Khách hàng của ngân hàng trung ương

Singapore có một trong những hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới với mức độ bảo mật và ổn định cao.

Hệ thống ngân hàng Singapore được chia làm hai loại chính – ngân hàng nội địa và quốc tế. Tất cả các ngân hàng thương mại tại đất nước này đều nằm dưới sự điều hành của Cơ quan Tiền tệ Singapore.

Bài viết này sẽ trình bày tổng quan về hệ thống Singapore cũng như giới thiệu một loại ngân hàng kỹ thuật số đang dần hình thành tại quốc đảo này.

1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng Singapore

Singapore được biết là một trung tâm tài chính Châu Á với mạng lưới kết nối rộng lớn trên thế giới . Đất nước này còn là nơi tập trung của nhiều trụ sở chính thuộc các công ty đa quốc gia và là một cầu nối giữa các doanh nghiệp nước ngoài với thị trường Châu Á.

Khó để tìm ra một ngành nào khác đóng góp sự phát triển vượt bậc của quốc đảo này hơn ngành ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Singapore nổi tiếng với những dịch vụ mang tầm quốc tế cho khách hàng trong và ngoài nước.

Có hai yếu tố chính dẫn đến thành công cho hệ thống ngân hàng Singapore là:

Sự Ổn định – Singapore nhiều năm liền đứng đầu trong danh sách những ngân hàng với tính ổn định cao nhất trên thế giới. Điều này được khả thi hóa do hệ thống ngân hàng được điều hành bởi một chính phủ hiệu quả, với hệ thống nhà nước pháp quyền và chỉ số tham nhũng cực kỳ thấp.

Tính Bảo mật – Tính bảo mật của khách hàng được đảm bảo trong mục 47 của Đạo luật Ngân hàng [Banking Act]. Trừ khi có căn cứ luật pháp chứng minh trốn thuế hay tội phạm tài chính, thông tin khách hàng sẽ không được tiết lộ ra công chúng.

2. Tổng quát về khuôn khổ pháp lý ngân hàng

Tại Singapore, tất cả các dự luật đều phải thông qua Quốc hội trước khi trở thành luật. Ngành ngân hàng phải tuân thủ tất cả các luật liên quan đến ngân hàng được điều hành bởi Cơ quan Tiền tệ Singapore.

2.1. Ngân hàng trung ương Singapore

Cơ quan tiền tệ Singapore [the Monetary Authority of Singapore] là ngân hàng trung ương của Singapore được chính thức thành lập vào năm 1971. Cơ quan này có thẩm quyền giám sát tất cả các tổ chức tài chính ở Singapore, đồng thời đảm bảo kế hoạch ổn định giá cả của nền kinh tế gắn liền với kế hoạch phát triển lâu dài của đất nước.

4 loại chức năng chính của Cơ quan Tiền tệ bao gồm:

  • Thực hiện các chính sách tiền tệ;
  • Quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước;
  • Phát hành tiền tệ Singapore;
  • Giám sát hệ thống thanh toán.

2.2. Các quy định ngân hàng chính yếu

Những quy định này không chỉ quản lý ngành ngân hàng mà còn thúc đẩy sự phát triển của nó, đồng thời duy trì Singapore như một trung tâm kinh tế toàn cầu. Dưới đây là một số đạo luật quan trọng điều hành hệ thống ngân hàng của Singapore:

– Đạo luật Ngân hàng [Banking Act];

– Đạo luật Chứng khoán [Securities and Futures Act] – được sử dụng để tham khảo các quy định của lĩnh vực chứng khoán và phái sinh;

– Đạo luật Dịch vụ Thanh toán [Payment Services Act];

– Đạo luật Cơ quan Tiền tệ Singapore [Monetary Authority of Singapore Act] – được sử dụng để thành lập Cơ quan tiền tệ Singapore và cấp cho cơ quan này quyền điều hành ngành ngân hàng và tài chính ở Singapore.

3. Các loại ngân hàng

Tại Singapore, có hai loại ngân hàng chính – nội địa và quốc tế. Nhìn chung, các ngân hàng nội địa có quyền tự do cung cấp các dịch vụ ngân hàng nhiều hơn các ngân hàng quốc tế .

