Tại sao trước khi cho thức ăn thừa vào tủ lạnh để bảo quản ta phải hâm nóng thức ăn

Chúng ta thường được rỉ tai nhau về việc đợi thức ăn nguội mới cho vào bảo quản trong tủ lạnh, nhưng lại không biết rằng điều này khiến vi khuẩn phát triển nhanh hơn.

Từ bé, bạn đã được dạy phải để thức ăn sau khi nấu nguội mới cho vào tủ lạnh, không thì tủ lạnh rất nhanh chóng hư hỏng, hao điện... Nhưng lại không mấy ai lưu ý về việc, điều này ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe
mình, đừng vì chăm chăm lo cho chiếc tủ lạnh vô tri vô giác mà đánh cược sức khỏe như thế chứ mọi người.

[Ảnh: Internet]

Thức ăn sau khi được nấu chín, nhiệt độ sẽ giảm dần từ 100 độ C xuống đến 60 độ C là vi khuẩn đã bắt đầu phát triển, xâm nhập ngược lại vào thực phẩm rồi. Đến khi nhiệt độ giảm xuống 30 đến 40 độ C thì là nhiệt độ lí tưởng nhất cho sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn, và chúng chỉ thực sự ngủ đông từ 7độ C trở xuống mà thôi. Tức là nếu đợi thức ăn nguội rồi mới mang đi bảo quản trong tủ lạnh thì cũng chẳng còn tác dụng gì nữa, vì vi khuẩn đã kịp phát triển hàng loạt trong thời gian bạn chờ đợi nguội rồi.

Vậy nên, cách bảo quản tốt nhất là đợi nhiệt độ thức ăn xuống tầm 70-80 độ C, bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản luôn thì sẽ giữ lại được các chất dinh dưỡng của thực phẩm và hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn xâm lấn ngược lại vào thức ăn.

[Ảnh: Internet]

Còn về việc nếu bạn sợ khi cho thức ăn nóng vào tủ sẽ gây nên gánh nặng cho tủ lạnh, bắt chúng làm việc nhiều hơn và khiến tủ nhanh hư hơn thì không hẳn đâu nhé. Tủ lạnh cứng cáp lắm chứ không mong manh như bạn tưởng tượng đâu. Để giải thích cho việc này lấy một ví dụ như sau, khi bạn bỏ thức ăn nóng khoảng 80 độ C vào tủ lạnh 5 độ C, thì tủ phải làm việc để mang đi 75 độ C từ thức ăn nóng. Nó cũng chỉ tương đương bằng nhiệt lượng phải mang đi khi bạn cho 3 phần thức ăn nguội vào tủ mà thôi. Nếu muốn bảo quản tủ không bị nhanh hư, thì đừng để quá nhiều thức ăn nóng vào cùng một lúc, vậy là vừa đảm bảo được việc bảo quản thực phẩm đúng chuẩn, vừa không sợ tủ lạnh gồng gánh quá nhiều.

Và để hạn chế sự ngưng tụ nước gây hư tủ lạnh do thức ăn nóng bay hơi thì bạn nên dùng màng bọc thực phẩm ràng lại trước khi bỏ vào tủ nhé. Điều này vừa giúp tủ không hư, vừa khiến thực phẩm không bị lây nhiễm vi khuẩn chéo, an toàn hơn cho sức khỏe nữa đấy.

Theo afamily.vn

Tại sao thức ăn thừa nên luộc lại trước khi cho vào tủ lạnh? Nếu bạn chưa biết câu trả lời cho vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết tiếp theo nhé!

Tại sao thức ăn thừa nên luộc lại trước khi cho vào tủ lạnh?

Tủ lạnh là một thiết bị mà chúng ta thường sử dụng để bảo quản thực phẩm, cả đồ sống và đồ đã qua chế biến. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng hiểu hết về cách bảo quản thực phẩm, đặc biệt là thức ăn thừa trong tủ lạnh. Một trong những sai lầm mà mọi người hay mắc phải là không hâm nóng thức ăn thừa mà cho vào tủ lạnh ngay.

Vậy tại sao bạn nên luộc lại thức ăn thừa trước khi cất vào tủ lạnh?

Câu trả lời là không khí luôn chứa nhiều bào tử vi sinh vật và vi sinh vật. Thức ăn thừa sau khi ăn chủ yếu bị nhiễm vi sinh vật nên trước khi cất vào tủ lạnh, chúng ta phải đun sôi lại thức ăn để tiêu diệt bớt bào tử, vi sinh vật. đảm bảo rằng chúng không sinh sôi trong quá trình bảo quản.

