có năng lực sư phạm.

Đánh giá xếp loại Chuẩn nghề nghiệp: Xuất sắc: 30 %; Khá: 70%.

* Mặt hạn chế:   

          - Một số giáo viên còn có tư tưởng thực dụng nên ngại học tập nâng cao trình độ, ít nghiên cứu, đổi mới.

          - Nhiều của giáo viên tuổi cao nên không mấy linh hoạt thích ứng với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

          3. Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục và kết quả giáo dục:

          3.1.Chương trình giảng dạy:

          Thực hiện tốt chương trình do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành cho bậc học THCS về mục tiêu và hướng dẫn thực hiện.Nhà trường đã hướng dẫn giáo viên thực hiện việc soạn giảng và lên lớp một cách nghiêm túc.Thực hiên đầy đủ các tiết ôn tập,thực hành theo qui định.Ngoài ra,còn chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo từng môn học nhằm giúp cho học sinh phát huy được tính tích cực và phát triển năng lực nhằm đảm bảo tính phát triển toàn diện của học sinh.

          3.2.Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi:

          Công tác phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh năng khiếu và học sinh giỏi được trường đặc biệt quan tâm, xem là nhiệm vụ trọng tâm và được thực hiện ngay từ lớp đầu cấp. Việc phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi được duy trì liên tục, thường xuyên, có chất lượng cao thông qua việc qua các kỳ kiểm tra thường xuyênvà có kế hoạch lựa chọn để bồi thường trong hè theo chỉ đạo của Phòng giáo dục.

          Kết quả học sinh giỏi qua các kỳ thi học sinh giỏi huyện, tỉnh. Cụthể: 

Năm học

09-10

10-11

11-12

12-13

13-14

Huyện

04

4

6

4

6

Tỉnh

0

0

02

01

0

3.3.Tổ chức các hoạt động giáo dục khác:

          * Mặt ưu điểm:

          - Triển khai và thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cụ thể: 100% cán bộ giáo viên đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác; tổ chức giáo viên thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cấp trường, kể chuyện trong hội đồng sư phạm, học sinh kể chuyện dưới cờ, giáo viên và học sinh tham gia thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chi Minh cấp huyện đều đạt giải Khuyến khích.

 - Thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ,nhiều năm  đạt Xuất sắc cấp huyện.

          - Triển khai và thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

 - Tham gia tất cả các hoạt động của địa phương, tham gia Hội khỏe Phù Đổng các cấp, văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, văn nghệ với các đơn vị kết nghĩa, văn nghệ khai mạc các ngày hội lễ của ngành giáo dục và các ngành khác đều thực hiện tốt.Tổ chức giao lưu TDTT với các thôn trong xã và với đơn vị kết nghĩa.

          * Mặt hạn chế:

          - Chưa có phòng học bộ môn, phòng chức năng nên việc tổ chức các hoạt động của các câu lạc bộ năng khiếu cho học sinh còn hạn chế.

          - Các hoạt động chăm sóc di tích lịch sử, chăm sóc Đài liệt sĩ và tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh tham quan học tập chưa thực hiện được.

          4. Cơ sở hạ tầng, thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác:

Bảng 3 - Thống kê cơ sở vật chất

Stt

Diện tích

Số phòng

Phòng học

Thư viện

Phòng bộ môn

Số bộ bàn ghế

Nhà vệ sinh

Sân TDTT

1

9.997m2

9-400m2

12-720m2

01-80m2

/

200

2

60m2

01-1000m2

          * Mặt ưu điểm:

          - Cơ sở vật chất trường xây mới khang trang, đảm bảo nhu cầu dạy và học.

          - Khuôn viên trường xanh – sạch – đẹp, thoáng mát.

          - Trong lớp có tương đối đầy đủ phục vụ cho các hoạt động dạy và học.

          - Phòng học đủ 100%, bàn ghế học sinh 2 chỗ ngồi đúng quy định.

          * Mặt hạn chế:

          - Cơ sở vật chất còn thiếu một số phòng chức năng, phòng học bộ môn, Hội trường sinh hoạt.

