Khi nào nên dùng khí dung cho trẻ

Việc điều trị cho trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh hô hấp gặp khá nhiều khó khăn do hạn chế dùng thuốc, vì vậy cần phải kết hợp với một số phương pháp can thiệp khác. Chẳng hạn như sử dụng máy khí dung cho trẻ em mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Vậy máy khí dung là gì?

1. Máy khí dung là gì? Chức năng của máy khí dung?

Máy khí dung được biết đến là một sản phẩm được sử dụng phổ biến trong chữa trị bệnh về đường hô hấp của nhi khoa. Loại máy này có chức năng xông mũi, họng cho trẻ để giúp trẻ dễ dàng hít thở và lọc vi khuẩn bên trong. Tuy nhiên, không phải bệnh lý nào ở trẻ em cũng được sử dụng loại máy này. Theo chỉ định của bác sĩ, máy chỉ được dùng trong điều trị một số bệnh của trẻ như suy hô hấp, hen suyễn, viêm phế quản,...

Máy khí dung là gì? Sử dụng như thế nào?

Ngoài ra, một số trẻ gặp khó khăn trong việc uống thuốc hoặc không thể dùng xịt định liệu thì cũng được chỉ định thay thế bằng liệu pháp này. Với cách thức đánh tan thuốc thành dạng sương, xông trực tiếp vào mũi, thuốc sẽ dễ dàng hấp thu vào cơ thể và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Hiện nay có hai loại máy được dùng phổ biến trong lĩnh vực y tế là máy khí dung dành cho tai mũi họng và máy sử dụng cho hệ hô hấp dưới.

2. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng

Mặc dù, máy khí dung được sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi do bé còn quá nhỏ nên rất dễ quấy khóc khi phải xông mũi, họng. Loại máy này được thiết kế như một chiếc mặt nạ hoặc cũng có thể ngậm ống thở miệng để hỗ trợ xông thuốc.

Máy khí dung sử dụng trong điều trị những bệnh lý nào?

Tuy nhiên, nếu quá trình xông thuốc không được cẩn thận hoặc bé không hợp tác thì rất dễ làm bay hơi thuốc, tức bé không nhận đủ liều thuốc như chỉ định. Điều này cũng gây cản trở trong việc điều trị bệnh cho các em bé. Chính vì thế, khi sử dụng máy khí dung, các phụ huynh cần lưu ý một số điều sau đây:

2.1. Giữ đúng khoảng cách

Một số phụ huynh sử dụng máy dung khí để xông mũi cho bé nhưng không biết tư thế đặt cho bé ngồi và cách cầm máy. Điều này sẽ ảnh hưởng để sự thông thoát của thuốc ra ngoài và trẻ không được xông đủ liều lượng như bác sĩ chỉ định. Để xông thuốc cho trẻ, cần cho bé ngồi thẳng lưng, không được đặt máy quá xa vì sẽ tạo không gian trống cho thuốc thoát ra.

Đặt mặt nạ xông mũi đúng vị trí trên mặt trẻ

Theo các bác sĩ, nếu máy phun khí đặt cách mặt trẻ khoảng 1cm thì lượng thuốc trẻ hấp thu được chỉ còn 50%. Nếu khoảng cách này lớn hơn, khoảng 2.5 cm thì lượng thuốc thất thoát ra ngoài khoảng 80%. Do đó, các phụ huynh cần chú ý để xông hơi đúng cách và mang lại hiệu quả cho con trẻ.

2.2. Chọn thời điểm thích hợp

Nếu trẻ đang vui chơi hoặc vừa ăn uống xong thì không nên xông mũi họng cho trẻ vì đây là thời gian trẻ hoạt động nhiều, ít hợp tác với bố mẹ. Đặc biệt là ở trẻ dưới 2 tuổi, hầu hết các bé đều quấy khóc, không hợp tác khi xông mũi họng. Do đó, ba mẹ có thể lựa chọn những thời điểm yên tĩnh trong ngày, ít người để bé chú tâm vào việc xông mũi. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể tận dụng thời gian bé đang ngủ để tiến hành xông cho bé.

2.3. Lựa chọn môi trường yên tĩnh

Trong lúc xông mũi - họng, trẻ cần tập trung hít thở sâu nên những hoạt động xung quanh rất dễ chi phối và khiến bé không chịu hợp tác. Chính vì thế, ba mẹ nên lựa chọn những không gian yên tĩnh, giúp bé chú tâm xông mũi - họng khoảng 10 - 15 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lựa chọn không gian yên tĩnh cho trẻ tập trung

2.4. Lựa chọn máy phun khí có kích thước phù hợp

Việc lựa chọn kích thước máy phun khí phù hợp sẽ giúp quá trình xông mũi - họng cho trẻ dễ dàng và mang lại hiệu quả cao. Đối với những mask khí dung kích thước lớn so với trẻ sẽ tạo điều kiện cho khí thuốc bay ra ngoài và trẻ khó có thể hấp thụ đầy đủ. Do thuốc dưới dạng phun sương không được đưa trực tiếp vào mũi của trẻ. Nếu dùng máy phun khí dạng phun sương gặp nhiều khó khăn thì phụ huynh có thể cho bé sử dụng ống thở miệng.

