Kiểu gen của cơ thể bố đem lai là

Đáp án D


Cơ thể được tạo ra từ phép lai giữa hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác biệt nhau về hai cặp tính trạng có kiểu gen dị hợp tử tất cả các cặp gen.


Trong phép lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình chính là tỉ lệ giao tử sinh ra ở cơ thể có kiểu gen dị hợp.


Theo bài ra ta có: A_bb + aaB_ = 70% Ab + aB = 70% Có xảy ra hoán vị gen với tần số 30%.

Đáp án : D

Ta có kiểu hình de/de ở đời con nằm trong khoảng 6,25% đến 25%

Thật vậy.

-  Tỉ lệ de/de cao nhất  không xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới

mỗi bên cho giao tử de = 50%

tỉ lệ de/de đời con là 0,5 x 0,5 = 0,25 = 25% [ đây là tỉ lệ cao nhất]

-  Tỉ lệ de/de thấp nhất  hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số bằng 50%

 F1 cho giao tử de = 25%

 tỉ lệ de/de đời con là 0,25 x 0,25 = 0,0625 = 6,25%

Tần số  kiểu hình của cơ thể  có kiểu gen de/de  nằm trong khoảng :  6,25%  < x < 25 %

Đáp án D không thỏa mãn

Quy luật phân li và quy luật phân li độc lập là hai quy luật cơ bản trong Di truyền học của G.J. Menden nói về phép lai một hay nhiều cặp tính trạng do các gen khác nhau quy định nằm trên các cặp NST khác nhau. Dạng bài tập xác định kiểu gen của đời bố mẹ [P] là một trong các dạng bài tập hay xuất hiện trong các đề thi,. Bài viết này sẽ sơ lược về phương pháp tìm kiểu gen P và nhận diện quy luật của Menden để các bạn cùng tham khảo.

   I. TÌM KIỂU GEN CỦA BỐ MẸ [P]
   1. Dựa vào kiểu gen riêng của từng loại tính trạng:  Xét riêng kết quả đời con lai F1 của từng loại tính trạng

    a. F1 đồng tính:


    + Nếu P có kiểu hình khác nhau thì F1 nghiệm đúng định luật đồng tính của Menden 
 tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội và thế hệ P đều thuần chủng: AA x aa.     + Nếu P cùng kiểu hình và F1 mang tính trạng trội thi một trong hai P có kiểu gen đồng hợp trội AA, P còn lại có thể là AA hoặc Aa.

    + Nếu P không rõ kiểu hình và F1 mang tính trạng trội, thì một trong hai P là đồng hợp trội AA, P còn lại tùy ý: AA, Aa, aa. 

    b. F1 phân tính nếu có tỷ lệ: - F1 phân tính tỷ lệ 3:1

F1 nghiệm đúng định luật phân tính của Menden  tính trạng 3/4 là tính trạng trội, 1/4 là tính trạng lặn và P đều dị hợp: Aa x Aa.


Chú ý: Trong trường hợp trội không hoàn toàn, tỷ lệ kiểu gen F1 là  1:2:1, trong trường hợp có gen gây chết ở trạng thái đồng hợp sẽ là 2 : 1.
-  F1 phân tính theo tỷ lệ 1:1
F1 là kết quả đặc trưng của phép lai phân tích thể dị hợp  một bên P có kiểu gen dị hợp là Aa, bên còn lại là aa.
 F1 phân tính không rõ tỷ lệ
Dựa vào cá thể mang tính trạng lặn ở F1 là aa  P đều chứa gen lặn a, phối hợp với kiểu hình của P suy ra được kiểu gen của P.

   2. Kiểu gen chung của nhiều loại tính trạng:
    a. Trong phép lai không phải là phép lai phân tích  Kết hợp kết quả về kiểu gen riêng của từng laoji tính trạng với nhau:

Ví dụ: Ở Cà chua A; quả đỏ; a :quả vàng

                             B: quả tròn; b: quả bầu dục. Cho lai 2 cây cà chua chưa rõ kiểu gen và kiểu hình với nhau thu được F1 gồm 3 cây đỏ, tròn : 3 đỏ, bầu dục : 1 vàng, tròn: 1 vàng, bầu dục. Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Tìm kiểu gen cây thuộc thế hệ P. Giải: Xét riêng từng cặp tính trạng:

        F1 gồm [3 +3] đỏ : [1 + 1] vàng = 3 đỏ : 1 vàng [theo đinh luật đồng tính]  P: Aa x Aa


        F1 gồm [3 +1 ]tròn : [3 +1 ] bầu dục = 1 tròn: 1 bầu dục [lai phân tích dị hợp]  P: Bb x bb
         Xét chung: kết hợp kết quả về kiểu gen riêng của mỗi laoji tính trạng ở trên, suy ra kiểu gen P: AaBb x Aabb

    b. Trong phép lai phân tích:
Không xét riêng rẽ từng loại tính trạng mà phải dựa vào kết quả của phép lai để xác định tỷ lệ và thành phần gen của mỗi loại giao tử sinh ra Kiểu gen của cá thể đó.