          - Ở thời điểm hiện tại, điều kiện về cơ sở vật chất nhà trường tạm đáp ứng các yêu cầu hoạt động dạy – học và thể dục thể thao của trường nhưng so với yêu cầu trường chất lượng cao hoặc trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 thì còn rất thiếu thốn, chưa đạt yêu cầu. 

          5. Các chế độ chính sách; công tác bồi dưỡng, đào tạo:

          5.1.Chế độ chính sách:

* Mặt ưu điểm:

          - Thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên nhân viên theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ làm việc của giáo viên trong trường phổ thông; Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 01/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 hướng dẫn thực hiện chế độ nâng lương thường xuyên và nâng lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động….

          - Thực hiện việc chuyển loại viên chức và nâng lương trước thời hạn theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Hiện tại có 9 giáo viên đã được chuyển loại, 01 cán bộ giáo viên được nâng lương trước thời hạn.

          - Chưa có trường hợp cán bộ giáo viên, nhân viên khiếu nại, thắc mắc về các chế độ chính sách.

          5.2.Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên:

          * Mặt ưu điểm:

          Nhà trường đã tạo mọi điều kiện, động viên, hỗ trợ, lên kế hoạch để cho cán bộ quản lý, giáo viên học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chính trị. Cụ thể:

          - Đối với cán bộ quản lý: 100% tốt nghiệp Đại học, đã hoàn chỉnh Bồi dưỡng quản lý giáo dục, 100% tốt nghiệp trung cấp chính trị, hiện đang có 01 cán bộ quản lý chưa được đào tạo quản lý giáo dục[vì lớn tuổi].

          - Đối với giáo viên: 90% giáo viên đã tham gia học tập nâng cao trình độ trên chuẩn, 01 giáo viên đang theo học trung cấp chính trị và lớp cử nhân quản lý giáo dục.

- 100% cán bộ quản lý và giáo viên tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt, học tập chuyên đề, chuyên môn nghiệp vụ và chương trình Bồi dưỡng thường xuyên của ngành.

          * Mặt hạn chế :

          - Nhà trường động viên cán bộ giáo viên học tập nâng cao trình độ, tuy nhiên chủ yếu là học tự túc, chưa cử tuyển nhiều vì kinh phí hạn hẹp.

          - Việc học tập về trình độ ngoại ngữ và Tin học của giáo viên trong nhà trường chưa được chú trọng.

          6. Tài chính và quản lý tài chính:

  - Ngân sách nhà nước: gồm ngân sách thường xuyên và ngân sách không thường xuyên để thực hiện các khoản chi: Chi lương tập thể CBQL - giáo viên trong trường, chi công tác phí, bồi dưỡng thường xuyên, cấp phát học bổng cho học sinh …

- Nhà trường thực hiện các nguồn thu hộ như Quỹ hội, Quỹ măng non, Bảo hiểm thân thể học sinh, Bảo hiểm y tế ..

          * Mặt ưu điểm:

          - Trường có xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ trường học, được tập thể thống nhất. Thực hiện đúng Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

          - Nhà trường thực hiện việc thu-chi đúng chế độ, chính sách. Việc sử dụng kinh phí ngân sách và kinh phí thu từ PHHS đúng mục đích, chỉ thu các khoản thu theo qui định tài chính.

          -Hằng năm tiết kiệm được nguồn chi,thực hiên chi tăng thu nhập cho giáo viên.

          * Mặt hạn chế :  /

          7. Quan hệ giữa nhà trường, địa phương, các đoàn thể và xã hội:

            * Mặt ưu điểm:

          - Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể, tổ chức ở địa phương đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục địa phương.

          - Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo đúng qui chế hiện hành, hoạt động có hiệu quả trong việc kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục học sinh.

          - Mối quan hệ và thông tin giữa Nhà trường, gia đình và xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

          - Huy động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và điều kiện nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.

* Mặt hạn chế:

          - Nhiều bậc cha mẹ chưa quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để giúp các em đến trường,tình trạng học sinh lười học,bỏ học còn nhiều.

