Khi bé bị rối loạn tiêu hóa thì làm gì năm 2024

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với nhiều khác biệt so với người lớn và chưa phát triển hoàn thiện hệ vi sinh đường ruột, do vậy trẻ thường gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa với triệu chứng triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, đau bụng và khó tiêu. Vậy nguyên nhân gây nên là gì? Tìm hiểu ngay!

Tìm hiểu nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là bệnh gì?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một tình trạng khi hệ tiêu hóa của trẻ có những biến đổi về nhu động ruột và sự hấp thu của dịch ruột, gây đau bụng hoặc các vấn đề về quá trình tiêu hóa thức ăn.

Tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đây là vấn đề cần được quan tâm và phụ huynh không được chủ quan, rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể được điều trị và quản lý hiệu quả nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Sức đề kháng yếu, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Hệ miễn dịch của bé còn non nớt, hệ vi sinh vật có lợi ở đường ruột chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cơ thể nên trẻ dễ bị vi rút, vi khuẩn gây bệnh tấn công, dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Sức đề kháng kém và hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ [từ 0 – 6 tuổi] phát triển chưa hoàn thiện chính là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa dù là trẻ em hay người trưởng thành. Cho trẻ ăn thức ăn khó tiêu, chứa nhiều dầu mỡ, đường, thiếu chất xơ,…Ngoài ra, nếu trẻ đang bú mẹ thì dinh dưỡng của mẹ cũng là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề.

Ngộ độc thức ăn: Hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm và dễ bị virus hoặc vi khuẩn tấn công khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn ôi thiu, chế biến không đúng cách và bảo quản không đảm bảo vệ sinh.

Thói quen sinh hoạt: Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra do trẻ tiếp xúc đất cát, thú nuôi, đồ chơi và vật dụng không vệ sinh, sau đó không rửa tay và đưa tay lên miệng hoặc cầm thức ăn cho vào miệng sẽ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm vi khuẩn, giun sán, gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón.

Sử dụng thuốc kháng sinh: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đồng thời tiêu diệt vi khuẩn có lợi cho đường ruột, không còn hoặc số lượng lợi khuẩn không đủ mạnh để bảo vệ đường ruột của trẻ.

Vấn đề tâm lý: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể xảy ra do vấn đề tâm lý, căng thẳng hoặc sự thay đổi đột ngột trong cuộc sống, trẻ trải qua cảm giác lo lắng, sợ hãi hoặc buồn bã và những tình trạng tâm lý này có thể gây ra rối loạn tiêu hóa.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Tùy vào thể trạng và nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, triệu chứng ở trẻ em rất đa dạng. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài phân lỏng và thường xuyên hơn bình thường [hơn 3 lần/ngày]. Phân của trẻ có thể có màu xanh, màu vàng nhạt hoặc màu xám.

Táo bón: Trẻ gặp khó khăn trong việc đi ngoài, phân khô, cứng hoặc ít hơn bình thường. Trẻ có thể cảm thấy khó chịu và đau bụng. Đôi khi có máu trong phân.

Buồn nôn và nôn mửa: Cảm giác buồn nôn hoặc mửa, đặc biệt sau khi ăn hoặc khi gặp căng thẳng.

Đầy hơi, chướng bụng, đau bụng: Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa nếu có triệu chứng đầy hơi, tức bụng, đau bụng, đau quặn hoặc khó chịu trong vùng bụng. Tình trạng này có thể kéo dài hoặc tái phát thường xuyên.

Chán ăn: Trẻ có thể có sự thay đổi trong khẩu vị và từ chối ăn hoặc ăn ít hơn bình thường, chán ăn là một trong những biểu hiện phổ biến của rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Điều này khiến trẻ chậm tăng trưởng nếu chán ăn lâu ngày.

Nếu trẻ của bạn có những triệu chứng trên kéo dài hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được đánh giá và điều trị thích hợp.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Việc chăm sóc chế độ ăn uống, dinh dưỡng đúng cách có hiệu quả rất lớn trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm phù hợp cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh, hoa quả tươi, lúa mì nguyên hạt, gạo lứt, lạc, hạt chia, đậu hạt, và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Chất xơ giúp tăng cường chuyển hóa thức ăn và duy trì sự hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa.

Thực phẩm giàu probiotics: Probiotics là các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Các nguồn probiotics tự nhiên bao gồm sữa chua, sữa chua probiotic và các loại thực phẩm lên men khác.

Thức ăn dễ tiêu hóa: Tránh các thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh và thức ăn có nhiều gia vị. Thay vào đó, hãy chọn các thực phẩm nhẹ nhàng và dễ tiêu hóa như cháo, súp, khoai tây hấp, cá hấp và rau luộc.

Uống đủ nước: Đảm bảo trẻ uống đủ nước trong suốt ngày để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể. Nước, nước ép trái cây tươi và nước lọc đều là lựa chọn tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Hạn chế thực phẩm kích thích: Tránh cho trẻ ăn thức ăn có chứa cafein, chocolate, đồ ngọt, thức uống có ga và thức ăn có chứa chất kích thích khác.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận được lời khuyên cụ thể và tùy chỉnh chế độ ăn cho trẻ dựa trên tình trạng rối loạn tiêu hóa. Tùy thuộc tình trạng và triệu chứng cụ thể của trẻ, bác sĩ có thể đề xuất điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.

Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Để phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và chăm sóc bé khỏe mạnh, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé, đảm bảo trẻ được cung cấp một chế độ ăn uống cân đối, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày. Hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường, muối.

Đảm bảo vệ sinh cá nhân: Dạy trẻ và luyện tập thói quen giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn và nhiễm trùng. Lưu ý, phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/lần.

Rèn luyện hoạt động thể chất: Khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động thể chất hàng ngày, hoạt động ngoài trời, thể dục, vận động, để nâng cao sức đề kháng và duy trì sự hoạt động của hệ tiêu hóa tốt hơn.

Bổ sung men vi sinh: Tham khảo lựa chọn men vi sinh bổ sung bào tử lợi khuẩn và các vi chất dinh dưỡng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đường ruột khỏe mạnh giúp bé hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, trẻ ăn ngon tự nhiên và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Đưa trẻ đi khám sức khỏe: Trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa áp các biện pháp nhưng không mang lại hiệu quả, các vấn đề về tiêu hóa kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy đưa trẻ đi khám sức khỏe, tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bằng cách áp dụng các biện pháp phòng tránh, chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý, phụ huynh có thể giúp trẻ vượt qua rối loạn tiêu hóa và duy trì một sức khỏe tốt. Hãy luôn lắng nghe và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sự chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Chủ Đề