Khu vực 1 2 3 là gì địa lý

Tổng sản phẩm trong nước [ GDP]

GDP là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

  • Tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới trung bình khoảng 3,6% và đạt 40,9 nghìn tỉ USD năm 2004, gấp 16 lần năm 1900.
  • Các nước phát triển chiếm 2/3 GDP toàn cầu.

Tổng thu nhập quốc gia [ GNI]

GNI bằng GDP cộng với phần chênh lệch giữa thu nhập nhân tố sản xuất từ nước ngoài trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

  • GDP = Tổng sản phẩm người Việt Nam làm ra + thu nhập của người nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam
  • GNI = GDP + Thu nhập của người Việt Nam từ nước ngoài gửi về - Thu nhập của người nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

GNI và GDP bình quân đầu người.

GNI và GDP bình quân đầu người bằng GNI và GDP chia cho tổng số dân ở thời điểm đó.

GNI/ người và GDP/ người là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng cuộc sống.

Cơ cấu ngành GDP.

- Các nước kinh tế phát triển thường có tỉ trọng dịch vụ rất lớn.

- Các nước đang phát triển có tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP khoảng 20- 30%.

- Xu hướng chung là giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ cả trong cơ cấu lao động và cơ cấu GDP.

Tại Việt Nam năm 1991 nông lâm ngư nghiệp có tỉ trọng lớn nhất, đạt trên 40% → 1992 thấp hơn dịch vụ, 1994 thấp hơn công nghiệp, xây dựng. Cho đến năm 2002 chỉ còn khoảng 23%, điều đó thể hiện quá trình CNH, hiện đại hóa đất nước ta tăng nhanh, nước ta đang chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.

+ Khái niệm về cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế là tương quan về tỉ trọng giữa 3 khu vực tạo nên nền kinh tế của một quốc gia. Ở nước ta năm 2003, tương quan đó là: khu vực 1 [ nông, lâm, ngư nghiệp] 21,8%. Khu vực 2 [ công nghiệp, xây dựng] hơn 40% và khu vực 3 [ dịch vụ], gần 38,2% [ tổng sản phẩm trong nước [GDP] tính theo giá thực tế.

Cơ cấu lãnh thổ tương quan về tỉ lệ giữa các vùng trong phạm vi quốc gia được sắp xếp một cách tự phát hay tự giác có chủ định. Trong một quốc gia có nhiều lãnh thổ, các vùng này phải được bố trí, quan hệ với nhau theo một tỉ lệ như thế nào đó để tạo điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng nói riêng và của cả nước nói chung.

Cơ cấu thành phần kinh tế là tương quan theo tỉ lệ giữa các thành phần kinh tế tham gia vào các ngành, lĩnh vực hay bộ phận hợp thành nền kinh tế.

Tiêu chí Ý nghĩa
GDP [ Tổng sản phẩm trong nước Là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm
GNI [ Tổng thu nhập quốc gia Là tổng thu nhập từ sản xuất và dịch vụ cuối cùng do công nhân của một nước tạo nên trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm . GNI = GDP + chênh lệch giữa thu nhập nhân tố sản xuất từ nước ngoài với thu nhập nhân tố sản xuất cho người nước ngoài.
GNI và GDP bình quân đầu người Bằng GNI và GDP chia cho tổng dân số ở thời điểm . Là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng cuộc sống.
Cơ cấu ngành trong GDP Thể hiện quy mô và tỉ trọng của mỗi ngành trong GDP. Thể hiện vị trí, tầm quan trọng của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân.


Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hệ cơ tương đối ổn định hợp thành.

II. Cơ cấu nền kinh tế

1. Khái niệm

- Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hệ cơ tương đối ổn định hợp thành.

- Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế là :

+ Tổng thể của các bộ phận [thành phần] hợp thành.

+ Các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ lệ nhất định.

2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế

a] Cơ cấu ngành kinh tế

- Một số khái niệm:

   + Cơ cấu kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.

   + Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế.

- Cơ cấu kinh tế gồm 3 nhóm: Nông – lâm – ngư nghiệp [khu vực I], công nghiệp - Xây dựng [khu vực II] và dịch vụ [khu vực III].

b] Cơ cấu thành phần kinh tế

- Cơ sở hình thành: Hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.

- Phân loại: Kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

c] Cơ cấu lãnh thổ

- Bao gồm: toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng.

- Có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Chủ Đề