- Chưa thường xuyên đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào các tổ chức xã hội trong địa phương như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, câu lạc bộ những người cao tuổi…nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.

          III. Phân tích các điểm mạnh,điểm yếu, thời cơ, thách thức:

            1. Điểm mạnh :

          - Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương.

          - Trường có Chi bộ nên thuận tiện cho việc lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền thực hiện nhiệm vụ trong tất cả các hoạt động của nhà trường.

          - Cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn trên chuẩn, đã qua các lớp chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác quản lý.

- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng nổ trong công tác, 74% giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn. Có nhiều kinh nghiệm và vận dụng phương pháp linh hoạt sáng tạo trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo tương đối cao, mang tính ổn định.

- Các lĩnh vực khác về tổ chức quản lý tài chính, thanh tra - thi đua, Công đoàn, Chi đoàn, Đội thiếu niên trong nhà trường hoạt động đều tay, hiệu quả.

          - Phối hợp tốt với phụ huynh trong tất cả các hoạt động của nhà trường.

          2. Điểm yếu:

- CSVC chưa đảm bảo: còn thiếu các phòng bộ môn, phòng chức năng. Khuôn viên sân chơi bãi tập và sân thể dục thể thao chưa đảm bảo an toàn.

- Một số giáo viên chưa thích ứng với việc sử dụng công nghệ thông trong giảng dạy.

          - Một số ít phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến các hoạt động của trường.

          3. Thời cơ:

          - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Chính quyền địa phương, sự đồng thuận của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên, sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh.

          - Đội ngũ cán bộ giáo viên được đào tạo cơ bản có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt, đạt trình độ trên chuẩn khá cao [74%].

          - Quỹ đất của nhà trường còn đủ để phát triển cơ sở hạ tầng trường học trong giai đoạn mới.

          4. Thách thức:

          - Cần huy động sự đầu tư, đóng góp của xã hội đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện dạy học thích ứng nhu cầu xã hội.

          - Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và liên tục được nâng cao.

          - Đòi hỏi việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ giáo viên, nhân viên.

- Xã hội ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Giáo dục học sinh không chỉ phụ thuộc nhà trường mà là trách nhiệm giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

          5. Xác định vấn đề ưu tiên:

          - Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học; đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi học sinh.

          - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên có đủ khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho công tác giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn.

          - Chất lượng giáo dục học sinh có sự chuyển biến toàn diện, đặc biệt là rèn kĩ năng sống để phát triển năng lực con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

- Xây dựng cơ sở vật chất của trường năm 2016; phấn đấu đạt chuẩn mức độ 2 và trở thành trường chất lượng cao của huyện.

Phần II

Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2015 – 2020

          I. Tổng quan:

          Năm 1995,Trường THCS Cam An Bắc được tách từ trường PTCS Cam An Bắc,đến năm 2005 lấy tên là trường THCS Nguyễn Trãi.Gần 20 năm qua trường luôn phấn đấu vượt mọi khó khăn từng bước phát triển đi lên. Nhà trường đang từng bước ổn định, phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, luôn giữ vững tập thể Lao động tiên tiến, Lao động xuất sắc, đang phấn đấu và trở thành ngôi trường chất lượng cao, có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh và học sinh xã Cam An Bắc nói riêng và toàn huyện Cam Lâm nói chung.

          Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn xa hơn nữa nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường, hoạt động của ban Lãnh đạo trường cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh nhà trường.

          Xây dựng và triển khai kế hoạch của trường THCS Nguyễn Trãi là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo Cam Lâm. Trường THCS Nguyễn Trãi cùng các trường THCS trong toàn huyện, xây dựng ngành giáo dục của huyện Cam Lâm nói chung, địa phương Cam An Bắc nói riêng phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Khánh Hòa và cả đất nước hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

          II. Định hướng phát triển:

          1. Triết lý - Quan điểm phát triển :

          Trên nguyên tắc căn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo: giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản, lấy con người làm gốc; Giáo dục tôn trọng truyền thống của dân tộc, bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hóa dân tộc; Giáo dục mở rộng tiếp nhận những kiến thức tân tiến trên thế giới , phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.