Tuy nhiên, nhóm ngân hàng quốc tế gần đây cũng có nhiều tự do hơn mở rộng hoạt động ngân hàng nhờ vào chương trình tự do hóa ngành ngân hàng của chính phủ Singapore.

3.1. Ngân hàng nội địa

Hiện tại, tất cả các ngân hàng nội địa ở Singapore đều hoạt động như một ngân hàng toàn nghiệp vụ [full banks]. Loại ngân hàng này cung cấp đa dạng các dịch vụ theo luật Ngân hàng cho phép, bao gồm tài khoản vãng lai và tài khoản tiết kiệm, máy ATM, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, thế chấp và cho vay.

Có ba ngân hàng nội địa chính yếu ở Singapore:

DBS – sát nhập với Ngân hàng POSB vào năm 1998. Việc này giúp DBS có thể mở rộng thị phần của mình lên bốn triệu người dùng. DBS là ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á tính theo quy mô và tài sản. Ngân hàng cũng có hơn 100 văn phòng và số lượng máy ATM cao nhất ở Singapore, điều này khiến DBS có thể truy cập từ mọi nơi trên quốc đảo này.

UOB – được thành lập vào năm 1935. UOB là ngân hàng lớn thứ ba ở Đông Nam Á, với gần 70 chi nhánh tại Singapore và 500 trên toàn thế giới. UOB cung cấp các dịch vụ khác nhau như ngân hàng bán lẻ/thương mại, quản lý tài sản, và các dịch vụ bảo hiểm. Ngân hàng này nổi tiếng với tính năng UOB One Account vì mang lại lãi suất khá hấp dẫn.

OCBC – tên đầy đủ là Overseas Chinese Banking Corporation. Đây là ngân hàng lớn thứ hai tại Singapore, có chi nhánh và văn phòng đại diện tại 18 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2019, ngân hàng này được Tạp chí Global Finance trao giải Ngân hàng Tốt nhất Thế giới. Đáng chú ý, tài khoản Plus! Saving Account của nó không yêu cầu số dư trung bình tối thiểu hàng tháng, phù hợp cho những ai không muốn gặp phải vấn đề khi số dư của họ thấp hơn mức quy định.

3.2. Ngân hàng quốc tế

Ngân hàng Toàn Nghiệp vụ [Full Bank] – là những ngân hàng có quyền mở rộng địa điểm kinh doanh lên đến 25 địa điểm, tham gia mạng lưới ATM kết nối trong nước, và cho vay ngắn hạn cho chủ thẻ tín dụng thông qua ngân hàng địa phương. Ví dụ cho loại ngân hàng này bao gồm HSBC, Bank of America, India Bank, Bank of China và Standard Chartered.

Ngân hàng Bán buôn [Wholesale Bank] – ngân hàng cung cấp đa dạng dịch vụ cho các khách hàng lớn như các cơ quan chính phủ, các tập đoàn đa quốc gia và các tổ chức tài chính khác. Các dịch vụ được cung cấp thường bao gồm chuyển đổi tiền tệ, mua bán và sáp nhập, tư vấn và ứng trước tiền mặt. Ví dụ: National Australia Bank Ltd., Barclays Bank, Land Bank of Taiwan và Korea Development Bank.

Ngân hàng Offshore – các ngân hàng ngoại cảnh này thực hiện giao dịch thông qua hai đơn vị kế toán khác nhau, Đơn vị ngân hàng trong nước [domestic banking units] và Đơn vị tiền tệ châu Á [Asian Currency Units]. Tất cả các ngân hàng offshore ở Singapore đều hoạt động như chi nhánh của ngân hàng quốc tế. Ví dụ như Bank of Taiwan, Bank of New Zealand, Shinhan Bank, và Philippine National Bank.

Ngân hàng Chuyên doanh [Merchant Bank] – ngân hàng chuyên doanh hoạt động dưới sự giám sát của Đạo luật Cơ quan Tiền tệ Singapore [MAS Act]. Họ cung cấp các dịch vụ như quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành và thu xếp cho vay. Ví dụ: Schroder & Co. [Asia] Ltd., Bordier & CIE [Singapore], và Ltd., Axis Bank Ltd.

