Khách thể trong nghiên cứu khoa học là gì

Khách thể nghiên cứu bao gồm 170 sinh viên K18 thuộc tất cả chuyên ngành tại Viện Đào tạo Quốc tế của Đại học Thương Mại. Theo phiếu khảo sát, đứng đầu là là 30 sinh viên thuộc chuyên ngành Khởi nghiệp kinh doanh, tương đương với 17,6%; đứng thứ 2 là 26 sinh viên thuộc ngành Thương mại điện tử và Marketing số với 15,3%; tiếp đến là chuyên ngành Thương mại quốc tế với 23 sinh viên, chiếm 13,5%. Còn lại là sinh viên thuộc các chuyên ngành khác của Viện Đào tạo Quốc tế Trường đại học Thương Mại.

Biểu đồ 2: Sinh viên thuộc các chuyên ngành của Viện Đào tạo Quốc tế

Sinh viên K18 theo học tại Viện Đào tạo Quốc tế Trường Đại học Thương Mại đa phần đều lựa chọn kỹ năng mềm là vô cùng quan trọng với sinh viên. Trong số 170 sinh viên được khảo sát có 124 sinh viên chọn “vô cùng quan trọng” tương đương với 72,9%; sau đó là “khá quan trọng" với 39 sinh viên lựa chọn, chiếm 22,9%; “bình thường” là 6 sinh viên với 3,6%. Ngoài ra, có 1 sinh viên lựa chọn “không quan trọng” tương đương với 0,6%.

“Nghiên cứu khoa học” [NCKH] là một khái niệm không xa lạ nhưng cũng khá trừu tượng với những ai mới bắt đầu tìm hiểu nó. Nếu bạn là một trong những người mới bắt đầu đó thì bạn đến đúng chỗ rồi đấy, hãy cùng YRC khám phá một vài điều căn bản về NCKH nhé!

1. Khái niệm

NCKH là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để cải tạo thế giới.

2. Phân loại

Có nhiều cách phân loại NCKH. Trong bài viết này, YRC sẽ đề cập 2 cách phân loại thường gặp: theo chức năng nghiên cứu và theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu

  1. Theo chức năng nghiên cứu:
  • Nghiên cứu mô tả [Descriptive research]: nhằm đưa ra một hệ thống tri thức giúp con người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh; bao gồm mô tả định tính và mô tả định lượng, mô tả một sự vật, hiện tượng riêng lẻ hoặc so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau.
  • Nghiên cứu giải thích [Explanatory research]: nhằm làm rõ các qui luật chi phối các hiện tượng, các quá trình vận động của sự vật.
  • Nghiên cứu dự báo [Anticipatory research]: nhằm chỉ ra xu hướng vận động của các hiện tượng, sự vật trong tương lai
  • Nghiên cứu sáng tạo [Creative research]: nhằm tạo ra các qui luật, sự vật mới hoàn toàn
  1. Theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu:

Nghiên cứu cơ bản [Fundamental research]: các nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc bên trong của các sự vật, hiện tượng.

  • Nghiên cứu ứng dụng [Applied research]: vận dụng thành tựu của các nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, hiện tượng; tạo ra các giải pháp, qui trình công nghệ, sản phẩm để áp dụng vào đời sống và sản xuất.
  • Nghiên cứu triển khai [Implementation research]: vận dụng các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để tổ chức triển khai, thực hiện ở qui mô thử nghiệm

3. Các khái niệm cơ bản của nghiên cứu khoa học

  1. Đề tài nghiên cứu [research project]:

Là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật hoặc ứng dụng vào thực tế. Mỗi đề tài nghiên cứu có tên đề tài [research title], là phát biểu ngắn gọn và khái quát về các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

  1. Nhiệm vụ nghiên cứu [research topic]:

Là những nội dung được đặt ra để nghiên cứu trên cơ sở tên đề tài nghiên cứu đã được xác định.

  1. Đối tượng nghiên cứu [research focus]:

Là bản chất cốt lõi của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong đề tài nghiên cứu.

  1. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu:
  • Mục tiêu nghiên cứu [research objective]: những nội dung cần được xem xét và làm rõ trong khuôn khổ đối tượng nghiên cứu đã xác định nhằm trả lời câu hỏi “Nghiên cứu cái gì?”. Dựa trên mục tiêu, các câu hỏi nghiên cứu được xây dựng.
  • Mục đich nghiên cứu [research purpose]: ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “ Nghiên cứu nhằm vào việc gì?” hoặc “ Nghiên cứu để phục vụ cho cái gì?”
  1. Khách thể nghiên cứu [research population]:

Là sự vật chứa đựng đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu có thể là một không gian vật lý, một quá trình, một hoạt động, hoặc một cộng đồng.

  1. Đối tượng khảo sát [research sample]:

Là mẫu đại diện của khách thể nghiên cứu

  1. Phạm vi nghiên cứu [research scope]:

Là sự giới hạn về đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và thời gian nghiên cứu [do những hạn chế mang tính khách quan và chủ quan đối với đề tài và người làm đề tài]

Mong rằng một vài điều căn bản về NCKH trên sẽ giúp ích cho bạn. YRC chúc bạn có những đề tài nghiên cứu thành công trong tương lai nhé!

Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu là gì?

Đối tượng nghiên cứu thường được xác định trên cơ sở của vấn đề nghiên cứu hay mục tiêu nghiên cứu, là bản chất hoặc sự vật hiện tượng cần được xem xét, làm rõ. Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên hệ người nghiên cứu cần khám phá.

Khách thể khác gì đối tượng?

Khách thể tội phạm là yếu tố của cấu thành tội phạm, là quan hệ xã hội được Nhà nước dùng Luật Hình sự để bảo vệ. Đối tượng tác động của tội phạm là những bộ phận mà sự tồn tại của nó làm khách thể tồn tại.

Ai là người có thể làm nghiên cứu khoa học?

Thuật ngữ "tiến sĩ khoa học" tại một số quốc gia Theo định nghĩa của Nga: người đạt được học vị tiến sĩ khoa học là người mở ra một hướng nghiên cứu mới trong khoa học. Còn người đạt học vị tiến sĩ là người có đủ khả năng tiến hành nghiên cứu khoa học một cách độc lập.

Nghiên cứu tổng thể là gì?

* Tổng thể nghiên cứu: là tập hợp tất cả các phần tử thuộc hiện tượng nghiên cứu cần được quan sát, thu thập và phân tích. Hay nói cách khác, khi nghiên cứu một vấn đề, ta thường quan tâm vào một dấu hiệu cụ thể, các dấu hiệu này thể hiện trên nhiều phần tử.

Chủ Đề