Xây dựng kế hoạchphát triển giáo dục của nhà trường giai đoạn 2015-2020 được đặt trong  hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT và vận dụng một cách sáng tạo phù hợp thực tiễn.

Đổi mới căn bản và toàn diện công tác giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

Nhà trường Việt Nam phải đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện với những phẩm chất tốt đẹp vốn có, đồng thời phải xác định mục tiêu cơ bản cho người học ở từng cấp học phấn đấu đạt được trong suốt quá trình học tập là “học để biết, học để làm, học để biết hợp tác, biết chung sống và để hoàn thiện mình”

2. Tầm nhìn:

          Trở thành một ngôi trường có chất lượng cao của huyện Cam Lâm, là môi trường giáo dục đáng tin cậy, chất lượng; Giáo viên, học sinh luôn tự tin, năng động và luôn có khát vọng vươn lêntại xã Cam An Bắc.

3. Sứ mệnh:

           Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, có kỷ cương, tình thương trách nhiệm, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều được phát triển toàn diện.

          4. Các giá trị cơ bản:

-         Coi trọng hiệu quả, kiến thức nền tảng vững chắc.

-         Hợp tác, sáng tạo, khát vọng thành công.

-         Đoàn kết, khoan dung, cảm thông chia sẻ.

-         Trung thực, tôn trọng mình và mọi người.

-         -Dân chủ,kỷ cương,tình thương,trách nhiệm

-         Trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

          III. Các nhóm phát triển trường giai đoạn 2015 – 2020:

          1. Nhóm phát triển hoạt động giáo dục :

          1.1. Phát triển giáo dục:

          1.1.1 Mục tiêu phát triển giáo dục:

            Năm học 2015- 2016, 100% học sinh 6 được học 2 buổi/ngày và phấn đấu năm học 2019-2020 có 100% học sinh được học theo chương trình của mô hình trường học mới;

          Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng cao nhất nhu cầu học tập của học sinh. Đến năm 2020 có 100% học sinh đi học đúng độ tuổi, 100% học sinh lên lớp thẳng; hiệu quả đào tạo của nhà trường đạt 100%và tỉ lệ vào trường THPT đạt 85%.

          Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Đặc biệt chú trọng và tạo mọi điều kiện cho các đối tượng thiệt thòi, trẻ khuyết tật, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn được đi học hòa nhập.

          1.1.2. Phát triển chất lượng giáo dục:

Bảng 4 -  Hệ thống chỉ tiêu về chất lượng từ năm 2015 đến 2020

Năm học

Sĩ số

Chất lượng học lực

Giỏi

Khá

T.Bình

Yếu

2014 - 2015

465/16 lớp

23%

27%

48%

 2%

2015 - 2016

460/16 lớp

25%

25,8%

47,2%

2%

2016 - 2017

463/16 lớp

26%

26%

46%

2%

2017 - 2018

470/16 lớp

26%

26%

46%

2%

2018 - 2019

476/16 lớp

27%

30%

42%

1%

2019  -2020

480/16 lớp

30%

35,5%

34,5%

1%

          1.1.3. Giải pháp thực hiện:

          Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về vai trò, vị trí và sự cần thiết phải đổi mới căn bảnvàtoàn diện giáo dục và đào tạo,nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạmđối với sự nghiệp phát triển nhà trường.   

          Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư 58/2011/TT- BGD& ĐT. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

           Thường xuyên kiểm tra các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên trong trường.

          1.2. Đảm bảo chất lượng:

          1.2.1. Các điều kiện đảm bảo chất lượng:

- Đảm bảo tối đa về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên giảng dạy. sắp xếp và bố trí đủ giáo viên.

- Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ. Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy -  học.

          - Đẩy mạnh thực hiện ứng dụng CNTTtrong công tác quản lý; ứng dụng phần mềm quản lý giáo dục, phần mềm quản lý cán bộ giáo viên nhân viên.

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí cán bộ giáo viên hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng CBGV phù hợp với yêu cầu.

          1.2.2. Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng:

          - Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo quy định; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

          - Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bằng nhiều biện pháp: Tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn, dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hè, dự thao giảng cụm, trường, dự giờ đồng nghiệp, tổ chức và tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, đăng ký tiết dạy tốt, học tốt…

          - Đi sâu bồi dưỡng giáo viên mới ra trường và có tay nghề còn yếu theo qui định của chuẩn giáo viên THCS. Phấn đấu 80% giáo viên đạt chuyên môn loại tốt, 20% giáo viên đạt loại khá và không có giáo viên đạt yêu cầu.

          - Tổ chức các hoạt động theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

           - Tăng cường phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo dục đạo đức cho học sinh trong tất cả các môn học.

          - Thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu Phòng Giáo dục và Đào tạo giao về chất lượng giáo dục và đào tạo như:

+ Đối với học sinh: tỷ lệ học sinh bỏ học, tỷ lệ huy động trẻ vào lớp 1, học sinh lên lớp thẳng, học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học, học sinh giỏi các cấp, số lớp tiên tiến, Chi đội mạnh…

+ Đối với giáo viên: thực hiện các chỉ tiêu về chuyên đề, dạy tốt, hội giảng, thao giảng, dự giờ, phong trào thi giáo viên dạy giỏi các cấp, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, chiến sĩ thi đua cơ sở ...

          1.2.3. Các hoạt động đảm bảo chất lượng:

-         Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục

-         Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

-         Thực hiện mục tiêu phổ cập GDTHCS và THPT

-         Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên kiến thức và kỹ năng tuyên truyền vớicác bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng về công tác giáo dục học sinh.

-         Tổ chức phát thanh măng non,thực hiện góc tuyên truyền, tọa đàm về giáo dục đạo đức học sinh.

-         Tổ chức các hội thi, ngày hội, ngày lễ, biểu diễn văn nghệ…

          1.2.4. Hoạt động tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng:

          - Việc tự đánh giá chất lượng trường học thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

          - Công tác tự đánh giá của nhà trường cần thực hiện đầy đủ theo quy trình và tự đánh giá đúng 5 tiêu chuẩnThông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.         

          2. Nhóm phát triển đội ngũ:

          2.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức:

          Xây dựng đội ngũ CBGVNV đủ về số lượng, có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực, tận tụy yêu nghề mến trẻ, đoàn kết thống nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của trường. Cụ thể:

          - Đối với Cán bộ quản lý: 100% trình độ Đại học; 100% tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị; 100% cử nhân quản lý giáo dục; 100% có chứng chỉ  ngoại ngữ,  Tin học. Đánh giá chuẩn Cán bộ quản lý hằng năm đều được xếp loại Xuất sắc.

          - Đối với Giáo viên: 100% trình độ trên chuẩn, 10% bồi dưỡng quản lý giáo dục; 70% giáo viên có chứng chỉ Tin học, 60% giáo viên có chứng chỉ Ngoại ngữ; 100% giáo viên đều được đánh giá chuẩn nghề nghiệp từ loại Khá trở lên, trong đó có 25% giáo viên được xếp loại xuất sắc; 100% giáo viên đều xếp loại Khá, Tốt về chuyên môn nghiệp vụ, không có giáo viên xếp loại Trung bình; 50% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 30% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi huyện; 5% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi tỉnh, 100% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên, trong đó có ít nhất 30% giáo viên được xếp loại giỏi, không có giáo viên không hoàn thành kế hoạch.

          2.2. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ, viên chức:

          Đảm bảo đủ nhu cầu về số lượng và mạnh về chất lượng. Cụ thể:

Bảng 5 - Nhu cầu về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức

Năm học

Số lượng

Chất lượng

CBQL

GV

NV

Trình độ CM [không tính hợp đồng 68]

Trình độ khác

ĐH

TC

LLCT

Tin học

Ngoại ngữ

2014-2015

02

31

08

23

8

4

3

27

11

2015-2016

02

31

08

26

5

4

4

29

12

2016-2017

02

31

08

26

5

4

4

29

12

2017-2018

03

31

08

27

4

4

4

30

12

2018-2019

03

31

08

28

3

4

5

30

14

2019-2020

03

31

08

31

/

4

5

31

16

Trong đó:    - Giai đoạn từ năm học 2014-2015 đến năm học 2016-2017, nhu cầu xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.

