Ký hiệu NC là gì

Công tắc - Nút nhấn - Rơ le trung gian và ứng dụng

1. Công tắc


Công tắc là thiết bị có các cơ cấu tiếp điểm giúp đóng/mở, bật/tắt mạch điện.

Công tắc giữ duy trì 1 trong 2 trạng thái là đóng hoặc mở.

Công tắc thì có nhiều loại, thông dụng là loại 1 chiều và loại 2 chiều. Loại 2 chiều thường áp dụng trong mạch điện cầu thang

Ký hiệu công tắc 1 chiều

Ký hiệu công tắc 2 chiều


2. Nút nhấn

Là một loại thiết bị duy trì một trạng thái tiếp điểm thường mở NO hoặc thường đóng NC. Trạng thái nút nhấn sẽ đảo trạng thái khi bị tác động và trở lại trạng thái ban đầu khi tác động đó kết thúc. Cũng có một số nút nhấn duy trì trạng thái khi bị tác động gọi là nút nhấn dính, nó hoạt động giống công tắc.


Ký hiệu nút nhấn
Nút nhấn thường mở NO: Bình thường tiếp điểm thường mở được duy trì bởi lò xo, khi nhấn nút nhấn các tiếp điểm được đóng lại và trở lại trạng thái ban đầu khi nhả tác động nhấn nút nhấn.

Nút nhấn NO thường dùng để truyền một tín hiệu điện.

Nút nhấn thường đóng NC: Bình thường tiếp điểm thường đóng được duy trì bởi lò xo, khi nhấn nút nhấn các tiếp điểm được mở ra và trở lại trạng thái ban đầu khi nhả tác động nhấn nút nhấn.


Nút nhấn NC thường dùng để làm các tiếp điểm ngắt mạch điện, như nút dừng khẩn cấp Emergency khi nhấn thì mạch điện sẽ được ngắt, muốn trở lại trạng thái ban đầu thì xoay nút nhấn theo chiều kim đồng hồ.

3. Rơ le trung gian là gì?


Rơ le trung gian là một công tắc chuyển tiếp bằng điện, nó gồm 1 nam châm điện và các tiếp điểm NO và NC.

A-B: Đầu cấp điện cho cuận hút.
M: Cần gạt
1-2-3: Các tiếp điểm.

NO: [Normaly Open] Các tiếp điểm thường mở 2-3, khi cuận hút được cấp điện thì tiếp điểm 2 - 3 này sẽ đóng lại và được tiếp xúc với nhau.
NC: [Nomaly Close] Các tiếp điểm thường đóng 1-2, khi cuận hút được cấp điện thì tiếp điểm 1-2 này sẽ mở ra và không được tiếp xúc với nhau.

Các tiếp điểm NO và NC này sẽ là những công tắc giúp đóng mở mạch điện tùy ứng dụng mình áp dụng.
Như hình trên:
Tiếp điểm 7-8 là cấp điện cho cuận hút.
Tiếp điểm 1-5, 2-6 là các tiếp điểm thường đóng NC.
Tiếp điểm 3-5, 4-6 là các tiếp điểm thường mở NO.

Phương thức hoạt động của Relay:



Ví dụ:

Sử dụng công tắc: để điều khiển rơ le đóng ngắt mạch điện điều khiển đèn sáng và tắt.

Vì Công tắc sẽ duy trì tiếp điểm đóng/mở nên khi bật công tắc sẽ cấp điện cho role qua 2 chân 7-8, khi đó tiếp điểm NO K1 3-5 của role sẽ đóng lại và cấp điện cho đèn.

Sử dụng nút nhấn: để điều khiển rơ le đóng ngắt mạch điện điều khiển đèn sáng khi ấn [ON] và tắt khi nhả nút nhấn [OFF].

Nút nhấn ON sẽ cấp điện cho cuận hút role để mạch làm việc, tiếp điểm K2 của role để duy trì mạch qua tiếp điểm NO 4-6 khi nút nhấn ON được nhả ra. Nút nhấn thường đóng OFF để ngắt mạch điện - tắt đèn.

Qua ví dụ trên ta tự thấy tác dụng của công tắc, nút nhấn và role rõ hơn.
Tags: Điện, Điện công nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề