Không lịch sự là gì

Vấn đề cuối cùng trong văn hóa giao tiếp của người Việt là vấn đề lịch sự.

Xã hội nào cũng có những nguyên tắc lịch sự nhất định. Các nguyên tắc ấy chi phối không những hành vi mà còn toàn bộ các loại hình ngôn ngữ, từ ngôn ngữ bằng lời [verbal language] đến ngôn ngữ không lời [nonverbal language], bao gồm cả bàng-ngôn ngữ [paralanguage] và ngoại-ngôn ngữ [extralanguage], trong đó có ngôn ngữ thân thể.

Theo Penelope Brown và Stephen Levinson, ý niệm về lịch sự bao giờ cũng gắn liền với ý niệm về thể diện vốn có tính phổ quát trong nhân loại [1]. Nhưng ý niệm về thể diện thì bao giờ cũng gắn liền với những niềm tin và những bảng giá trị nhất định; các niềm tin và bảng giá trị này thay đổi theo từng nền văn hóa, và trong mỗi nền văn hóa, thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử, do đó, nhiều khi cái được xem là lịch sự ở văn hóa này lại trở thành bất lịch sự ở nơi khác; hoặc lịch sự ở lúc này nhưng lại trở thành bất lịch sử ở thời điểm lịch sử khác.

Bởi vậy, hơn đâu hết, để có thể tiếp xúc liên văn hóa, người ta cần phải tìm hiểu, ngay từ đầu, các nguyên tắc lịch sự của cái ngôn ngữ mà mình đang học. Đó là lý do chính tại sao từ khoảng vài thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 đến nay, đặc biệt sau khi cuốn Politeness của Brown và Levinson được xuất bản [1978], giới nghiên cứu tập trung thật nhiều công sức vào việc khai thác ý niệm lịch sự từ các nền văn hóa khác nhau.

Nhưng lịch sự là gì?

Về phương diện từ nguyên, nguồn gốc của chữ "polite" trong tiếng Anh hiện nay có thể là từ chữ "poli" [thành thị] hoặc "politizmos" [văn minh] trong tiếng Hy Lạp cổ hoặc từ chữ "politus" [chải chuốt] trong tiếng Latin. Thật ra, tất cả những từ gốc ấy đều có một số điểm giống nhau, và tất cả đều được phản ánh trong nội hàm khái niệm politeness hiện đang được sử dụng: đó là những sự giao tiếp có phong thái đẹp và có giáo dục, là dấu chỉ của người có văn minh và văn hóa. Trong tiếng Việt, chữ "lịch sự" đã xuất hiện từ lâu [trong Từ điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 đã có], tuy nhiên, tôi ngờ, thoạt đầu, nó chỉ có nghĩa là từng trải, có nhiều kinh nghiệm sống, biết cách giao thiệp. Vậy thôi. Để chỉ khái niệm lịch sự như chúng ta hiểu hiện nay, người xưa dùng chữ lễ phép. Chữ "lễ" trong lễ phép mang ba nội dung chính: một, đó là những khuôn phép và là những quy phạm có tính bắt buộc; hai, mang nặng ảnh hưởng của Nho giáo; và ba, như là hệ quả của nội dung thứ hai vừa nêu, thường chỉ có một chiều: từ dưới lên. Nói cách khác, trong sự tương tác giữa người bề trên và người bề dưới [về mọi phương diện: tuổi tác và đẳng cấp trong gia đình cũng như trong xã hội], chỉ có người bề dưới mới cần lễ phép, người bề trên thì được miễn. Sau này, chữ "lễ phép" thường chỉ được dùng trong quan hệ gia đình và học đường; chữ "lịch sự" dần dần chiếm ưu thế khi chỉ các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, trong cách nhìn của người Việt Nam, lịch sự vẫn chủ yếu là cách hành xử của người dưới đối với người trên hơn là ngược lại.

Trong phạm vi ngôn ngữ, nguyên tắc lịch sự của người Việt Nam thường được thể hiện ở mấy khía cạnh chính:

Một, cách xưng hô: phải đúng chức vụ, vai vế và tuổi tác.

Hai, sử dụng các từ thưa gửi ở đầu câu: Dạ/vâng/thưa/xin [ngày xưa còn có "bẩm" và "trình"].

Ba, sử dụng ngữ khí từ ở cuối câu: “ạ” [So sánh hai kiểu nói: "Chào bác" và "Chào bác ạ".]

Bốn, lặp lại đại từ nhân xưng ở cuối câu [Ví dụ: "Bác khỏe không, bác?"]

Chú ý: cả bốn biện pháp ngôn ngữ trên chỉ được áp dụng với người dưới. Với người bề trên hay cấp trên, tất cả các biện pháp ấy đều không cần thiết. Nói cách khác, trong tiếng Việt, lịch sự, với người dưới, là lễ phép, phải là lễ phép; với người trên, chỉ cần thân thiện.

***

Chú thích:

1. Penelope Brown và Stephen Levison [1978], Politess: Some Universals in Language Use, Port Melbourne: Cambridge University Press.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bạn đang chọn từ điển Tiếng Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng [trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…].

Định nghĩa - Khái niệm

lịch sự tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ lịch sự trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ lịch sự trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ lịch sự nghĩa là gì.

- t. Sang trọng đẹp đẽ : Gian phòng lịch sự. Biết cách giao thiệp xử thế theo những phép tắc được xã hội công nhận, khiến người có quan hệ với mình được vừa lòng vì ngôn ngữ cử chỉ của mình.
  • rẹo rọc Tiếng Việt là gì?
  • nghe lỏm Tiếng Việt là gì?
  • kiêng dè Tiếng Việt là gì?
  • Vĩnh Đông Tiếng Việt là gì?
  • Vạn Hoà Tiếng Việt là gì?
  • thắng phụ Tiếng Việt là gì?
  • lệnh tiễn Tiếng Việt là gì?
  • Kim âu, Hoa Nhai Tiếng Việt là gì?
  • Quang Tiến Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của lịch sự trong Tiếng Việt

lịch sự có nghĩa là: - t. . . Sang trọng đẹp đẽ : Gian phòng lịch sự. . . Biết cách giao thiệp xử thế theo những phép tắc được xã hội công nhận, khiến người có quan hệ với mình được vừa lòng vì ngôn ngữ cử chỉ của mình.

Đây là cách dùng lịch sự Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ lịch sự là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Có thể nói, lịch sự là chìa khóa “vàng” giúp hình thành nhân cách của mỗi con người, nhất là đối với trẻ nhỏ. Vậy, các bậc cha mẹ cần dạy con những phép lịch sự tối thiểu nào? Hãy cùng UNICA tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Phép lịch sự là gì?

Phép lịch sự là tất cả những cách ăn nói và ứng xử nhã nhặn. Nhờ phép lịch sự mà bạn có thể gây được thiện cảm với những người xung quanh. Tuy nhiên, phép lịch sự đòi hỏi bạn phải thành thực và luôn tôn trọng người khác.

2. Các phép lịch sự cơ bản đối với trẻ em

Biết nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi” phù hợp

- Bố mẹ hãy dạy con cái của mình biết nói làm “cảm ơn” và “xin lỗi” ngay từ khi còn nhỏ để hình thành thói quen sống và nhân cách cho bé. Bởi trẻ con rất dễ mắc sai lầm, nếu bố mẹ thấy con làm sai mà không phạt thì sẽ khiến con dễ được nước mà lấn tới. Dần dần, khi bé làm sai, bị bố mẹ phạt, bé sẽ quay sang ăn vạ và đòi dỗ dành.

- Vậy nên, bố mẹ cần phải cứng rắn hơn trong việc dạy con đúng cách. Tuy nhiên, khi con làm được một điều tốt, hãy động viên bé bằng một câu nói “chúc mừng con yêu, con làm rất tốt” để khích lệ trí não của bé định hướng được những điều nên làm và không nên làm. 

Hãy dạy trẻ cách nói lời cảm ơn và  xin lỗi 

Dạy trẻ phép lịch sự khi đi ăn tiệc

+ Hướng dẫn bé cách lựa chọn món ăn: Ban đầu, bố mẹ hãy dạy trẻ gọi chọn món ăn phù hợp với sở thích, sau đó hãy đưa ra quyết định cuối cùng và không nên thay đổi khi đã chọn món. Cách làm này vừa thể hiện phép lịch sự lại có thể tôn trọng những người xung quanh.

+ Không thay đổi chỗ ngồi: Trẻ em thường nô đùa, nghịch ngợm nên nhiều gia đình thường “chiều lòng” con bằng việc đưa cho chúng những tập giấy trắng hay đũa, thìa để đùa nghịch hoặc cho bé chạy nhảy lăng xăng trước bữa ăn. Điều này thực sự không tốt đối với trẻ nhỏ. Thay vào đó, hãy bắt trẻ ngồi yên ở một vị trí trong lúc chờ đợi, hoặc bạn có thể ngồi nói chuyện với con để chúng không cảm thấy chán nản. 

+ Hướng dẫn cách sử dụng thìa, dĩa, gia vị: Đi ăn uống ở nhà hàng, bữa tiệc sẽ là cơ hội tốt để bố mẹ dạy con cái phép lịch sự trên bàn ăn. Do đó, hãy hướng dẫn bé cách sử dụng các loại dao, dĩa, gia vị sao cho phù hợp với từng món ăn.

Đừng quên dạy con phép lịch sự trên bàn tiệc

Dạy trẻ phép lịch sự ở các phương tiện giao thông công cộng

Trẻ con thì luôn luôn hiếu động và thích đứng ở vị trí ra vào của xe bus. Cho nên, hãy dặn trẻ ngồi vào đúng vị trí của mình để không ảnh hưởng đến người lên xuống xe, đồng thời tránh được những nguy hiểm có thể xảy ra. Trường hợp, nếu bé vẫn không chịu hợp tác, hãy kể cho bé về các phong cảnh mà xe đi qua để gợi sự hứng thú cho trẻ.