                   - Giai đoạn từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2019-2020, nhu cầu xây dựng trường đạt trường chất lượng cao.

          2.3. Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:

          - Đẩy mạnh công tác quy hoạch,xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng cao, bảo đảm đủ các chuẩn về chính trị và chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 - Xây dựng môi trường sư phạm ở trường học trước hết là xây dựng đội ngũ cán bộ  giáo viên, khung cảnh nhà trường và nề nếp học tập, sinh hoạt. Mỗi thầy cô giáo không chỉ dạy cho học sinh bằng những hiểu biết của mình mà còn dạy học sinh bằng cả cuộc đời mình. Vì thế hiệu trưởng cần phối hợp với Công đoàn xây dựng tập thể giáo viên thành tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.

- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên, nhân viên. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên học tập và đóng góp ý kiến xây dựng nhà trường.

- Rà soát lại trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của giáo viên. Động viên khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên chưa có trình độ ngoại ngữ, tin học tự học để nâng cao trình độ.

          - Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng nhiều hình thức: Dự giờ, thao giảng, kiến tập, tiết dạy mẫu, hội thi giáo viên giỏi, học hỏi trường bạn, trao đổi học tập kinh nghiệm.Phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt có phần thưởng khích lệ và góp ý rút kinh nghiệm để giáo viên khắc phục những tồn tại và phát huy thành tích đạt được.

          - Thường xuyên bồi dưỡng lực lượng cán bộ kế cận và lực lượng cốt cán của nhà trường thông qua thực tiễn công tác và tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do cấp trên tổ chức.

          - Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, công bằng trong phê bình, thi đua khen thưởng, giải quyết những vướng mắc trong nội bộ CBGVNV trên cơ sở bình đẳng. Giải quyết kịp thời và đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên yên tâm công tác.

          - Xây dựng bầu không khí làm việc đồng thuận, phát huy vai trò gương mẫu trong lãnh đạo, tạo khối đoàn kết nhất trí cùng nhau hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đề ra.

          3. Nhóm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật:

          3.1. Mục tiêu phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật:

          - Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

          - Đầu tư xây dựng hệ thống phòng học bộ môn, nhà đa năng, phòng tin học để triển khai có hiệu quả việc giảng dạy các môn tự chọn, năng khiếu.

          3.2. Nhu cầu về cơ sở vật chất:

          Biểu hệ thống chỉ tiêu về nhu cầu CSVC từ 2015 đến 2020

Đơn vị: triệu đồng

STT

HẠNG MỤC ĐẦU TƯ

Đ/v tính

Số
lượng

m2

/phòng

Thành tiền

1

Khối phòng học

1.1

Âm nhạc

phòng

02

76 

400

1.2

Mĩ thuật

phòng

01

76

400

1.3 

Tin học

phòng

01

76

400

2

Khối phục vụ học tập

2.1

Phòng học bộ môn Lý

phòng

01

70

300

2.2

Phòng học bộ môn hóa

phòng

01

70

300

2.3

Phòng học bộ môn sinh

sân

01

70

300

4

Hội trường lớn[Hội đồng GV]

nhà

01

200

1.360

5

Nhà đa năng

nhà

01

458

3.206

6

Phòng kho lưu giữ hồ sơ

phòng

01

30

150

TỔNG

6.816

          3.3. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật:

          - Tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng trường THCSchất lượng cao, đảm bảo đủ số phòng học cho học sinh học tập, vui chơi và đầy đủ phòng đa chức năng, hội trường.

          - Tiếp tục bổ sung, chuẩn hóa trang thiết bị dạy học từ nguồn kinh phí giao quyền tự chủ theo quy định và yêu cầu trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

          - Huy động các nguồn lực xã hội thực hiện xã hội hóa việc đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thiết bị phục vụ dạy học.

