Khai sai nhà sản xuất bị phạt như thế nào năm 2024

Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu dù vô tình hay cố ý đều bị xét là hành vi vi phạm pháp luật. Vây những trường hợp khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có bị phạt không? Xử phạt như thế nào?

1. Căn cứ pháp lý

Để xác định khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có bị phạt không? bị phạt bao nhiêu và mức độ sai phạm, sẽ căn cứ vào Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

2. Khai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

Theo Công văn 1523/BTC-TCHQ của Bộ tài chính ngày 18/02/2021 về việc ghi xuất xứ trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu. Cách ghi xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan xuất khẩu, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ được thực hiện như sau:

Những hàng hóa xuất khẩu đã đáp ứng các tiêu chí xuất xứ Việt Nam được quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP, Thông tư 05/2018/TT-BCT và các Thông tư hướng dẫn xuất xứ hàng hóa theo các Hiệp định thương mại tự do. Khi khai hải quan, người khai sẽ khai như sau:

Tại ô “mô tả hàng hóa” trên tờ khai xuất khẩu, người khai hải quan được khai xuất xứ Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm 2.69 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC). Cụ thể: khai mã nước xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu theo quy tắc: mô tả hàng hóa#&VN.

+ Nếu hàng hóa xuất khẩu chỉ thực hiện một số công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến tại Việt Nam, không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo các quy định tại các thông tư, nghị định trên thì trên tờ khai hải quan xuất khẩu, người khai hải quan không được khai xuất xứ Việt Nam. Tại ô “mô tả hàng hóa” trên tờ khai hải quan xuất khẩu người khai hải quan khai theo cấu trúc: mô tả hàng hóa#&KXĐ.

+ Hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ nước khác, không phải xuất xứ Việt Nam thì tại ô “mô tả háng hóa” trên tờ khai hải quan xuất khẩu, người khai hải quan khai theo cấu trúc: mô tả hàng hóa#& (ghi mã nước xuất xứ của hàng hóa).

Trường hợp khai sai xuất xứ hàng hóa là hành vi kê khai sai nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Với những trường hợp này đều sẽ bị xét là hành vi vi phạm pháp luật. Gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho hoạt động kinh doanh thương mại, sử dụng sản phẩm của người dân và công tác quản lý của Nhà nước.

3. Mức xử phạt với hành vi khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

Trường hợp khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có bị phạt không? phạt như thế nào?

Đối với những trường hợp doanh nghiệp có hành vi vi phạm về khai sai xuất xứ hàng hóa, Luật hải quan 2014 đã đưa ra quy định chi tiết về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan. Cụ thể tại Khoản 2, Điều 10 Luật hải quan 2014 quy định:

Đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải:

+ Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan;

+ Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;

+ Gian lận thương mại, gian lận thuế;

+ Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính;

+ Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ;

+ Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;

+ Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu quy định có đưa ra các nội dung chi tiết về khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu phạt bao nhiêu. Cụ thể như sau:

+ Trường hợp khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

+ Các cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa.

+ Cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều này.

Theo nội dung chi tiết tại điều 8 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP, đối với hành vi khai sai xuất xứ hàng hóa, cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

– Theo quy định tại điểm h, khoản 1 Điều 14 Nghị Nghị định 128/2020/NĐ-CP, việc cá nhân, tổ chức khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa được xem là hành vi trốn thuế. Với hành vi trốn thuế, đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc trong một số trường hợp nhất định, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, với tùy theo hành vị và mức độ sai phạm, các cá nhân, tổ chức khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, doanh nghiệp từng vi phạm cũng để lại hình ảnh xấu trong hoạt động xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của những lô hàng sau.

Do đó, để đảm bảo việc khai báo xuất xứ và các mục khai hải quan chính xác, tránh các trường hợp vô tình bị nhầm lẫn, sai sót, các đơn vị nhập khẩu nên tìm các đơn vị, đại lý khai báo hải quan chuyên nghiệp để hỗ trợ.