2.5. Lấy đủ liều lượng thuốc theo chỉ định

Một số phụ huynh khi thấy con trẻ bị nghẹt mũi, đau họng thường tự mua thuốc và xông tại nhà cho trẻ với máy khí dung. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm nếu phụ huynh không nhận biết rõ về bệnh cũng như liều lượng thuốc. Chính vì thế, ba mẹ chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên cẩn trọng trong việc kiểm tra thuốc, xem có đúng loại thuốc được kê đơn hay không.

2.6. Tạo tâm lý thoải mái, thư giãn cho trẻ

Thường trẻ sẽ quấy khóc khi phải bắt ngồi yên một chỗ, nhất là khi ngồi xông mũi, trẻ sẽ thấy rất ngột ngạt, khó chịu. Do đó, phụ huynh cần khích lệ, động viên cho trẻ cố gắng ngoan ngoãn để xông mũi. Một số ba mẹ cho trẻ coi tivi trong khi xông mũi nhưng điều này là không nên. Trẻ có thể chịu ngồi yên để xông mũi nhưng hiệu quả lại không cao do trẻ chỉ tập trung xem tivi. Với liệu pháp này, trẻ phải hít thở sâu, chú tâm vào xông mũi thì mới mang lại kết quả tốt.

Giúp trẻ thư giãn - ngoan ngoãn trong lúc xông mũi

2.7. Hoàn toàn làm theo chỉ định của bác sĩ

Một số bậc phụ huynh nhận thấy sự hiệu quả của biện pháp xông mũi với máy khí dung nên tự ý sử dụng cho trẻ nhiều lần. Hoặc cũng có trường hợp, ba mẹ cố ý cho trẻ xông với lượng thuốc nhiều hơn chỉ định của bác sĩ vì cho rằng xông càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Việc lạm dụng thuốc dễ dẫn đến tình trạng quá liều, ảnh hưởng đến phổi hoặc phải lệ thuộc vào thuốc. Hầu hết các loại thuốc khí dung đều có chứa thành phần Corticoid, nếu dùng quá liều thì dễ dẫn đến những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

2.8. Vệ sinh sạch sẽ máy khí dung

Máy khí dung được dùng trực tiếp trong quá trình xông mũi - họng cho trẻ với tác dụng chính là hỗ trợ điều trị các bệnh lý về mặt hô hấp. Do đó, trước và sau mỗi lần sử dụng, các bạn nên vệ sinh thật kỹ để loại trừ toàn bộ vi khuẩn bám trên máy. Nếu máy đã được dùng trong một thời gian dài thì việc thay phần lọc không khí cũng rất cần thiết, nhằm đảm bảo không bị ẩm mốc từ bên trong.

Vệ sinh máy khí dung trước khi sử dụng cho trẻ

Khuyến khích phụ huynh chỉ sử dụng một dây và một mặt nạ cho một bé để đảm bảo về mặt vệ sinh cũng như phù hợp với kích cỡ của trẻ. Ngoài ra, trong quá trình xông mũi - họng bằng máy, nếu phụ huynh nhận thấy có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đi khám hoặc liên hệ với bác sĩ ngay. Mặc dù việc sử dụng tại nhà sẽ có nhiều thuận lợi cho bé và phụ huynh nhưng ba mẹ cần phải trang bị kỹ lưỡng cách sử dụng trước khi dùng cho bé.

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về công dụng của máy khí dung trong việc hỗ trợ các bệnh lý hô hấp cho trẻ. Ngoài ra, các bạn cũng cần ghi nhớ một số lưu ý khi sử dụng để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất cho bé. Đồng thời, giúp ngăn chặn các tình huống phát sinh ngoài ý muốn.

Nên khí dung cho bé khi nào?

Xông khí dung được chỉ định đối với trẻ mắc các bệnh đường hô hấp kèm theo khó thở như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm phế quản. Loại dung dịch được sử dụng để xông mũi là khác nhau tùy thuộc vào bệnh lý mắc phải.

Thở khí dung cho bé trong bao lâu?

2Tạo môi trường yên tĩnh Trẻ em cần tập trung hít thở sâu trong thời gian điều trị để thuốc có thể đi vào phổi trong quá trình sử dụng máy khí dung. Chính vì vậy, phụ huynh cần giữ môi trường yên tĩnh khoảng 5 - 10 phút, tối đa là 15 phút, đến khi trẻ hoàn thành khí dung.

Thở khí dung bao lâu 1 lần?

Thông thường, bệnh nhân sẽ được sử dụng máy trong vòng 10 - 15 phút mỗi lần, tuyệt đối không kéo dài thời gian xông. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh để chỉ định bệnh nhân nên sử dụng máy khí dung bao nhiêu lần mỗi ngày.

Xông khí dung cho bé có tác dụng gì?

Xông mũi họng ở trẻ nhỏ qua mặt nạ còn gọi là khí dung. Khí dung được dùng hỗ trợ trong chữa trị một số bệnh lý ở đường hô hấp cấp như viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm xoang hoặc mãn tính như hen suyễn. Viêm phế quản [VPQ] là bệnh thường gặp ở trẻ em, bất kể lứa tuổi nào và thời tiết nào.

Chủ Đề