          - Quy hoạch môi trường bên ngoài có sân tập thể dục thể thao, sân chơi, trồng nhiều cây xanh, hoa cảnh tạo môi trường xanh-sạch-đẹp thể hiện môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực.

4. Nhóm phát triển nguồn lực tài chính – Các chế độ, chính sách:

          4.1. Kế hoạch và biện pháp tăng nguồn lực tài chính:

          - Huy động nguồn tài chính từ tất cả các nguồn: ngân sách nhà nước, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Chi hội lớp học, Quỹ khuyến học.

          - Tranh thủ sự đầu tư, ủng hộ của các doanh nghiệp, tổ chứcvà cá nhân…..

          4.2. Giải pháp thực hiện:

- Thực hiện đúng theo nguyên tắc tài chính. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện thu chi các nguồn; công khai tài chính đúng quy định [quý, 6 tháng, 1 năm] vào Hội nghị cán bộ công chức, sơ kết, tổng kết năm học.

          - Thực hiện tốt các chế độ cho giáo viên như: nâng lương, thanh toán tiền lương, thanh toán chi khác, kê thay.

- Tuyên truyền, vận động phụ huynh thường xuyên phối hợp hỗ trợ nhà trường trong mọi hoạt động. Bàn bạc thống nhất và theo dõi thu chi các khoản thu hộ của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

          - Huy động các nguồn lực xã hội khác như: Doanh nghiệp tư nhân, các mạnh thường quân, Việt kiều về nước… hỗ trợ thêm kinh phí trang bị thêm một số trang thiết bị, đồ dùng học tập, hỗ trợ cấp học bổng, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.

- Tạo quỹ khen thưởng để động viên khen thưởng cho giáo viên và học sinh đạt thành tích, tiết kiệm kinh phí trích lập quỹ ổn định tăng thu nhập cho giáo viên hằng năm.

          5. Phát triển và quảng bá thương hiệu:

          Thực hiện tốt Websise nhà trường, cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục thông qua các hội thảo, diễn đàn trao đổi, sách báo, tạp chí...

Khuyến khích giáo viên tích cực tham gia vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và của ngành.

Xây dựng thương hiệu và sự tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ, giáo viên viên chức.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống nhà trường, nếu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đỗi với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

Phần III

Tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả

          1. Tổ chức thực hiện:

1.1. Phổ biến kế hoạch:

- Kế hoạch phát triển giáo dục trường THCS Nguyễn Trãigiai đoạn 2015 - 2020được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, viên chứcnhà trường, cơ quan chủ quản, Phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

- Niêm yết công khai Kế hoạch tại bản tin trường.

 1.2. Xây dựng lộ trình:

          Giai đoạn 2015-2017:

          - Triển khai Kế hoạch đến toàn thể cán bộ, giáo viên, viên chức. Báo cáo lên cơ quan chủ quản để xin ý kiến chỉ đạo.

          - Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung đề ra theo từng năm học.

- Hoàn thành cơ bản xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ, tham mưu đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất và trang thiết bị.

- Nâng trình độ tin học của giáo viên lên 70%; 50% giáo viên có trình độ A  ngoại ngữ.

- Xây dựng thành công trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2

          Giai đoạn 2017-2020:

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung đề ra theo từng năm học.

- Tổ chức nuôi dưỡng, quản lý bán trú cho học sinh theo tinh thần phụ huynh tự nguyện đăng ký.

-Nâng trình độ tin học của giáo viên lên 80%; 60% giáo viên có trình độ A  ngoại ngữ. 10% giáo viên có trình độ Trung cấp chính trịvà 5% cử nhân Quản lý Giáo dục. Khai thác và sử dụng có hiệu quả độ chín về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên để nâng cao chất lượng giảng dạy.

-Tiếp cận tốt với các phương pháp, phương tiện, thiết bị dạy học tiên tiến trong khu vực và thế giới.

- Đạt thương hiệu trường trọng điểm chất lượng cao của huyện Cam Lâm và giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.