II. CÁCH NHẬN ĐỊNH QUY LUẬT DI TRUYỀN
   1. Căn cứ vào phép lai không phải là phép lai phân tích:

 - Tìm tỷ lệ phân tính về kiểu hình ở thế hệ con đối với mỗi loại tính trạng.
 - Nhân tỷ lệ kiểu hình riêng rẽ của loại tính trạng này với tỷ lệ kiểu hình riêng rẽ của loại tính trạng kia. Nếu thấy kết quả tính được phù hợp với kết quả của phép lai 

 2 cặp gen quy định 2 loại tính trạng đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau, di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menden [trừ tỷ lệ 1 : 1 nhân với nhau]. Ví dụ: Cho lai 2 thứ cà chua: quả đỏ thân cao với quả đỏ thân thấp thu được 37,5% quả đỏ, thân cao : 37,5% quả đỏ, thân thấp : 12,5% quả vàng, thân cao : 12,5% quả vàng, thân thấp. Biết rằng mỗi tính trạng quy định một gen. Giải:  + Xét riêng từng tính trạng ở thế hệ con [37,5% + 37,5%] đỏ : [12,5% + 12,5%] vàng = 3 đỏ : 1 vàng.

[

37,5% + 37,5%] cao : [12,5% + 12,5%] thấp = 3 cao : 1 thấp
+ Nhân hai tỷ lệ với nhau: [3 đỏ : 1 vàng].[1 cao : 1 thấp] = 3 đỏ cao : 3 đỏ thấp : 1 vàng cao: 1 vàng thấp. Phù hợp với phép lai trong đề bài.  Vậy 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nằm trên 2 cặp NST khác nhau.

    2. Căn cứ vào phép lai phân tích: - Không xét riêng rẽ từng loại tính trạng mà dưa vào kết quả phép lai để xác đinh tỷ lệ và loại giao tử sinh ra của các cá thể. cần tìm.

- Nếu kết quả lai chứng tỏ cá thể dị hợp kép cho ra 4 loại giao tử tỷ kệ bằng nhau 2 cặp gen đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau.

Chú ý: cách nhận định quy luật phân ly độc lập cũng là một trong những phương pháp xác định các gen quy đinh các tính trạng khác nhau cùng nằm trên 1 NST [liên kết gen hoặc hoán vị gen] hay các NST khác nhau.

Chúc các bạn hoc tốt!

Mod Sinh học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 3: Lai một cặp tính trạng [tiếp theo] giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 3 trang 11: Hãy xác định kết quả của những phép lai sau :

P Hoa đỏ Hoa trắng
AA aa
P Hoa đỏ Hoa trắng
Aa aa

– Làm thế nào để xác định được kiểu gen mang tính trạng trội ?

– Điền từ thích hợp vào những chỗ trống trong câu sau đây:

Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng …… cần xác định ……. với những cá thể mang tính trạng ………. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp ……….., còn nếu kết quả phép lai là phân tích thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp…………

Trả lời:

– Để xác định kiểu gen mang tính trạng trội ta phải thực hiện phép lai phân tích, lai cá thể đó với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là:

+ 100% cá thể mang tính trạng trội, thì đối tượng có kiểu gen đồng hợp trội.

+ 1 trội: 1 lặn thì đối tượng có kiểu gen dị hợp

– Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với những cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp AA, còn nếu kết quả phép lai là phân tích thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp A

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 3 trang 12: Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào?

Trả lời:

Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai phân tích. Lai phân tích là phép lai giữa cá thể có kiểu hình trội [ AA hoặc Aa] với một cá thể có kiểu hình lặn [aa], mục đích là kiểm tra kiểu gen của kiểu hình trội là thuần chủng hay không thuần chủng. Nếu con lai xuất hiện tỉ lệ 100% thì cá thể có kiểu hình trội đem lai là thuần chủng [ AA], nếu xuất hiện tỉ lệ 1:1 thì cá thể đem lai là dị hợp hợp tử [ Aa]

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 3 trang 12: – Quan sát hình 3, nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F1, F2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của Menden.

– Điền những cụm từ thích hợp vào những chỗ trống thích hợp trong câu sau:

Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện ……. giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là ……

Trả lời:

Đặc điểm Trội không hoàn toàn Thí nghiệm của Menden
Kiểu hình ở F1 Tính trạng trung gian Tính trạng trội
Kiểu hình ở F2 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn 3 trội : 1 lặn

Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1

Bài 1 [trang 13 sgk Sinh học 9] : Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?

Lời giải:

Cá thể có kiểu hình trội có thể là thuần chủng [thể đồng hợp trội] hoặc không thuần chủng [thể dị hợp]. Vì vậy để xác định được kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội cần tiến hành phép lai phân tích. Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.

Bài 2 [trang 13 sgk Sinh học 9] : Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?

Lời giải:

Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế cao.

Bài 3 [trang 13 sgk Sinh học 9] : Điền nội dung phù hợp với những ô trống ở bảng 3

Bảng 3. So sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn

Đặc điểm

Trội hoàn toàn

Trội không hoàn toàn

Kiểu hình F1 [Aa]
Tỉ lệ kiểu hình ở F2
Phép lai phân tích được dùng trong trường hợp

Lời giải:

Đặc điểm

Trội hoàn toàn

Trội không hoàn toàn

Kiểu hình F1 [Aa] Đồng tính [trội át lặn] Biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 Phân li: 3 trội, 1 lặn Phân li: 1 trội, 2 trung gian, 1 lặn
Phép lai phân tích được dùng trong trường hợp

Bài 4 [trang 13 sgk Sinh học 9] : Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì ta thu được:

a] Toàn quả vàng

b] Toàn quả đỏ

c] Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng

d] Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng

Hãy lựa chọn ý trả lời đúng.

Lời giải:

Đáp án: b.

Giải thích: Cây cà chua quả đỏ thuần chủng có kiểu gen AA. Ta có sơ đồ lai:

Video liên quan

Chủ Đề