Dạy trẻ phép lịch sự khi đến chơi nhà bạn 

+ Chấp hành nội quy của chủ nhà: Hầu hết, khi đến chơi nhà, người chủ luôn nồng nhiệt và dặn bé “cứ tự nhiên” nhưng cũng không vì thế mà để bé được thoải mái. Mẹ hãy dạy bé cách cư xử đúng mực như: không được nghịch ngợm đồ đạc trong nhà bạn, hoặc nhắc nhở bé không được nô nghịch quá đà,...

+ Có trách nhiệm: Mỗi khi chơi hoặc ăn xong, mẹ hãy nhắc trẻ thu dọn và sắp xếp đồ chơi gọn gàng, đúng chỗ như ở nhà mình, không nên để người lớn “can thiệp” sâu vào mỗi hoạt động của trẻ. Cách làm này sẽ giúp chủ nhà đánh giá cao về bé và không ngần ngại mời trẻ tới chơi nhà vào những lần sau.

>> Tại sao cần dạy kỹ năng sống cho trẻ

>> Bật mí 2 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ tốt nhất hiện nay

>> Con khỏe mạnh và thông minh nhờ phương pháp giáo dục của người Nhật

Dạy trẻ phép lịch sự khi ở các trung tâm mua sắm

+ Cẩn thận trước từng món hàng: Nếu chẳng may trẻ làm hỏng bất kỳ một món đồ nào thì cha mẹ hãy đưa bé đến quầy thu ngân và đền tiền cho món hàng đó. Trẻ sẽ thấy được trách nhiệm của mình trong chuyện trong chuyện này và sẽ rút kinh nghiệm ở những lần sau. Ngoài ra, cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu vì sao hành động đó lại không đúng và đừng quên bắt trẻ nhận lội trong trường hợp này.

Dạy con phép lịch sự khi đi mua sắm 

+ Chờ đợi tới lượt mình: Hãy dạy cho trẻ thói quen xếp hàng khi thanh toán nếu quầy đông người. Tuyệt đối không được chen ngang hoặc hét hò trong lúc đợi tính tiền. 

Luôn gõ cửa trước khi vào phòng ai đó.

- Phép lịch sự tối thiêu mà cho mẹ cần dạy con ngay từ khi còn bé, là phải luôn luôn gõ cửa trước khi vào phòng ai đó. Mỗi người cần có một khoảng khôn gian riêng tư, kể cả con nhỏ và được người khác tôn trọng. 

Không được chỉ tay vào mặt người đối diện

- Khi nói chuyện hành động chỉ tay vào người khác điều đó thể hiện thái độ săm soi làm đối phương cảm thấy rất khó chịu. Để các con hiểu được điều này là một điều không hề dễ, vậy nên cha mẹ hãy thử để con trải nghiệm cảm giác khó chịu đó, khi đã hiểu rồi thì trẻ sẽ không hành động như vậy nữa.

Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.

- Lấy tay che lại miệng khi ho hoặc hắt hơi đó là một cách thể hiện phép lịch sự mà ít bố mẹ để ý tới. Khi ta ho hoặc hắt hơi sẽ có nhiều vi khuẩn bay ra gây ô nhiễm cũng như khó chịu cho người xung quanh đặc biệt nơi đông người. Hãy dạy con lấy tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi.

Dọn dẹp sau khi ăn xong

- Đây là cách rèn luyện tính tư giác khi còn nhỏ độ tuổi từ 4 - 5  trẻ đã có đủ nhận thức những việc mình cần làm để giúp đỡ cha mẹ.

Để phát triển con cái tốt nhất và hiệu quả nhất thì bố mẹ có thể tham khảo khóa học "19 Tuyệt chiêu nuôi dạy con thành tài" của giảng viên Đào Ngọc Cường trên UNICA để lắng nghe, phát huy điểm mạnh của con, gần gũi con cái, thẩu hiểu con cái để nuôi dạy con một cách toàn diện và tốt nhất.

Khóa học  "19 Tuyệt chiêu nuôi dạy con thành tài"

Thông qua khóa học,  cha mẹ tìm ra tiếng nói chung với con cái trong độ tuổi phát triển thay đổi về tâm sinh lý. Hiểu được  đam mê, sở trường, sở thích, năng khiếu của con để có phương pháp giáo dục phù hợp, định hướng tương lai nghề nghiệp cho con sau này.

Xem toàn bộ khóa học tại đây

19 Tuyệt chiêu nuôi dạy con thành tài

Hy vọng, với những kiến thức bổ ích này, các bậc cha mẹ sẽ có một hành trang nuôi dạy con đúng cách hơn.


Tags: Đàm phán Giao tiếp

Video liên quan

Chủ Đề