4. Sự xuất hiện của Ngân hàng Kỹ thuật số [Digital Banking]

4.1. Ngân hàng kỹ thuật số là gì?

Ngân hàng kỹ thuật số [KTS] là một loại hình mới trong hệ thống ngân hàng Singapore. Nó có thể cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính như các ngân hàng truyền thống.

Điểm khác biệt chính ở đây là ngân hàng KTS sẽ không có văn phòng giao dịch, các dịch vụ này sẽ hoàn toàn trực tuyến. Điều này cho phép khách hàng kiểm soát các khoản tiết kiệm và tài chính của họ từ điện thoại thông minh và laptop bất cứ nơi nào.

Vào đầu năm 2020, Cơ quan Tiền tệ Singapore đã cấp giấy phép hoạt động ngân hàng KTS cho bốn công ty và năm 2022 sẽ là năm đầu tiên bắt đầu trải nghiệm kỹ thuật số này.

Động thái này nhằm mục đích tự do hóa hơn nữa lĩnh vực tài chính, làm cho nền kinh tế kỹ thuật số của quốc gia này bắt kịp với thế giới và mang lại nhiều cơ hội đầu tư hơn cho các công ty nước ngoài.

4.2. Các loại ngân hàng kỹ thuật số

Hiện tại, có hai loại ngân hàng kỹ thuật số – ngân hàng toàn nghiệp vụ KTS và ngân hàng bán buôn KTS.

Ngân hàng Toàn nghiệp vụ Kỹ thuật số [Digital Full Bank]

– Ngân hàng Toàn diện KTS cho phép nền tảng của nó cung cấp khách hàng các dịch vụ ngân hàng thương mại và bán lẻ như tiền gửi, cho vay và đầu tư tài sản;

– Hai ví dụ mới nhất cho loại ngân hàng này là tập đoàn Grab-Singtel và Sea Limited.

Ngân hàng Bán buôn Kỹ thuật số [Digital Wholesale Bank]

– Ngân hàng Bán buôn Kỹ thuật số được phép phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ [SME] với các dịch vụ ngân hàng phi bán lẻ;

– Hai ví dụ cho loại ngân hàng này bao gồm Ant Group và tập đoàn liên doanh giữa Greenland Financial Holdings, Linklogis Hong Kong, và Beijing Co-operative Equity Investment Fund Management.

4.3. Ảnh hưởng của ngân hàng KTS đối với nền kinh tế Singapore

Tạo ra một loại hình dịch vụ mới dựa trên công nghệ có thể theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của lĩnh vực fintech – công nghệ tài chính;

Cung cấp các dịch vụ ngân hàng trên nền tảng trực tuyến thay cho ngân hàng truyền thống hoạt động thông qua các phòng giao dịch ;

Tạo cơ hội cho ngành ngân hàng kỹ thuật số mở rộng mạng lưới khách hàng và có nhiều thông tin hơn về các sản phẩm và dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm. Việc này được thực hiện bằng cách thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các nhà cung cấp giải pháp thanh toán hoặc nền tảng thương mại điện tử.

Ngành ngân hàng kỹ thuật số sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh hơn cho nhóm ngân hàng truyền thống, thúc đẩy quá trình kỹ thuật số hóa và nâng cấp nhân sự của họ với đầy đủ kiến ​​thức và kỹ năng về kỹ thuật số.

5. Kết luận

Hệ thống ngân hàng của Singapore là một trong những lý do chính góp phần vào sự thành công của Singapore – một trung tâm tài chính toàn cầu.

Chính phủ Singapore đã và đang đưa ra nhiều chính sách khác nhau để tự do hóa ngành tài chính và mở ra cánh cửa rộng hơn để chào đón các khoản đầu tư từ các công ty trong và ngoài nước.

Đọc thêm bài viết của chúng tôi “Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp tại Singapore”

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi muốn biết loại ngân hàng nào phù hợp với mục đích kinh doanh của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi qua

Video liên quan

Chủ Đề