Khám bệnh mùa dịch ở đâu

TIN TỨC CHUNG

Nhận thức đúng về khám bệnh trong mùa dịch

Ngày đăng 14/06/2021 | 11:27 |Lượt xem: 2863

Những ngày gần đây, nhiều bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp tiếp nhận bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, thậm chí đã có trường hợp tử vong. Nguyên nhân được chỉ ra, đó là trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, không ít người phát sinh tâm lý hoang mang, ngại không dám đến bệnh viện khám dẫn đến bệnh trở nặng, khó điều trị. Thực tế này cho thấy, mỗi người cần có nhận thức đúng hơn trong việc thăm khám sức khỏe trong mùa dịch.

TIN LIÊN QUAN

Khám, điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc [quận Ba Đình].

Tử vong vì ngại đến bệnh viện...

Có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD], ông N.V.X. [85 tuổi ở quận Thanh Xuân] phải dùng thuốc điều trị thường xuyên. 10 ngày gần đây, ông X. thấy khó thở, nhưng vì sợ lây nhiễm Covid-19 nên không đến bệnh viện mà ở nhà điều trị. Chỉ đến khi cơn khó thở tăng lên, người nhà mới gọi Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đưa ông vào bệnh viện. Khi đến Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực [Bệnh viện Đại học Y Hà Nội], cơ thể ông X. đã rơi vào tình trạng tím tái và được cấp cứu ngừng tuần hoàn. Sau rất nhiều nỗ lực của đội ngũ y, bác sĩ, bệnh nhân đã không qua khỏi.

Tương tự, cách đây 1 tuần, bé trai 3 tuổi [ở quận Đống Đa] có biểu hiệu đau bụng. Thay vì đưa con đến bệnh viện để khám, mẹ bé đã mua thuốc về nhà tự điều trị. Khi thấy tình trạng bệnh của con nặng lên, người phụ nữ này mới đưa con đến Khoa Cấp cứu và chống độc [Bệnh viện Nhi trung ương]. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán, bé trai bị viêm phúc mạc ruột thừa, chậm chút nữa thì biến chứng nhiễm trùng huyết và sốc…

Nếu thời điểm bình thường, trung bình mỗi ngày, Khoa Cấp cứu và chống độc [Bệnh viện Nhi trung ương] tiếp nhận khoảng 200 trẻ, thì nay giảm còn khoảng 50 trẻ. Tiến sĩ Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và chống độc [Bệnh viện Nhi trung ương] cảnh báo, hầu hết bệnh nhi đến bệnh viện thời điểm này đều rơi vào tình trạng nặng, khiến việc điều trị khó khăn hơn. Sai lầm tai hại mà không ít phụ huynh mắc phải, đó là việc tự ý mua thuốc điều trị cho con. Việc điều trị sai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Theo ghi nhận tại nhiều bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Đức Giang, Thanh Nhàn, Việt Nam - Cuba…, số lượng bệnh nhân đến khám thời điểm này giảm từ 30 đến 50%. Bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào, Phó Trưởng khoa Nội tổng hợp [Bệnh viện Thanh Nhàn] cho rằng, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 là do không đeo khẩu trang, tiếp xúc gần qua giọt bắn khi ho, hắt hơi, nói chuyện… Vì vậy, trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, việc tụ tập, đi đến nơi đông người đều được khuyến cáo là nên hạn chế. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là khi có bệnh, người dân không đến bệnh viện, nhất là với đối tượng trẻ em, người già, bệnh dễ diễn biến rất nhanh, để lại hậu quả đáng tiếc…

Kiểm soát người đến Bệnh viện Nhi trung ương để phòng dịch Covid-19.Ảnh: Nguyễn Chi

Các bệnh viện phải tuân thủ khám sàng lọc người bệnh

Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, hiện có hai thái cực xảy ra, đó là nhiều người sợ không dám đến bệnh viện như trường hợp của bệnh nhân N.V.X. nêu trên, nếu được đưa đến bệnh viện sớm hơn thì hoàn toàn có thể điều trị được. Ngược lại, nhiều người chỉ mới có triệu chứng sốt, ho, đau họng… dù không có tiền sử dịch tễ liên quan đến vùng dịch đã lập tức đến bệnh viện khám, vì lo mình bị nhiễm Covid-19 cũng là điều không nên.

Hiện tại, nhiều bệnh viện đã thiết lập mô hình đường dây nóng, sử dụng mạng xã hội Facebook, Zalo, website… hoạt động 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin, tư vấn và giải quyết kịp thời các vấn đề người dân quan tâm, thắc mắc. Bên cạnh đó, bộ phận chăm sóc người bệnh thuộc phòng quản lý chất lượng của bệnh viện cũng thường xuyên thăm hỏi bệnh lý, nhắc nhở bệnh nhân đến tái khám theo định kỳ, theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc trực tiếp tư vấn cho bệnh nhân. Ngoài ra, các bệnh viện cũng đã triển khai mô hình khám bệnh từ xa, khám chữa bệnh trực tuyến...

Để tránh lây nhiễm Covid-19 trong cơ sở y tế, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu lưu ý, bệnh nhân trước khi đến bệnh viện nên gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán tình trạng bệnh. Những ca bệnh nặng sẽ được khuyến cáo đến bệnh viện sớm, cấp cứu kịp thời; các ca nhẹ không cần đến bệnh viện sẽ được tư vấn chữa bệnh từ xa. Nếu bệnh nhân đến bệnh viện đông quá, nơi khám sàng lọc quá tải cũng sẽ là nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Ngược lại, bệnh nhân nặng vì lo sợ, không tới bệnh viện sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cũng yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh của thành phố phải áp dụng nghiêm ngặt quy trình phòng dịch theo bộ Tiêu chí an toàn bệnh viện của Bộ Y tế. Đặc biệt, các bệnh viện phải thực hiện việc phân luồng, sàng lọc bệnh nhân ngay từ đầu, đồng thời bố trí lối đi riêng cho người có bệnh lý nền, người có nguy cơ cao… để loại bỏ nguy cơ dịch bệnh xâm nhập. Còn đối với người bệnh cần bình tĩnh, không vì quá lo ngại mà từ chối điều trị bệnh. Khi đến bệnh viện, người dân cần tuân thủ thông điệp “5K” của Bộ Y tế.

//hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1002643/nhan-thuc-dung-ve-kham-benh-trong-mua-dich

Duy Tuân [Nguồn: HNMO]

Tạ Duy Tuân

Các tin khác

  • Thu hồi sản phẩm dung dịch rửa tay khô Aerius-19 trên toàn quốc
  • Các cơ sở y tế tăng cường khám, chữa bệnh thường quy và cho người sau mắc Covid-19
  • Bộ Y tế cấp phép lưu hành cho thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19 thứ 4 sản xuất trong nước
  • Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan nhỏ
  • Nhân dân Thủ đô được khám, tư vấn sức khỏe hậu Covid-19 miễn phí
  • Người điều dưỡng có vai trò rất lớn trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân

VĂN BẢN MỚI

  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc [ADR] tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
  • Thu hồi thuốc Methtrexat Bidiphar 50mg/2ml không đạt tiêu chuẩn chất lượng

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa [Mới]

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Liên kết Website

Chọn liên kết

Thống kê truy cập

Đang online: 1015

Lượt truy cập trong tuần: 75825

Lượt truy cập trong tháng: 0

Lượt truy cập trong năm: 4982602

Tổng số truy cập: 32777875

Video liên quan

Chủ Đề