Kế toán tiền mặt tiền gửi ngân hàng năm 2024

Các bạn kế toán ATC đã biết nguyên tắc kế toán tiền mặt chưa? Kế toán tiền mặt và tiền ngân hàng sẽ được kế toán ATC đề cập chi tiết trong bài viết này, cùng theo dõi các bạn nhé!

Nguyên tắc kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Nguyên tắc kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Kế toán tiền mặt tiền gửi ngân hàng năm 2024

Nguyên tắc kế toán tiền theo Thông tư 133:

  1. Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất các loại tiền và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
  2. Các khoản tiền do tổ chức và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.
  3. Khi thu, chi tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định về chứng từ kế toán. Khi hạch toán tiền gửi ngân hàng phải có giấy báo Nợ, giấy báo Có hoặc bảng sao kê của ngân hàng.
  4. Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra đồng tiền ghi sổ kế toán (đơn vị tiền tệ kế toán) theo nguyên tắc:

– Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;

– Bên Có các tài khoản tiền được lựa chọn áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền hoặc tỷ giá giao dịch thực tế.

Việc xác định tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền, tỷ giá giao dịch thực tế thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư Thông tư 133/2016/TT-BTC.

  1. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có các tài khoản tiền, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận đồng thời tại thời điểm chi tiền hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Đồng thời, nếu tại thời điểm cuối kỳ kế toán:

– Các TK tiền không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo.

– Các TK tiền còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại theo quy định tại Điều 52 Thông tư 133/2016/TT-BTC.

Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế.

Phân hệ kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng dùng thực hiện và quản lý các hoạt động thu, chi, thanh toán, chuyển khoản,... liên quan đến tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng bằng đồng nội tệ hoặc ngoại tệ để đưa ra các báo cáo về quỹ tiền mặt và tiền gửi.

Phân hệ bao gồm các phiếu:

+ Phiếu thu tiền mặt: Dùng để phản ánh các hoạt động làm tăng tiền mặt tồn quỹ của doanh nghiệp như Thu tiền bán hàng, thu góp vốn, thu tiền ứng trước, ...

+ Phiếu Chi tiền mặt: Dùng để phản ánh các hoạt động làm giảm tiền mặt tồn quỹ của doanh nghiệp như: Chi tiền mua hàng, chi tạm ứng, chi trả dịch vụ mua ngoài, ...

+ Giấy báo Có: Dùng để phản ánh các hoạt động làm tăng tiền gửi của từng ngân hàng chi tiết như: thu lãi tiền gửi, thu tiền hàng bằng chuyển khoản, nộp tiền vào ngân hàng, ...

+ Giấy báo nợ/ Ủy nhiệm chi: Dùng để phản ánh các hoạt động làm giảm tiền gửi của từng ngân hàng chi tiết như: thanh toán tiền mua hàng bằng chuyển khoản, rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt, ...

+ Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán: các mẫu chứng từ tạm ứng

+ Mua cổ phiếu: Dùng để hạch toán nghiệp vụ mua cổ phiếu

+ Bán cổ phiếu: Dùng để hạch toán nghiệp vụ bán cổ phiếu, phản ánh lãi lỗ ngay trên phiếu.

+ Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá: Dùng để điều chỉnh phần chênh lệch do tỷ giá thay đổi của các khoản tiền ngoại tệ tồn quỹ hoặc công nợ có gốc ngoại tệ.

Trên phần mềm Kế toán của MetaData, Cửa sổ làm việc được thiết kế tổng quát và linh động nên Người dùng có thể thực hiện thu, chi cho nhiều khách trên cùng một phiếu, cập nhật các chỉ tiêu hóa đơn GTGT đầu vào, đầu ra và in ấn các chỉ tiêu của hóa đơn đặt in, tự in ngay trên phiếu. Không xảy ra bút toán trùng và xử lý bút toán trùng vì mỗi phiếu đều được liên kết với các chỉ tiêu liên quan như Mã TSCĐ, Mã Ngân hàng, ... nên mỗi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ cần cập nhật một lần vào phần mềm là đủ.

Ví dụ: Nghiệp vụ Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt thì người dùng chỉ cần cập nhật trên phiếu thu tiền mặt hoặc Giấy báo Nợ/Ủy nhiệm chi.

Khi kế toán thực hiện việc thu chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng kế toán cần làm gì? Cần chú ý nhứng vấn đề gì để hoàn thành tốt công việc của mình mà không phạm phải những sai sót không đáng có trong công việc?

Kế toán trưởng Công ty cần phải quy định các chứng từ kế toán tương ứng kèm theo để những thanh toán không đúng sẽ được phát hiện sớm và xử lý kịp thời để việc lập phiếu thu tiền, phiếu chi tiền, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu hợp pháp theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Theo đó các kế toán viên căn cứ vào quy định mà áp dụng.