Nhiều người cũng băn khoăn không biết có nên ăn thức ăn thừa trong tủ lạnh hay không. Câu trả lời là nếu bạn biết cách bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh đúng cách thì việc tái sử dụng những thực phẩm này là hoàn toàn có thể. Vậy làm cách nào để bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh đúng cách? Đón xem phần tiếp theo của bài viết!

Cách tốt nhất để bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh

Các dụng cụ bảo quản thực phẩm đủ an toàn và không bị rò rỉ.

Khi cất thức ăn thừa trong tủ lạnh, bạn nên chọn đồ dùng làm bằng chất liệu an toàn cho cơ thể và hơn hết là phải đủ độ kín. Tốt nhất bạn nên đầu tư vào hộp đựng thực phẩm chuyên dụng, vì chúng thường có con dấu bằng cao su trên nắp hộp. Lớp niêm phong này không chỉ ngăn các yếu tố bên ngoài xâm nhập mà còn ngăn mùi thực phẩm thoát ra ngoài và bám vào các thực phẩm khác hoặc tủ lạnh. Ngoài ra, sử dụng hộp đựng thực phẩm sẽ giúp tủ lạnh của bạn trông gọn gàng, sạch sẽ và ngăn nắp hơn.

Khi nào để dành thức ăn thừa?

Các vi sinh vật có thể xâm nhập vào thực phẩm sau ít nhất là 2 giờ ở nhiệt độ phòng, vì vậy thay vì đợi thực phẩm nguội hoàn toàn rồi mới cho vào tủ lạnh, bạn nên cho vào tủ lạnh sớm, ngay cả khi thực phẩm vẫn còn nóng. . Điều này sẽ ngăn vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

nhiệt độ bảo quản

Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh thường là 4-5 ° C. Khi bạn muốn sử dụng thực phẩm tươi mới từ tủ lạnh, bạn cũng nên làm nóng nó ở nhiệt độ ít nhất là 60 ° C.

Lưu ý khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

  • Thức ăn thừa chỉ nên để trong tủ lạnh 4-5 tiếng.
  • Trong trường hợp bình thường, chỉ cần hâm nóng thức ăn thừa trong vài phút là có thể tiêu diệt mầm bệnh. Tuy nhiên, một số thực phẩm không nên hâm nóng lại mà nên dùng ngay và không để qua đêm như cơm, đồ, trứng có vỏ, động vật có vỏ, các sản phẩm từ sữa, v.v.
  • Giữ nhiệt độ tủ lạnh dưới 4 ° C, nhiệt độ tủ đông dưới 0 ° C.
  • Sử dụng thức ăn thừa càng sớm càng tốt vì khi thức ăn thừa để trong tủ lạnh quá lâu, một loại vi khuẩn cơ hội có tên là Listeria sẽ phát triển [đặc biệt nếu nhiệt độ tủ lạnh trên 4 ° C] và làm thức ăn bị hư hỏng. dễ hư hỏng và có hại cho sức khỏe.
  • Hãy cẩn thận với những thức ăn dễ hỏng, nếu nghi ngờ, hãy vứt bỏ thức ăn thừa ngay lập tức. Vi khuẩn vẫn có thể phát triển trong tủ lạnh, khiến thức ăn kém ngon và không tốt cho sức khỏe.
  • Bảo quản thức ăn thừa tránh xa thực phẩm sống, gia cầm và động vật có vỏ để tránh lây nhiễm chéo.
  • Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên và làm sạch các vết bẩn ngay khi phát hiện ra. Điều này giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn listeria và ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn từ thực phẩm này sang thực phẩm khác.

Mong rằng qua bài viết này bạn đã biết được lý do nên luộc lại thức ăn thừa trước khi cất vào tủ lạnh và cách bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh để sử dụng an toàn hơn. Đừng quên truy cập Học Wiki thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé! Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo!

>> Thông tin thêm:

  • Tiết lộ cách khử mùi tủ lạnh lâu ngày không dùng đến đơn giản nhất
  • Cách sử dụng ngăn đá mềm của tủ lạnh Samsung chi tiết và hiệu quả nhất
  • Chia sẻ 5 cách hiệu quả nhất để loại bỏ mùi hôi tủ lạnh qua email

Có nên nấu lại thức ăn thừa trước hoặc sau khi cho vào tủ lạnh là thắc mắc của nhiều người.

