Kiện hàng giá trị bao nhiêu đánh thuế nhập khẩu năm 2024

Công ty tôi có kiện hàng [nhãn dán sản phẩm-HS code: 4811410000] nặng 5 kg đặt bên Trung Quốc [do khách yêu cầu chung đặt bên đó] thông Fedex vận chuyển. Kiện hàng có giá trị $ 20. Khi vào Việt Nam thì công ty tôi có ủy quyền bên Fedex để khai báo hải quan.

Cuối cùng thì công ty tôi phải trả các phí sau: 1.Thuế nhập khẩu 2.Phi lưu kho 3.Phí H11

Vậy xin giải đáp cho tôi một số câu hỏi sau:

1.Tại sao kiện hàng của chúng tôi phải chịu thuế nhập khẩu ? [theo tôi được biết do giá trị kiện hàng của công ty tôi thấp hơn cước vận chuyển [do Fedex tính toán]-> do đó bị đánh thuế nhập khẩu, điều đó có đúng không?].

2.Nếu cước vận chuyển nhỏ hơn giá trị đơn hàng thì có bị đánh thuế nhập khẩu hay không? Giá trị đơn hàng + cước vận chuyển dưới bao nhiêu thì không phải mở tờ khai và trên bao nhiêu thì phải mở tờ khai

3.Có phải bất cứ kiện hàng theo loại hình H11 khi nhập về Việt Nam thì phải khai báo giá trị đơn hàng + cước vận chuyển và dựa vào đó để quyêt định có mở tờ khai hay không?

Trả lời qua ý kiến đã trao đổi

Tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 sửa đổi, bổ sung Điều 29 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định về miễn thuế đối với hàng hóa hóa có giá trị tối thiểu, hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh thì: “2. Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan từ 1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp từ 100.000 đồng Việt Nam trở xuống được miễn thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa có trị giá hải quan vượt quá 1.000.000 đồng Việt Nam hoặc có tổng số tiền thuế phải nộp trên 100.000 đồng Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với toàn bộ lô hàng; 3. Hàng hóa có tổng trị giá hải quan từ 500.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có tổng số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp từ 50.000 đồng Việt Nam trở xuống cho một lần xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”.

Tại điểm 5 khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định: “5. Hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa và hóa đơn thương mại; hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển đến Việt Nam bằng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh, không có hợp đồng mua bán và hóa đơn thương mại, trị giá hải quan là trị giá khai báo. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu”.

Đối chiếu với các quy định nêu trên: Trường hợp, cơ quan Hải quan có đủ căn cứ xác định trị giá kê khai của Công ty không phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu thì xác định lại trị giá hải quan theo quy định. Nếu trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định vượt định mức được miễn thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP nêu trên thì Công ty phải kê khai nộp thuế nhập khẩu đối với toàn bộ lô hàng.

Từ ngày 15/7/2023, mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường với hàng hóa Nhóm 63 được quy định như thế nào? – Thị Hồng [Quảng Bình].

Ngày 31/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 15/2023/QĐ-TTg quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15/7/2023.

1. Thuế suất thuế nhập khẩu thông thường với hàng hóa Nhóm 63.07

Căn cứ theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 15/2023/QĐ-TTg, mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường đối với hàng hóa Nhóm 63.07 [các mặt hàng đã hoàn thiện khác, kể cả mẫu cắt may] bao gồm áo cứu sinh và đai cứu sinh với mã hàng [6307.20.00] sẽ có mức thuế suất là 5%.

Tiện ích TRA CỨU MÃ HS

Thuế suất thuế nhập khẩu thông thường với hàng hóa Nhóm 63 từ ngày 15/7/2023

2. Đối tượng áp dụng Quyết định 15/2023/QĐ-TTg

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quyết định 15/2023/QĐ-TTg, đối tượng áp dụng bao gồm:

- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

- Cơ quan hải quan, công chức hải quan.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi thực hiện chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.

3. Việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quyết định 15/2023/QĐ-TTg, việc áp dụng thuế suât thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện như sau:

- Biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định 15/2023/QĐ-TTg gồm:

+ Danh mục [mô tả hàng hóa và mã hàng 08 chữ số] của các mặt hàng có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 0% quy định tại Mục I, Mục II Phụ lục II Nghị định 26/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ quy định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

+ Mức thuế suất thông thường quy định cho từng mặt hàng tại Biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 15/2023/QĐ-TTg.

- Hàng hóa nhập khẩu không có tên trong Danh mục của Biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 15/2023/QĐ-TTg và không thuộc trường hợp hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì áp dụng mức thuế suất thông thường bằng 150% mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Phụ lục II Nghị định 26/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ.

Điều 9. Thời hạn nộp thuế - Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật Hải quan 2014, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.

2. Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật Hải quan 2014 được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019.

Chủ Đề