          1.3. Phân công trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân:

- Hiệu trưởng:  Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, viên chứcnhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.Cụ thể:

+ Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch phát triển chung cho toàn trường.

+ Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hằng năm của toàn trường và thực hiện Kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn.

- Phó Hiệu trưởng:Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Tổ trưởng chuyên môn:

+ Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của tổ.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

+ Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể [từng năm] của tổ, trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, thời gian và các nguồn lực thực hiện

- Giáo viên, viên chức: Căn cứ kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đúng thời gian quy định, thông tin kịp thời những vướng mắc nhằm để bàn bạc, có các giải pháp để thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường.

- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:

+ Hằng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong Kế hoạch phát triển nhà trường.

+ Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.

- Hội cha mẹ học sinh:

+ Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực, cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm góp phần thực hiện mục tiêu của Kế hoạch phát triển nhà trường.

+ Tăng cường giáo dục gia đình, vận động phụ huynh học sinh quan tâm phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục con em.

- Đối với học sinh: Không ngừng học tập, tích cự tham gia các hoạt động của nhà trường, ra sức rèn luyện các kỹ năng để thích ứng với các điều kiện xã hội, trở thành những người công dân tốt.

          2. Giám sát và đánh giá kết quả:

          -Thực hiện việc tự kiểm tra, đánh giá từng học kỳ, hằng năm và kết thúc mỗi giai đoạn của Kế hoạch. 

          -Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Phần IV

Kiến nghị

1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạoKhánh Hòa :

          - Thường xuyên tổ chức các hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, tham quan học tập về kĩ năng, kinh nghiệm quản lý trường Tiểu học và các tham quan các mô hình về “Trường học mới” trong và ngoài tỉnh.

          - Tổ chức thi cán bộ quản lý giỏi theo định kỳ.

2. Đối với Huyện ủy, UBND huyệnCam Lâm :

          - Quan tâm cho ngành thực hiện đầu tư xây dựng trường THCS Nguyễn Trãiđể nhà trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 và trở thành trường chất lượng cao theo kế hoạch đề ra.

- Cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về công tác Đảng, công tác đoàn thể cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường học để đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

          3. Đối với Phòng Giáo dục Cam Lâm:

          - Thường xuyên quan tâm theo dõi chỉ đạo, hỗ trợ nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo mục tiêu đã đề ra.

          - Đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất, quan tâm chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên viên chức để nhà trường sớm trở thành trường chất lượng cao của huyện.

          - Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tham gia học các lớp Lý luận chính trị và bồi dưỡng quản lý giáo dục; Tổ chức các chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL và giáo viên.

          4. Đối với chính quyền địa phương Xã Cam An Bắc:

- Quan tâm chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương để giúp cho toàn xã hội xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thống nhất, phụ huynh học sinh có ý thức  trách nhiệm đối với việc giáo dục con em.

 - Cấp ủy, chính quyền địa phương, hội đồng giáo dục quan tâm giúp đỡ nhà trường về cơ sở vật chất trường học, về bảo vệ an ninh trật tự, chống việc phá rối trật tự của một số phần tử xấu, chỉ đạo bộ phận thông tin văn hóa giúp nhà trường tuyên truyền công tác giáo dục đạo đức học sinh qua hệ thống thông tin đại chúng.

          Trên đây là Kế hoạch phát triển trường THCS Nguyễn Trãi giai đoạn 2015-2020.Rất mong được cáccấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, phối hợp với các ban ngành đoàn thể, tập thể CBGVNV thực hiện đúng kế hoạch đề ra với quyết tâm đưa trường THCS Nguyễn Trãi phát triển thành một trường trọng điểm chất lượng cao của vùng trung du  đáp ứng yêu cầu đổi mới của huyện nhànói chung và của xã Cam An Bắc  nói riêng.

                                                  Cam An Bắc,ngày 10 tháng 9 năm 2014

Nơi nhận:                                                        HIỆU TRƯỞNG

-Phòng GD&ĐT Cam Lâm

-Lưu VT

                                                                   DƯƠNG TRỌNG THU

Video liên quan

Chủ Đề