Nóng chứ không phải là sôi

Thức ăn thừa là hiện tượng không hiếm gặp ở nhiều gia đình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là bởi nhiều bà nội trợ không ước lượng được khối lượng thức ăn chuẩn với các thành viên trong gia đình hoặc thừa do tâm lý “thừa còn hơn thiếu”.

Khi thừa, chị em sẽ cất vào trong tủ lạnh. Tuy nhiên, có một thực tế, thức ăn thừa không còn là thức ăn sạch mà quá trình ăn và gắp thức ăn, thức ăn đã bị vi khuẩn từ miệng, nước bọt theo đũa xâm nhập vào, đấy là chưa kể vi khuẩn từ môi trường tự nhiên xâm nhập. Vì thế, nhiều chị em cho rằng phải xử lý thức ăn trước hoặc sau khi cho vào tủ lạnh bằng cách đun lại. Đun lại có nghĩa là phải làm sôi thức ăn ở nhiệt độ 100 độ C trong vài phút.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho rằng việc đun sôi lại là không cần thiết, thậm chí là phản khoa học. Đối với thức ăn, khi nấu xong mà thấy nhiều, tốt nhất không nên múc hết ra bát/đĩa, thay vào đó múc một phần còn lại cứ để trong xoong/ nồi, ăn hết lại múc tiếp; tương tự, khi thấy nhiều, bạn có thể chia ra nhiều nhiều bát/đĩa nhỏ, ăn đến đâu bạn lấy đến đó.

Như vậy, cuối bữa ăn, bạn sẽ có phần thức ăn thừa mà chưa bị “chọc ngoáy” đũa vào. Những phần thức ăn chưa động đũa vào bạn cho vào tủ lạnh bảo quản là yên tâm nhất.

Trong trường hợp thức ăn thừa đã lỡ “chọc ngoáy” vào bạn cũng không nên quá lo lắng đến mức phải đun sôi lại. Điều này là không cần thiết và không nên bởi thức ăn mà nấu lại thì đã mất đi cả dinh dưỡng, hình thức và độ ngon của món ăn.

Tuy rằng, đúng là thức ăn thừa có thể bị vi khuẩn xâm nhập nhưng lượng này là không lớn, bạn chỉ cần vun thức ăn lại cho vào hộp sạch hoặc sử dụng màng bọc rồi cho vào tủ lạnh.

Đến bữa ăn sau thì bỏ ra hâm nóng lại là được. Hâm nóng ở đây không phải là để diệt vi khuẩn như chúng ta nghĩ mà là làm nóng thức ăn, bởi trừ một số món ăn lạnh như món thịt đông, với thức ăn chúng ta quen ăn nóng.

“Khi ngăn mát tủ lạnh không giúp bảo quản được lâu thức ăn thừa, bạn có nên để lên ngăn đá? Câu trả lời là không. Ngăn đá là nơi bảo quản được lâu hơn, tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng. Ngăn đá là nơi mà bạn để thực phẩm tươi sống giầu protein như thịt, cá sống… chứ không phải cái gì cũng cho lên ngăn đá. Thức ăn thừa để lên ngăn đá, khi mang xuống, các phân tử đá rã ra cũng là lúc thức ăn bị rữa ra, về mặt cảm quan đã thấy mất ngon chứ chưa nói đến dinh dưỡng”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh.

Đã nấu chín phải ăn ngay

Tuy cho rằng, không nên đun sôi lại thức ăn thừa, xong PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, ngay cả khi bảo quản trong tủ lạnh, các thức ăn thừa này cũng không thể để được lâu. “Nhiều người cho bát canh khoai nấu xương thừa vào tủ lạnh để 2 -3 ngày là rất sai lầm”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định, “Thời gian bảo quản của thực phẩm chín không được tốt như thực phẩm tươi. Lý do là vì thực phẩm tươi vẫn có có khả năng tự miễn dịch, nhưng thực phẩm chín thì không.

Khi thức ăn thừa đưa vào tủ lạnh, tủ lạnh chỉ có thể giúp ức chế hoặc hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn trong một thời gian ngắn. Vì thế, thức ăn thừa còn xót lại ở bữa ăn trước nên để tủ lạnh sau đó lấy ra và ăn hết trong bữa sau. Nếu tiếp tục ăn không hết hoặc chưa ăn đến thì nên vứt chúng đi chứ đừng tiếc để đến vài ngày”.

Sơn Hà

Video liên quan

Chủ Đề