Các bước chuyển chứng từ kế toán thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng như sau:

1. Bộ phận kế toán tiền tiếp nhận đề nghị phiếu thu – phiếu chi (có thể là kế toán tiền mặt hoặc kế toán ngân hàng)

– Chứng từ kèm theo yêu cầu chi tiền (phiếu chi, ủy nhiệm chi) có thể là: Giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, thông báo nộp tiền, hoá đơn, hợp đồng, … – Chứng từ kèm theo yêu cầu thu tiền (phiếu thu, ủy nhiệm thu) có thể là: Giấy thanh toán tiền tạm ứng, hoá đơn, hợp đồng, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản góp vốn, …

.jpg)

2. Kế toán tiền mặt (kế toán ngân hàng) đối chiếu các chứng từ và đề nghị thu – chi, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ (đầy đủ phê duyệt của phụ trách bộ phận liên quan và tuân thủ các quy định, quy chế tài chính của Công ty). Sau đó chuyển cho kế toán trưởng xem xét.

3. Kế toán trưởng kiểm tra lại, ký vào đề nghị thanh toán và các chứng từ liên quan.

4. Phê duyệt của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc.

Căn cứ vào các quy định và quy chế tài chính, quy định về hạn mức phê duyệt của Công ty, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được ủy quyền xem xét phê duyệt đề nghị thu – chi. Các đề nghị chi/mua sắm không hợp lý, hợp lệ sẽ bị từ chối hoặc yêu cầu làm rõ hoặc bổ sung các chứng từ liên quan.

5. Lập chứng từ phiếu thu, phiếu chi:

– Đối với giao dịch tiền mặt tại quỹ: Kế toán tiền mặt lập phiếu thu, phiếu chi. – Đối với giao dịch thông qua tài khoản ngân hàng: Kế toán ngân hàng lập uỷ nhiệm thu/ uỷ nhiệm chi. – Sau khi lập xong chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt.

6. Ký duyệt chứng từ phiếu thu, phiếu chi: Kế toán trưởng ký vào Phiếu thu/ủy nhiệm thu hoặc Phiếu chi/ủy nhiệm thu.

7. Thực hiện phiếu thu, phiếu chi:

Đối với giao dịch tiền mặt tại quỹ: Khi nhận được Phiếu thu hoặc Phiếu chi (do kế toán lập) kèm theo chứng từ gốc, Thủ quỹ phải:

– Kiểm tra số tiền trên Phiếu thu (Phiếu chi) với chứng từ gốc – Kiểm tra nội dung ghi trên Phiếu thu (Phiếu chi) có phù hợp với chứng từ gốc – Kiểm tra ngày, tháng lập Phiếu thu (Phiếu chi) và chữ ký của người có thẩm quyền. – Kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra cho chính xác để nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt. – Cho người nộp tiền hoặc nhận tiền ký vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi. – Thủ quỹ ký vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi và giao cho khách hàng 01 liên. – Sau đó thủ quỹ căn cứ vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi ghi vào Sổ Quỹ. – Cuối cùng, thủ quỹ chuyển giao 02 liên còn lại của Phiếu thu hoặc Phiếu chi cho kế toán.

Đối với thu chi tiền qua ngân hàng: Kế toán ngân hàng lập và nộp Uỷ nhiệm thu/Ủy nhiệm chi, séc, … cho ngân hàng.

Trên đây là những chú ý mà bất kỳ kế toán nào cũng cần quan tâm khi kế toán thu chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, hy vọng giúp các bạn đỡ áp lực trong công việc.

Kế toán tiền gửi ngân hàng cần chứng từ gì?

Căn cứ để kế toán thực hiện các bút toán hạch toán tiền gửi ngân hàng bao gồm các giấy tờ sau: Giấy báo Có, Giấy báo Nợ hoặc bản sao kinh doanh của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản,.)

Khái niệm kế toán tiền gửi ngân hàng là gì?

Kế toán tiền gửi ngân hàng sẽ là vị trí nhân viên kế toán thực hiện nhiệm vụ, công việc theo dõi các nghiệp vụ kế toán liên quan đến ngân hàng như rút tiền gửi nhập quỹ tiền mặt cho doanh nghiệp, nộp tiền vào tài khoản ngân hàng, thanh toán,…

Nguyên tắc kế toán tiền mặt là gì?

Nguyên tắc của kế toán tiền mặtCác khoản tiền được doanh nghiệp gửi ký quỹ hoặc ký cược cho cá nhân hoặc doanh nghiệp khác cũng phải được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp chính. Điều này có nghĩa là các giao dịch này cần được ghi nhận và xử lý trong hệ thống kế toán giống như tiền của doanh nghiệp.

Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt là chứng từ gì?

Chứng từ tiền mặt ưu tiên hơn chứng từ ngân hàng. Ví dụ: rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt -> Ưu tiên nhập bằng Phiếu thu. Giấy báo nợ/Phiếu chi ưu tiên hơn Giấy báo có/Phiếu thu. Ví dụ: chuyển tiền giữa các tài khoản tiền gửi ngân hàng -> Ưu tiên nhập bằng Giấy báo nợ.